Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)

12:24 CH @ Chủ Nhật - 12 Tháng Bảy, 2009


HUỲNH THÚC KHÁNG(1876-1947)
Ông là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam, đã cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân

- Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876 tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Ôngđi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt.
- Năm 1900, ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm 1904, ông đỗ Tiến sĩ nhưng không ra làm quan.
- Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm 1908, rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do.
- Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức.
- Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo bị đình bản (1943).
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
- Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là giai đoạn chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ác liệt sau ngày 14-9-1946 Toàn quốc kháng chiến
- Ngày 21-4-1947, ông lâm bệnh nặng và mất. Theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông).

Tư tưởng - Lời ông nói

- Đổi mới tư duy cứu nước đối với Huỳnh Thúc Kháng là:
* Công khai phê phán bọn phong kiến cổ hủ lạc hậu và bọn thực dân bóc lột hà khắc bao che cho bọn phong kiến tay sai
*Cổ động cho phong trào tân học
* Đả phá lệ khoa cử lỗi thời
* Cổ vũ con đường thực nghiệp, hô hào các thương gia, thân hào thân sĩ lập các hội nông, công thương
* Hướng mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đi tới một xã hội dân chủ tư sản

- “Nói về sự học thì bác nọ kỹ sư, ông kia bác sĩ, người này thì thương mãi tốt nghiệp, người nọ có Luật học văn bằng... công phu không phải là không có chỗ sở đắc mà chỉ vì cái cớ "không có quê hương" đó mà đành phải vàolàm công cho người Tây người Tàu. Còn một hạng mà người mình cho là sang nhứt, đã có thân thế lại có nhiều tiền, nhiều bổng đủ khoe khoang cái sự học với bà con, thì hạng viết thuê chép mướn ở các sở công đã là tột bậc”.

Nói về ông

-Tuyên ngôn báo Tiếng Dân: “Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta buộc nói”.

- Trong thư gửi vĩnh biệt cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

"Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết.

Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan.

Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc"

- Cách mạng tháng Tám thành công, Cụ Huỳnh Thúc Kháng mới thật sự nhìn thấy độc lập, tự do. Hào hứng trước vận mệnh mới của đất nước, Cụ đã nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia vào bộ máy nhà nước với chức vụ quyền Chủ tịch nước, Cụ đã đóng góp quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước còn non trẻ và xử lý đúng đắn mọi vấn đề nội chính, ngoại giao, được Chủ tịch Hồ Chí Minh hết lòng tin tưởng.

Sách viết về ông

Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập (Chương Thâu - Phạm Ngô Minh, NXB Đà Nẵng, 2011)

Tác phẩm

Ông đồng thời là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu văn học và lịch sử. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Khi Ưu Sinh, Xà Túc Tử, Thức Tự Dân, Ưu Thời Khách, Hải Âu, Ngu Sơn, Khách Quan...

Tác phẩm chủ yếu còn giữ hiện nay là:

1. Văn học

Thi Tù Tùng Thoại

Thơ văn với thời đại

Thi văn các nhà chí sĩ Việt Nam (kí Phi Bằng)

Tuồng Trưng Nữ Vương

Thi tù thảo

Đê hải thi tập

Mính Viên cận tác

Huỳnh Thúc Kháng niên phố .

2. Sử học

Cuộc kháng thuế ở Trung Kỳ

Cuộc khởi nghĩa Duy Tân

Bức thư gởi Kỳ ngoại hầu Cường Để

Bức thư trả lời chung

Xã hội tư tưởng sử

Và rất nhiều thơ chữ Quốc ngữ, chữ Hán có giá trị khác...


Các bài viết về ông

Huỳnh Thúc Kháng - Nhân cách sáng ngời trong lòng người dân Việt (VTV)
Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người
Huỳnh Thúc Kháng - Khí tiết của người làm báo
Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo
Viết tạp bút như cụ Huỳnh
Cái tánh di truyền của dân tộc ta
Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Mong đợi một Quốc hội đổi mới

Các bài ông viết

1. Xã hội quan

Xã hội lý và xã hội tình
Nấc thang xã hội
Nam nữ bình đẳng
Hai chữ lao động
Xã hội đại đồng

2. Giáo dục quan

Yếu tính của việc học
Khai trí trị sanh
Với Khổng học
Nhà học giả phải có một cái quê hương

3. Chính trị quan

Chữ Dân
Quốc gia và Dân tộc
Dân tộc tự quyết và "Tam Kỳ hợp nhất"
Tự do ngôn luận
Hiến pháp

4. Nghệ thuật quan

Nghệ thuật vị nhân sinh
Những nét hiện thực
Nhà thơ dân tộc

5. Phần văn chữ Quốc ngữ

Văn xuôi
Cuộc kháng thuế ở Trung Kỳ năm 1908
Cuộc khởi nghĩa Duy Tân 1916
Diễn văn đọc trước viện dân biểu Trung Kỳ ngày 1-10-1928
Lối học khoa cử và lối học của Tống nho có phải là học đạo Khổng Mạnh không?
Chúng tôi muốn học cho được như người Nhật Bản làm nên cường thạnh như Nhật Bản thì có, chứ không khi nào mong người Nhật sang cai trị chúng tôi
Nghĩa chữ dân
Một số ít tác phẩm của tiền nhân về đời Hán học
Các hiểm tượng "loạn óc" hay là điều tiên kiến của cụ Phan Tây Hồ

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: