Tôi tự học

03:58 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Sáu, 2010

Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí gia trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà khoa học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhờ vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc. Người nói : "Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi".

Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo : "Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kĩ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu nhập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?"

Các nhà bác học uyên thâm nhất lại cặm cụi cả năm trời mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi rồi vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: "Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ ".

Nhà thông thái trở về,và sau một tháng trở vào triều, cầm theo câu tư tưởng tinh hoa của tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà : "Con người sinh ra yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong... "

Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: "Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cá!".

Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoín, thì trong những ý kiến các trí gia xưa nay ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: "Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”.

Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì?

Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: "Hoàn Công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc,bỏ chàng, đục, chạy lên thưa với nhà vua:

- "Xin hỏi nhà vua học những câu gì thế ?"

Hoàn Công nói:

- “Ta đọc những câu của Thánh nhân.

- Thánh nhân hiện còn sống không?

- Đã chết cả rồi?

- Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là cặn bã của cố nhân đấy thôi.

- À,anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lí thì ta tha, bằng không có lí ta bắt tội.

Người thợ mộc nói :

"Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nêu ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe...

Người xưa đã chết, thì cái hay của họ khó truyền lại được tưởng cũng như đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi.

Thật có đúng như lời của Alain đã nói :

Văn hóa là một cái gì không thể truyền, mà cũng không thể tóm tắt lại được".

Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài.

Tôi là người trước đây đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tôi là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường lại cảm thấy bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tôi không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không tiêu hóa được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa" rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này mà có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tôi nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: "Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy". Đó là trường hợp của tôi. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tôi cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.

Trước đây, về vấn đề này, tôi đã có cho xuất bản hai quyển Óc sáng suốtThuật tư tưởng. Quyển "Tôi tự học" này chỉ để bổ túc hai quyển trước mà thôi. Bởi vậy, nếu bạn đọc nhận thấy rằng đề cập đến vấn đề học hỏi mà bỏ qua vấn đề luyện trí nhớ, tập quan sát, luyện giác quan, cũng như phương pháp suy luận là một điều thiếu sót lớn, thì xin các bạn nên biết cho rằng những vấn đề ấy đã được bàn rất rộng trong hai quyển đã kể trên. Lắm khi cũng có một vài vấn đề đem ra bàn lại, dĩ nhiên là với nhiều tài liệu phong phú hơn được bàn rộng về nhiều khía cạnh hơn.

Đây, là một mớ nguyên tắc, không phải chỉ tự mình tìm ra, mà phần nhiều là của những bậc tiền bối cổ kim, đã giúp ích tôi rất nhiều trong con đường học vấn. Những kinh nghiệm của tôi trong thời gian tự học thường chỉ dùng để bàn rộng và bình phẩm những nguyên tắc do các bậc đàn anh chỉ dẫn. Dĩ nhiên là khi biên chép lại, đã nhìn nhận rằng nó đã giúp được rất nhiều cho mình, và như thế cũng có nghĩa là rất có thể nó sẽ không giúp ích gì cho những ai khác có những thiên tư cùng năng khiếu khác mình. Vì vậy, mới có tên làm tựa sách là Tôi tự học mà không dám đề là Tự học suông, như các sách cùng loại đã xuất bản. Như vậy, những thiếu sót, hoặc vụng về, hoặc sai lạc đều là do những kinh nghiệm còn nhiều bỡ ngỡ của tôi. Seignobos, Désiré Roustan, Marchel Prévost, Jean Guittton, Jules Payot, Gustave Rudler, là những học giả mà tôi chịu nhiều ảnh hưởng nhất, không phải về tư tưởng mà về phương pháp tự học.

Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn...Có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", “chấp nhất” của những đầu óc hẹp hòi. "Óc hẹp hòi", theo Charles Baudoin, “là những đầu óc không thưởng thức nổi những gì mình không ưa thích". Ông lại nói: “Từ sự không có văn hoá đến lòng thiên chấp, chỉ có một bước mà thôi" (De l’inculture à l’intolérance, il n’y a qu’un pas). Thật có như vậy.

Người có văn hóa cao là người mà tâm hồn thật cao rộng, dung nạp được tất cả mọi ý kiến dị đồng, không có những thành kiến hay tư tưởng một chiều, bao giờ cũng nhìn thấy tất cả mọi mặt trái của sự đời. Bởi vậy, muốn có được một tâm hồn cao rộng ít ra phải có một nền học thức rộng đủ mọi mặt, kiêm cả đông tây, kim cổ. Kẻ nào tin tưởng một cách quả quyết rằng chỉ có mình nắm được chân lí tuyệt đối là kẻ không thể có lòng khoan dung rộng rãi. Nhất là không thể là một nhà tâm lí sâu sắc được.

Học rộng sẽ giúp ta đi từ "tuyệt đối luận" qua "tương đối luận ", biết vượt lên trên những lập trường eo hẹp hạn định của một hệ thống tư tưởng khác không hợp với lòng ưa thích của mình. Người học thức rộng là người biết thưởng thức tất cả mọi hình thức văn hóa bất luận đông tây hay kim cổ.

Đầu óc hẹp hòi hay suy nghĩ có một chiều, nên dễ sinh ra cuồng tín. Cuồng tín là tai họa ghê gớm nhất của thời đại, bất cứ là thời đại nào. Trừ bớt được nó chút nào, may ra chỉ có văn hóa. Như vậy, phải chăng văn hóa là một trong nhiều phương tiện tranh đấu để đem lại tình thương và hòa bình cho nhân loại ? Đó là mục tiêu cao nhất của văn hóa : Làm cho con người hoàn thành sứ mạng của con người.


Mục lục

Tựa

Chương thứ nhất

Thử tìm một định nghĩa

A. Thế nào là người học thức?
B. Học để làm gì?
C. Thế nào là bậc thiên tài?

Chương thứ hai

Những yếu tố chính

A. Học vấn và thời gian?
B. Cái học về bề rộng và bề sâu
C. Cố gắng là điều kiện đầu tiên của sự tiến bộ tinh thần
D. Cố gắng mà được bền là nhờ có sự hứng thú làm hậu thuẫn
E. Biết tổ chức sự hiểu biết của mình
F. Óc phê bình
G. Biết mình là cái học đầu tiên của người trí thức
H. Học để thành công trong con đường xử thế
I. Óc tinh nhuệ
J. Biết tuyển chọn

Chương thứ ba

Những điều kiện thuận tiện cho sự tự học

A. Thời giờ
B. Tinh thần tản mát
C. Đời sống đơn giản là thế nào?
D. Sự tập trung tinh thần
E. Óc tổng quan
F. Óc nhân quả
G. Óc tế nhị
H. Óc thán thưởng

Chương thứ tư

Những phương tiện chính

A. Đọc sách

1. Thế nào là sách hay?
2. Đọc sách để tìm hiểu mình

B. Phải đọc sách cách nào?

1. Tính cách tôn nghiêm của sự đọc sách
2. Chỉ đọc những tác phẩm hay
3. Sách “gối đầu giường”
4. Uống nước tận nguồn
5. Sách quá nhiều chú giải
6. Đọc sách cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần
7. Cần đọc những sách cao hơn tầm hiểu biết của mình
8. Đối với bất cứ sách nào, phải dành cho nó một tấm lòng thiện cảm và thông cảm
9. Cần ôn lại những gì đã hiểu biết hoặc suy nghĩ về vấn đề của quyển sách đã nêu ra
10. Cần đồng hóa và phản động lại với quyển sách
11. Đọc sách cần đặt cho mình trước một câu hỏi hay một vấn đề tìm kiếm
12. Làm thế nào để nghiên cứu một hệ thống tư tưởng
13. Làm cách nào để hiểu biết được một học thuyết mới
14. Cái hại của những sách toát yếu
15. Viết lại những gì mình đã học
16. Đọc sách cần xem bảng mục lục

Chương thứ năm

Đọc những gì

I. Đọc tiểu thuyết tâm lí
II. Đọc sử
III. Đọc báo
IV. Đọc những sách về thiên văn và địa lí

Chương thứ sáu

Học những gì

A. Học viết văn
B. Học dịch văn

Chương thứ bảy

Ba yếu tố chính của một nền văn hóa vững vàng

A. Óc khoa học
B. Óc triết học
C. Biết xúc cảm

Chương thứ tám

Một vài nguyên tắc làm việc

1. Nguyên tắc thứ nhất: Đi từ dễ đến khó
2. Nguyên tắc thứ hai: Làm việc đều đều không gián đoạn
3. Nguyên tắc thứ ba: Khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên
4. Nguyên tắc thứ tư: Biết lựa chọn
5. Nguyên tắc thứ năm: Quý thời giờ làm việc và đặt cho nó thành một kỉ luật.
6. Nguyên tắc thứ sáu: Biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một
7. Nguyên tắc thứ bảy: Làm việc gì thì làm cho hoàn tất.
8. Nguyên tắc thứ tám: Có một sức khỏe dồi dào

Kết luận

Phụ lục – Lời hay ý đẹp

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Sự học ngày nay: Ít "bậc thầy" đúng nghĩa?

    12/11/2019Lại Nguyên ÂnGiữa tháng 1, nhà văn Lại Nguyên Ân gửi tới VietNamNet bài viết đưa ra "một cách lý giải về sự học và tình thầy trò ngày nay, cho rằng, khi mà học tập là một phần việc mà mỗi người phải theo đuổi suốt đời, khả năng “làm thầy” thiên hạ bao giờ cũng rất hạn hẹp...
  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Không gian tinh thần

    15/08/2017Nguyễn Trần BạtNgày nay chúng ta không thể chỉ bàn đến tự do như là quyền tự nhiên cổ xưa nữa, tự do hiện đại phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Quyền con người bao giờ cũng được thể hiện trên cơ sở những khía cạnh như vậy. Không có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do thì không có quyền tự do kinh tế. Không có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú thì con người không có các quyền tự do xã hội.
  • Thời gian là vốn quý...

    27/05/2017Nguyên Minh (Theo Hoằng pháp)Chúng ta thường cảm thấy mình thiếu thốn về món này, món khác... nhưng rất ít khi cảm thấy mình thiếu thốn thời gian. Nói một cách chính xác hơn, sự quan tâm đến tính chất hạn chế của thời gian thật ra chỉ là vì chúng ta cảm thấy không có đủ để cho chúng ta làm được điều này điều nọ...
  • Cái đọc với người viết

    28/10/2016Hoài NamSự đọc cần cho tất cả những ai yêu chuộng tri thức, yêu chuộng một đời sống tinh thần phong phú; riêng với người viết, đọc trở thành một điều kiện mang tính cốt tử nếu người viết thực sự muốn sống chết với nghề viết, thực sự muốn tạo lập những giá trị văn chương có thể không bị bụi thời gian che phủ; nói cách khác, phải đọc, nếu người viết muốn hiện diện với tư cách một người viết chuyên nghiệp...
  • Đọc và nghe nhìn

    14/08/2016Nguyên NgọcBàn về cái thường được gọi là "văn hóa đọc hiện nay", thoạt đầu tôi đã định viết: "Sách... và cách mạng", nhưng rồi nghe to lớn và nghiêm trọng quá, nên đã bỏ đi. Tuy nhiên, nếu nói "và cách mạng" thì cũng không sai...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Văn hóa đọc: Cơ hội và thách thức

    04/12/2009Phạm ĐứcKhông có gì khó khăn khi hàng ngày mỗi người tự bỏ ra khoảng 15 - 30 phút đọc sách, báo, tác phẩm văn học… để tiếp nhận tri thức của nhân loại khá dễ dàng, thế nhưng, cơ hội đó đang bị nhiều bạn trẻ thờ ơ trước sự lấn át của công nghệ thông tin.
  • Bàn về quốc học

    23/11/2009Phạm QuỳnhQuốc học không phải là một vật có thể giấu giếm đi được hay là cần phải tìm tòi mới ra. Nếu quả có thật thì nó sờ sờ rõ rệt ra đó, ai còn chối được, mà phải đến người nọ nói có, người kia nói không!
  • Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo

    19/08/2009TS. Hồ Bá ThâmTrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thực hiện kinh tế tri thức thì vẫn cần văn hóa thông minh nhưng chủ yếu là cần có văn hóa sáng tạo cả trong quản lý lãnh đạo, trong sản xuất kinh doanh, trong khoa học, công nghệ và trong văn hóa nghệ thuật mà trong đó cốt lõi là phát triển mạnh năng lực tư duy sáng tạo cả về lý luận và thực hành. Không có văn hóa và năng lực sáng tạo như vậy không thể có nhiều nhân tài, không thể có tiến bộ cho dân tộc, không thể tiến lên văn minh và xã hội chủ nghĩa. Coi nhẹ tư duy sáng tạo, coi nhẹ nhân tài thì tất yếu sẽ bị tụt hậu.
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Một vấn đề ngôn ngữ học

    15/04/2009Phạm QuỳnhSự cuồng tín đối với tiếng mẹ đẻ này khởi từ cuộc xung đột nổi tiếng chia rẽ nước Bỉ giữa người Flamand và người Wallon. Cũng còn thấy nó ở đáy sâu của phong trào ly khai đã và đang khuấy động miền Alsacevừa giành lại được. Một tác giả nổi tiếng, ông RENÉ GILLOUIN, đã viết cả một cuốn sách về những xung đột ngôn ngữ này, cuốn sách nhan đề Từ Alsace đến Flandre: tính thần bí ngôn ngữ học. Quả thực, trong mối liên hệ của con người đối với tiếng mẹ đẻ của họ có một thứ tính chất thần bí và đó là một trong những thế lực đang tác động tới thế giới hiện đại.
  • Tăng cường nghiên cứu phương thức tư duy, phát huy năng lực sáng tạo triết học

    19/02/2009Trần Trung Lập - Người dịch: Th.S Trần Thúy NgọcTrên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của phương thức tư duy đối với sự phát triển xã hội, trong bài viết này tác giả đã phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa phương thức tư duy và phát triển xã hội, coi đổi mới phương thức tư duy là điều kiện cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển. Theo tác giả, hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những mặt trái giữa thực tiễn sản xuất và thực tiễn khoa học đặt ra nhu cầu bức thiết phải đổi mới phương thức tư duy. tuy nhiên, sự tối ưu hoá phương thức tư duy nhất thiết phải là một quá trình.
  • Tốc độ của sự đọc

    04/12/2007Nguyễn VinhTốc độ đọc nhanh có khi thể hiện khả năng phi thường và cũng có lúc phơi bày sự phô trương vồ vập của độc giả...
  • Tư duy và thực tại

    12/11/2007SorosTôi bắt đầu với quan hệ giữa tư duy và thực tại, đặc biệt khi nó liên quan đến những chuyện xã hội. Tôi cần chứng tỏ cái gì là cái làm cho sự hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu. Tri thức không vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, nhưng khi đến các tình thế trong đó chúng ta là những người tham gia tích cực chúng ta không thể đặt cơ sở cho quyết định của mình chỉ riêng trên tri thức...
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Quản lý thời gian hiệu quả

    03/05/2007Sưu tầmNếu như bạn thực sự nỗ lực nghiêm túc để nâng cao những kỹ năng quản lý thời gian của bản thân mình thì sẽ thấy ngay sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Bản chất của nhận thức và vai trò của nó trong việc sáng tạo khái niệm, phạm trù

    31/12/2006Hoàng Mỹ HạnhTrong bài viết này cố gắng hệ thống hoá những ý kiến của các nhà kinh điển của triết học Mác xoay quanh vấn đề bản chất của nhận thức và vai trò củanó trong việc sáng tạo nên các phạm trù...
  • Những “viên gạch” thời gian

    08/10/2006Trần Phương Minh (Dịch từ Entrepreneur)Quản lý thời gian chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Và thật ngạc nhiên khi nghệ thuật quản lý, sắp xếp thời gian một cách hiệu quả lại đến từ trò chơi của trẻ con với những viên gạch xếp hình đầy sáng tạo...
  • Thời gian thực hiện các kế hoạch chiến lược

    08/09/2006Trương Thanh HằngViệc lên thời gian biểu cho các kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào đặc điểm, nhu cầu của công ty cũng như các yêu cầu cấp thiết của môi trường bên ngoài. Ví dụ đơn cử như đối với những công ty có sản phẩm và các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế biến động mạnh thì các kế hoạch nên được thực hiện thường xuyên.
  • Lên lịch làm việc

    26/07/2006Jobvn/Yêu thời trangCó đôi khi, vì quá nhiều việc mà bạn không biết phải làm việc nào trước, việc nào sau. Thời gian và công việc cứ “lộn tùng phèo”, chẳng thể kiểm soát vì việc này chưa xong lại phải lo giải quyết việc khác. Kiểu làm việc này không thể mang lại hiệu quả và luôn gây bực bội...
  • Việc sử dụng thời gian rảnh rỗi

    13/07/2006Rảnh để làm gì?Thư nhàn là một câu trả lời cho câu hỏi đó, nhưng đa số người Mỹ hiện nay đưa ra câu trả lời đó đều muốn nói rảnh để chơi, vui, giải trí, thậm chí ngủ. Triết gia Aristotlenói ngược lại với những điều này. Ông mang đến cho chúng ta lời khuyên tốt nhất về vấn đề nhàn rỗi trong xã hội chúng ta ngày nay và sẽ trở nên vấn đề nghiêm trọng hơn trong những năm tới khi tuần làm việc chỉ còn 30 hoặc thậm chí 25h....
  • Văn hoá học là gì?

    02/07/2006A. Ia. Phlier (Từ Thị Loan dịch)Văn hoá học là khoa học hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn, như một chức năng đặc biệt và như tính tình thái của tồn tại con người...
  • Cần có một nền học của ta và cho ta?

    23/06/2006Phan Đình Diệu (2004)Gần một trăm năm trước, trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi..... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật....
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Thời gian

    11/01/2006Làm chủ thời gian chính là chọn cách sống một cuộc sống có ý thức và luôn biết những gì mà mình làm và lý do tại sao mình làm những việc đó. Leo Tolstoy đã viết: "Chỉ có một thời điểm quan trọng - THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI! Đó là thời điểm quan trọng nhất bởi đó là thời điểm mà chúng ta có một chút gì đó quyền lực nào đó để có thể tác động và làm thay đổi nó”.
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Đừng để thời gian trở thành chi phí

    28/11/2005Nguyễn Tân KỷChúng ta đều biết, thời gian là vàng bạc. Thời gian là một thứ tài sản đặc biệt cần phải quan tâm và quản lý. Nhưng khi bị cuốn vào công việc, chúng ta thường quên mất giá trị của nó. Điều hay gặp phải trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cách thức và tần suất họp. Họp thế nào để có kết quả?
  • Để "quản lý" thời gian

    23/09/2005Thời gian có khi trôi vùn vụt mà bạn chưa kịp làm xong điều muốn làm? Có khi lại trôi qua thật nhàn rỗi? Bạn đã biết cách quản lý thời gian?
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Thời gian của bạn

    07/07/2005Thời gian là cuộc sống của bạn. Do vậy, trở thành người biết làm chủ thời gian là rất cần thiết. Nếu bạn chưa đọc qua Những nguyên tắc hành động hay viết ra những nhiệm vụ của mình thì hôm nay chỉ là một ngày, lúc này chỉ là một thời điểm mà thôi. Nếu bạn bị định hướng sai thì việc bạn đang tiến triển mọi việc nhanh như thế nào cũng không thành vấn đề.
  • Văn hoá đọc

    15/01/2004Một đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của văn hoá đọc...
  • Ba câu hỏi để đọc chủ động

    13/08/2003Làm thế nào để đọc nhanh và có thể nắm bắt được chính xác những thông tin bổ ích và thú vị cho công việc mà bạn phải hoàn thành? Câu hỏi này được đặt ra với Ronald Gross (RG), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tự học...
  • Kỹ năng Đọc sách và tài liệu

    11/08/2003Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở...
  • Để tiết kiệm quỹ thời gian

    29/06/2003Đời người thật ngắn ngủi. Quỹ thời gian của mỗi người rất hạn hẹp so với yêu cầu sử dụng. Vậy làm thế nào để tiết kiệm được thời gian một cách triệt để nhất?
  • xem toàn bộ