Trần Thái Đỉnh (1921-2005)

09:22 CH @ Thứ Bảy - 26 Tháng Chín, 2009



THÁI KIM ĐỈNH
(1921-2005)

Một nhà giáo, một vị lãnh đạo tinh thần, ông lại là một cây viết đứng đắn, uyên thâm và từng trải.

- Ông sinh năm 1921 tại Hưng Yên. Từ nhỏ vẫn học trường đạo, nên lớn lên có chí hướng tu trì, vào trường Tiểu chủng viện Trung Linh, Bùi Chu. Sau khi tốt nghiệp được gửi theo học tại Đại chủng viện Saint Sulpice (Xuân Bích) Hà Nội. - Trở lại Bùi Chu, học thần học tại Đại chủng viện Quần Phương, thụ phong linh mục năm 1947. Ông được chỉ định dạy học tại Tiểu chủng viện Bùi Chu.
- Năm 1953 qua Pháp học thêm, ông gia nhập tu hội Saint Sulpice tại Issi-les Moulineaux. Ông đậu Tiến sĩ Triết học tại Institut Catholic de Paris.
- Trở về Việt Nam, ông giảng dây Triết học tại Đại chủng viện Bùi Chu, tại Gia Định. Đồng thời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Sàigon, rồi Đại học Đà Lạt.
- Năm 1972 ông giữ chức Trưởng Ban Việt Ngữ tại Đại học Văn Khoa Đà Lạt. Cũng năm được bầu làm Bề Trên Tu hội Saint Sulpice tại Việt Nam và Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Bích tại Huế. Trong hoàn cảnh thuận tiện ông cũng được mời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Huế.
- Năm 1973 vì một tai nạn xe gắn máy, ông bị thương phải điều trị gần một năm trời. Trong hoàn cảnh chìm đọng và bi quan cũng như gặp một vài bất trắc, ông đã bỏ tu.
- Năm 1975, sau giải phóng, ông bỏ hàng ngũ linh mục, sống đời bình thường như mọi người. Sau nhiều năm tháng thất chí, ông quay lại với sách vở, đọc và viết những gì ông muốn lưu ngôn.
- Ngày 12/11/2005, giáo sư đã qua đời tại nhà riêng.

Tác phẩm đã xuất bản

Trần Thái Đỉnh viết chưa nhiều nhưng rất thận trọng và hữu hiệu.

La théorie du Buddhisme (Lý thuyết Phật Giáo) Luận án Tiến sĩ. Paris :1960
Khái niệm bản ngã trong tư tưởng Triết Học Phật Giáo, Sàigòn
Người công giáo trước thời đại, viết chung với một số bạn hữu. Saigon : Đạo và Đời, 1961
Triết học nhập môn, Sài Gòn, 1961
Triết lý hiện sinh, phóng dịch từ Colin Wilson. Saigon 1972.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công giáo, bản dịch cuốn Catéchisme de l’Église Catholique của Giáo Hội Pháp (Paris : Mame/Plon, 1992. Sách dầy 1270 trang. Orange, CA Thời Điểm Công Giáo, 1995
Những Suy Niệm Siêu Hình Học của Descartes, Sài Gòn, 1962
Triết học Descartes
Triết Học Hiện Sinh, best seller, 1967
Cơ Cấu Luận, Hiện Tượng Học Là Gì?, Sài Gòn: Hướng Mới, 1968, 1969
Biện Chứng Pháp là gì?, SàiGòn: Hướng Mới, 1969
Triết học Kant, Sài Gòn, 1969
Triết Học Hiện Sinh, phóng dịch từ Colin Wilson, Sài Gòn, 1972
Phương Pháp Luận Descartes, Sài Gòn, 1973
Những Lời Giảng Dậy Của Chúa Giêsu, 402 trang in trên khổ giấy 8 rưỡi x 5 rưỡi, với ba khổ chữ, Tp.HCM


Viết về tác giả

Những tác phẩm của Giáo sư Trần Thái Đỉnh là những cuốn sách có tính chất giáo khoa để người đọc dễ dàng đi vào lãnh vực Triết tây. Đó là những cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu một cách căn bản và hệ thống các tác giả và các chủ đề về Triết học. (Bùi Văn Nam Sơn)

84 năm cuộc đời. 58 năm trong nghề dạy học. Môn sinh có cả ngàn. Nay họ ở khắp bốn phương trời. Làm nghề thầy kể là không dễ, Nhưng GS Đỉnh đã để lại cả một di sản tinh thần, một phong độ, một nhân cách. Một con người lúc nào cũng khoan hoà và đồng cảm. (Nguyễn Văn Lục)

Trần Thái Đỉnh là một khối óc thông minh, bị dằn vặt bởi thời thế và cuộc đời. Trong con người ông đầy thao thức, lúc nào cũng thúc đẩy ông làm việc hăng say. Qua nhiều ngóc ngách của cuộc đời, ông đã từng vật lộn với bao thử thách trước những thăng trầm loạn đảo. (Giáo sư Trần Thái Đỉnh, một nhân cách chân thành, Lương Sư Hưng Quốc)


Bài viết ký dưới bút hiệu Trần Hương Tử

Bộ mặt của Triết học Hiện sinh. Bách Khoa, số 114/1961
Những đề tài Triết học Hiện sinh, số 115
Hai ngành chính của 3 Triết Học Hiện sinh, số 16
Kierkegard, ông tổ Triết Học Hiện sinh chính thức, số 117-118
Nietzsche, Hiện sinh vô thần, số 119-120
Husserl, ông tổ văn chương Triết lý Hiện Tượng Học, số 121
Phương pháp Hiện Tượng Học, số 122
Sartre, Hiện sinh và Siêu Việt, số 123
Triết Gia và Hiện Sinh, số 124
Siêu Việt thể của Jaspers, số 125-126-127
Marcel Hiện sinh và Huyền Niệm, số 129-130-131
Sartre hay là thuyết Hiện sinh phi lý, số 132
Nhân sinh quan của Sartre, số 133-134/1962
Tổng kết về Phong Trào Hiện Sinh, số 135-136
Heidegger và bản chất của thi ca, số 169
Triết Hiện sinh và chính trị số 124.



FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: