Cộng trừ nhân chia đời người

08:40 SA @ Thứ Ba - 06 Tháng Mười Hai, 2005

Nguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.

Từ phép cộng trừ nhân chia bậc tiểu học tới phép phân giải nhân thức bậc trung học, lại tới phép hàm số và vi tích phân của bậc đại học, khái niệm toán học đã được thăng cấp, tuổi tác của bản thân cũng tăng lên, sự lý giải của cuộc đời cũng dần phức tạp. Hằng số và biến số của cuộc đời dù khó giải và nắm vững, nhưng con đường đời nói chung, đều giải quyết dựa vào vận dụng phép giải tổng hợp bốn phép tính cộng trừ nhân chia.

Chúng ta hãy xem trước biểu thức số học tổng hợp: [80 x 865 - (15 +15 ) x 365] x 113 = 6083 (ngày). Ý nghĩa của biểu thức là: Giả dụ một người có thể sống tới 80 tuổi, trừ đi 15 năm chưa hiểu biết gì, và 15 năm thời gian về già, lại trừ đi khoảng 2/3 thời gian chiếm dụng cho mỗi giấc ngủ và những chuyện ăn uống khác, thời gian cả đời có thể dùng để làm việc và học tập cũng còn hơn 6000 ngày. Thời gian hữu hiệu của cuộc đời là rất ngắn và có hạn, nhân vật dù vĩ đại đến đâu, những chí lớn và hoài bão hào hùng đến đâu, cũng chỉ có thể làm việc và phấn đấu trong thời gian có hạn này. Vì vậy nói, ai nhận thấy rõ được sự quý báu của thời gian, người đó sẽ nắm bắt được từng giây từng phút của thời gian, người đó có cơ sở và cuộc sống phong phú để thành công. Một gợi ý khác của biểu thức này là, trong khoảng thời gian có hạn này, một người không thể thành công trong rất nhiều lĩnh vực, chỉ có biết cách chọn hay bỏ, lựa chọn đúng mục tiêu và thời điểm đột phá, mới có thể khẳng định được địa vị của mình, mới giành được thành tích siêu việt trong một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó.

Như vậy, chọn bỏ và lựa chọn như thế nào? Nên vận dụng phép chia đơn giản dễ thực hiện để phân giải đạo lý phức tạp của cuộc đời. Mọi người đều biết câu chuyện ngụ ngôn kể về một chú chó chạy tới chạy lui để đuổi theo hai con thỏ, kết quả là chẳng đuổi theo được con thỏ nào. Thực ra, chú chó này đã mắc lỗi sai của biểu thức toán học rấtđơn giản: 1/2 - 50% một mình chú chó đồng thời đuổi theo hai con thỏ, xác suất thành công chỉ có thể là 50%. Con người cho dù có hai cái chân, nhưng chỉ có thể đi trên một con đường. Lại có người lợi hại hơn, cho dù họ có thuật phân thân cũng chỉ có thể sống một kiếp người. Xét từ góc độ toán logic, sự thành bại của cuộc đời quyết định bởi sự nắm vững đối với mục tiêu theo đuổi - cuộc đời con người nếu chia cho một mục tiêu duy nhất, xác suất thành công là 100%. Cuộc đời con người nếu chia hai mục tiêu, xác suất thành công chỉ còn 50%. Từ đó mà suy ra, mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của đời người càng trở nên mù mịt. Đương nhiên, cuộc đời nếu không có bất cứ một mục tiêu nào, như thế thì thật là bi ai - cả đời trừ đi mục tiêu số không, như thế cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa.

Cự ly và khoảng cách giữa sự thành bại, được mất, giữa người với người luôn quyết định bởi những phép tính toán học logic đơn giản này: 1/1, 1/2, 1/3. Nhưnghững người có thành tích xuất chúng đa số là người luôn trước sau giữ một mục tiêu. Điều kỳ lạ là, trong cuộc sống hiện thực, tuyệt đại đa số mọi người là đều lãng quên phép chia đơn giản thời tiểu học, chỉ mang theo duy nhất sự theo đuổi và mong muốn loại trừ những vấn đề lộn xộn phức tạp, làmcho xác suất thành công của mình (cũng chính là thương số của phép chia) nhỏ hơn, cho tới khi không nhận ra mình, sống uổng phí cuộc đời.

Trong phương trình giải phương trình thời trung học, chúng ta ý thức được cuộc đời cũng có rất nhiều lời giải khác nhau. Sau này mới biết, đáp án chính xác của cuộc đời chỉ có một. Hơn nữa, cuộc đời không có cơ hội làmnháp, càng không có cơ hội tính toán lại.

Sau khi bước ra khỏi cổng trường, chúng ta đã bắt đầu tính toán một phép cộng trừ nhân chia càng chặt chẽ hơn rất nhiều.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Xây dựng kế hoạch cho tương lai - Bảo bối thành công

    05/12/2005Phạm Quang Thiều"Nếu chúng ta xây dựng kế hoạch cho tương lai tức là cuộc sống của chúng ta là có mục đích. Cuộc đời bạn 'sẽ' là cuộc đời của kẻ hành khất, nếu trong tay bạn chẳng có một kế hoạch gì”...
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...