1957 - sinh tại làng Chăm Caklaing - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 1969 - học sinh Trường Trung học Pô-Klong - Ninh Thuận. 1977 - sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 1978 - bỏ học, đi, đọc và làm thơ. 1982 - nghiên cứu ở Ban biên soạn sách chữ Chăm - Ninh Thuận. 1986 - thôi việc, làm nông dân, đi, nghiên cứu và làm thơ. 1992 - nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. 1998 - tự do. Hiện sống tại Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh.
Công việc đang làm: Nghiên cứu văn hóa Chăm; làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận - phê bình văn học. Địa chỉ: 205/38 Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Tel: 08-39738450; Mobiphone: 0913-745764. Email: [email protected]; [email protected] Website: http://www.inrasara.com/
Chức danh & Danh hiệu - Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học - nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam - Trưởng Ban Lí luận - phê bình của Hội (2005-2010). - Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (2010-2015). - Nhân vật Văn hóa năm 2005, VTV3; Nghệ sĩ tiêu biểu năm 2005, VTV1.
Giải thưởng chính - Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise - Sorbonne (Pháp), Văn học Chăm I (1995). - Hội đồng Dân tộc - Quốc hội khóa IX, Văn học Chăm II (1996). - Hội Nhà văn Việt Nam, Tháp nắng (1997), Lễ Tẩy trần tháng Tư (2003). - Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, Sinh nhật cây xương rồng (1998), Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (2003), Ca dao - tục ngữ - câu đố Chăm (2006). - Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, Lễ Tẩy trần tháng Tư (2005). - Giải thưởng Sách Việt Nam, Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (2006). - Tặng thưởng Work of the Month, Tienve.org (Úc) tháng 9-2006. - Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường ca Chăm (2006). - Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (lĩnh vực nghiên cứu), 2009.
Quan niệm sống, sáng tác & phê bình:
Một ánh nhìn của cha nửa nụ cười của mẹ và hai bàn tay diệu vợi của em giữa mênh mông màu nắng quê hương hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa? * Không vỗ ngực, không tranh hơn không trốn chạy trước phận đời thất bát câu thơ buồn luôn có mặt nơi khổ đau có mặt. * Nhìn qua cảm thức hậu hiện đại là cái nhìn giải trung tâm, phá vỡ vách ngăn văn chương [bị cho] là ngoại vi với văn chương trung tâm [thế giới], văn chương ngoài lề/ chính lưu, nam/ nữ giới, dân tộc thiểu số/ đa số, thơ tiếng Chăm/ tiếng Việt, văn chương địa phương/ trung ương... Đưa thơ trở lại ngôi nhà thi ca như nó là thế: giải trừ thói quen viết và đọc, một thói quen đẩy thơ vào bế tắc dai dẳng, khiến thơ tự đánh mất mình, “xa rời quần chúng” rồi đánh mất luôn người đọc trung thành. Bởi thơ là một thực thể bất định nên, để tồn tại, nó luôn hướng về phía chuyển động. Tuy vậy, dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về. Trở về nơi nó xuất phát: con người, ở ngôi nhà của nó: ngôn ngữ. Trong ngôi nhà đó, thơ mãi có mặt.
Sách đã xuất bản
Về văn chương Tháp nắng - thơ và trường ca, NXB Thanh niên, H., 1996. Sinh nhật cây xương rồng - thơ song ngữ Việt - Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1997. Hành hương em - thơ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999. Lễ Tẩy trần tháng Tư - thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, H., 2002. Inrasara – Thơ cho tuổi thơ, NXB Kim Đồng, H., 2003. The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh - Việt, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005. Chân dung Cát - tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, H., 2006. Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, H., 2006. Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận - phê bình, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006. Song thoại với cái mới, tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, H., 2008. Hàng mã kí ức, tiểu thuyết, NXB Văn học, 2011.
Về nghiên cứu văn hóa Chăm Văn học Chăm I - Khái luận - Văn tuyển, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994. Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995 - tái bản 2006. Văn học Chăm II - Trường ca, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995; tái bản NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006. Từ điển Chăm - Việt (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1995. Từ điển Việt - Chăm (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1996. Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1999; tái bản NXB Văn học, H., 2003, 2008. Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2003. Từ điển Việt - Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), NXB Giáo dục, H., 2004. Sử thi Akayet Chăm, NXB Khoa học Xã hội, H., 2009.
Chủ biên
Tagalau, tuyển tập sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu Chăm (11 tập, 2000-2010).
Các luận văn Thạc sĩ về thơ Inrasara
Trần Xuân Quỳnh,Thơ Inrasara, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành văn học Việt Nam, Trường Đại học Đà Lạt, 2008. Võ Thị Hạnh Thủy,Thếgiới nghệ thuật thơ Inrasara, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn,Ngành văn học Việt Nam hiện đại, Viện Văn học, 2008. Lê Thị Việt Hà,Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành Lí luận văn học, Trường Đại học Vình, 2009. Trần Hoài Nam,Inrasara – Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 17-11-2010.
Phim tài liệu tiêu biểu về Inrasara
Inrasara, đi tìm bóng ảnh Chăm, HTV7, tháng 6-2003, 16 phút. Inrasara và Quê hương Tháp nắng, VTV3, 40 phút, Tết Ất Dậu. Đứa con Tháp Chàm, VTV1, tháng 6-2006, 17 phút. Inrasara, đi giữa truyền thống và hiện đại, VTV3, 12-11-2006, 25 phút. Inrasara, nhà văn hóa Chăm, HTV7, 2007, 40 phút Người giàu chữ ở Chakleng, VCT1, 30 phút, 7-2010
Phạm Quang Trung, “Thơ Inrasara đến từ quan niệm”, tạp chí Văn, số 85, 10-1998. Hà Văn Thùy, “Inrasara, bay lên từ tháp cổ”, tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an, tháng 11-2000. Nguyễn Vĩnh Nguyên, “Inrasara cãi nhau với bóng mình”, tạp chí Kiến thức ngày nay, số 443, 2003. Trần Nhã Thụy, “Inrasara, người kiếm tìm & kiến tạo vẻ đẹp Chăm”, tạp chí Tài hoa trẻ, số 253, 2003. Vũ Nho, “Thơ Inrasara, Những khúc ca đỉnh tháp”, báo Thơ, số 16, 10-2004. Hoài Nam, “Tản mạn từ Chân dung Cát”, tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 666, 3-2007. Thu Ba - Trà Chân, “Inrasara – tháp Chàm bốn mặt”, tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 147, 4-2007. Trần Thiện Khanh, “Inrasara, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm”, tạp chí Văn Việt, số 6, 2009. Trần Xuân An, “Inrasara và Hành trình thơ”, Hoinhavanvietnam, 14-9-2009. Lê Việt Hà, “Inrasara trong hành trình cách tân thơ Việt”, Vanchuongviet, 16-12-2009 Lê Việt Hà, “Inrasara cách tân theo tinh thần hậu hiện đại”, Vanchuongviet, 18-12-2009 Nguyễn Đức Hiệp, “Bước tiến trong nghiên cứu văn minh Chăm - Văn học Chăm”, Vanchuongviet.org, 19-2-2010. Trần Hoài Nam,Inrasara, Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010.