Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng

06:32 SA @ Thứ Tư - 01 Tháng Mười Một, 2006

Thực trạng Giáo dục & đào tạo hiện nay ở nước ta là nỗi âu lo sâu sắc của toàn xã hội, vì nó gắn liền với mỗi gia đình và tương lai phát triển của đất nước. Vấn đề này đã được đề cập mọi lúc, mọi nơi và nhiều khi gay gắt trong Hội thảo khoa học, trên mặt báo và tại diễn đàn của Quốc Hội. Các nhà giáo, các nhà khoa học đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp đổi mới nền giáo dục nước nhà, nhưng sự chuyển biến rất chậm chạp và đôi khi còn tạo ra các mâu thuẫn mới trong nội bộ hệ thống giáo dục. Nguyên nhân của tình trạng này có thể phân tích theo các quan điểm khác nhau. Do đó, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có quan điểm thống nhất, các kiến nghị, đề xuất giải pháp thường chưa đủ tính đồng bộ và tính hệ thống.

Để thống nhất quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trước hết ta phải xuất phát từ chức năng của Ngành GDĐT từ tính chất của các bậc đào tạo và mục tiêu chiến lược của ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nói chung, giáo dục có 3 chức năng: chức năng xã hội, chức năng kinh tế và chức năng văn hoá tư tưởng. Tuy nhiên các chức năng đó thể hiện khác nhau ở các bậc học. Có thể khẳng định rằng trong thời đại ngày nay ở bậc Đại học - Cao đẳng chức năng kinh tế trở thành chức năng chính, giáo dục Đại học - Cao đẳng thuộc lĩnh vực kinh tế dịch vụ. Xem xét ba chức năng trên cho toàn bộ hệ thống GDĐT, mục tiêu của giáo dục thể hiện bằng phương châm chung là: nâng cao dân trí, phát huy dân khí, đào tạo nhân lực, trọng dụng nhân tài. Nhân tài không xuất hiện trong quá trình đào tạo ở nhà trường, mà chỉ thể hiện trong quá trình sử dụng đúng người có trình độ kiến thức sâu rộng trong môi trường tinh tế - xã hội thích hợp. Biết trọng dụng nhân tài, biết tạo điều kiện để nhân tài phát huy tác dụng, thì nhiều nhân tài sẽ xuất hiện và khi nhân tài xuất hiện thì phải được tiến cử đúng lúc, đúng chỗ.

Hiện nay, hầu như tất cả các nước đều đề ra và thực hiện chương trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đối với hệ thống Đại học. Tất nhiên, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước. Nhưng ở mọi quốc gia, nền giáo dục đều có lịch sử phát triển, truyền thống và kinh nghiệm riêng. Do đó, trên thế giới không thể tìm thấy hai quốc gia nào có hệ thống giáo dục hoàn toàn đồng nhất. Chính vì thế mới có chuyện phải tiến hành các thủ tục công nhận bằng cấp và học vị của nhau, như chúng ta đều biết, mặc dù xu thế hoà nhập về nội dung đào tạo và cấu trúc Đại học đang được quan tâm ở nhiều nước.

Nghiên cứu tình hình cải cách, đổi mới giáo dục trên thế giới chúng ta có thể nhận ra 2 kiểu cải cách:

Cải cách diễn ra bên trong hệ thống giáo dục, còn bản thân hệ thống đó vẫn không thay đổi.

Cải cách sâu sắc, toàn diện cả hệ thống giáo dục được tác động của các nhân tố bên ngoài hệ thống, bên ngoài khuôn khổ của nước ta đã tiến hành một cuộc cách mạng giáo đục như vậy sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945.

17 năm qua, ngành giáo dục đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách, đổi mới về chương trình, tổ chức hệ thống giáo dục và đa dạng hoá nguồn đầu tư. Nhưng tất cả những biện pháp đó chủ yếu diễn ra trong hệ thống giáo dục hiện hữu, nên hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, thậm chí đôi khi gây tác động tiêu cực lên xã hội, hoặc sau cải cách chúng ta quay lại điểm khởi đầu. Đã đến lúc chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng giáo dục mới đối với toàn bộ hệ thống giáo dục, mà trước hết là đối với bậc giáo dục Đại học - Cao đẳng. Nói khác đi, chúng ta phải tiến hành cải cách giáo dục kiểu thứ hai đã nêu trên.

Đối với nước ta các nhân tố khách quan bên ngoài hệ thống giáo dục hiện hữu tác động vào hệ thống giáo dục bao gồm: Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, đòi hỏi hệ thống giáo dục và đào tạo phải cung cấp đủ nhân lực có trình độ cao chậm nhất cũng trước năm 2010. Chính vì thế cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng.

Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng vào thị trường và nền kinh tế thế giới.

Cơ chế kinh tế đã thay đổi đòi hỏi phải thay đổi cơ chế quản lý và tổ chức hệ thống giáo dục, đặc biệt là cơ chế quản lý bậc Đại học và Cao đẳng, bậc học có mục tiêu cung cấp lực lượng lao động có trình độ cao cho thị trường nhân lực. Hệ quả đương nhiên là thị trường nhân lực có trình độ cao đòi hỏi phải hình thành thị trường Đại học - Cao đẳng.

Các trường Đại học và Cao đẳng phải cạnh tranh để thu hút Sinh viên. Do đó các trường phải có quyền tự chủ cao trong việc tuyển sinh, thành lập và giải thể các khoa, các bộ môn, tuyển Giáo sư, Giảng viên tuỳ theo nhu cầu của trường. Các trường Đại học và Cao đẳng dần dần không còn có chủ quản như hiện nay, mà hoạt động theo luật giáo dục mới và các quy định của pháp luật. Sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phân luồng học sinh tốt nghiệp Trung học, nếu chúng ta có thể đánh giá xếp hạng (accreditation) các trường như nhiều nước đã làm đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Với một cơ chế thích hợp, các Hội khoa học - kỹ thuật quốc gia kết hợp với các Hội doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp khác hoàn toàn có thể đánh giá khách quan và xếp hạng các trường Đại học và Cao đẳng. Khi đó vai trò và trách nhiệm xã hội của các hội nghề nghiệp sẽ được nâng cao.

Xu hướng phát triển các hệ thống Đại học - Cao đẳng trên thế giới có tác động rất lớn đến quá trình đổi mới hệ thống Đại học - Cao đẳng ở nước ta. Các xu hướng dễ dàng nhận thấy bao gồm: đào tạo đại trà, tuyển sinh dễ dàng và sàng lọc chặt chẽ trong quá trình đào tạo học suốt đời, thường xuyên bằng các hình thức đào tạo khác nhau, đào tạo liên ngành, kết hợp chức năng đào tạo với chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức công nghệ.

Dưới đây là một số đề xuất theo cách nhìn hệ thống GDĐT trong hệ tổng thể kinh tế - xã hội:

1) Tập trung mọi nguồn lực tạo sự chuyển biến đột phá cho bậc Đại học - Cao đẳng. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân thành lập nhiều trường Đại học và Cao đẳng ở các vùng kinh tế - văn hoá - xã hội. Có các chính sách và giải pháp ưu đãi để huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho sự phát triển về số lượng và chất lượng bậc Đại học và Cao đẳng với hai hình thức tổ chức công lập và tư thục. Sẽ có người đặt câu hỏi: Đội ngũ giảng dạy đại học và cao đẳng hiện nay vừa yếu lại vừa thiếu, thì làm sao bảo đảm chất lượng đào tạo? Chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại: Đã có bao nhiêu phần trăm đội ngũ khoa bọc và công nghệ có trình độ cao được tham gia đào tạo? Đó là chưa kể một lực lượng khá đông đảo các nhà khoa học và kỹ sư về hưu theo luật lao động có thể tham gia đào tạo ở các trường Đại học và Cao đẳng. Về mặt chất lượng đào tạo chúng ta cũng cần có cách đánh giá mới. Chính người sử dụng nhân lực mới đánh giá đúng chất lượng đào tạo của nhà trường. Một tổ chức chỉ bao gồm các giáo sư cũng không thể làm điều đó. Nói khác đi, thị trường nhân lực khoa học - công nghệ sẽ điều chỉnh chất lượng đào tạo, cũng như quy mô đào tạo. Vả lại, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh bản thân nhà trường phải nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút Sinh viên và đứng vững trên thị trường Đại học - Cao đẳng.

2) Gắn đào tạo với sử dụng lực lượng lao động được đào tạo. Có chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động hợp lý dựa theo năng lực và hiệu quả, thì vấn đề mâu thuẫn giữa đào tạo và sử dụng, hiện tượng tiêu cực trong bằng cấp hoặc kiếm bằng theo các cách phi đạo đức sẽ được giải quyết. Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, lấy hiệu quả làm thước đo, không tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý, tổ chức xã hội nào lại chỉ dựa vào mảnh bằng để tuyển chọn, sắp xếp và đề bạt cán bộ, nhân viên. Bằng cấp chỉ có giá trị thông tin cho biết người có bằng trải qua một quá trình đào tạo nhất định. Do đó, cần phải xây dựng và thực hiện chính sách sử dụng nhân lực được đào tạo theo quan điểm mới. Thực ra vài chục năm trước đây chúng ta đã từng thực hiện điều này!

3) Trong giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ sôi động như hiện nay, nhất là khi nền kinh tế nhiều nước lần lượt phát triển lên bậc thang kinh tế tri thức, một vấn đề lớn được đặt ra đối với hệ thống đào tạo Đại học và Cao đẳng là đào tạo chuyên sâu (specialized training) hay đào tạo rộng (gener- alized training). Ngày nay hiện tượng: "đổi nghề" nhiều lần trong đời làm việc đã trở nên phổ biến. Ngoài ra, những vấn đề phải giải quyết trong thực tiễn đều có tính liên ngành. Do đó, hệ thống Đại học và Cao đẳng nước ta nên chọn cách đào tạo rộng là chủ yếu, thời gian đào tạo có thể rút ngắn bớt. Nhà nước chỉ nên tập trung phát triển một số trường, một số khoa đào tạo chuyên sâu để tạo ra đội ngũ có tài năng cung cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển văn hoá - nghệ thuật, tạo ra và phát triển công nghệ mới.

4) Để đổi mới bản thân hệ thang giáo dục - đào tạo Đại học và Cao đẳng, nhiều nhà giáo và nhà khoa học có tâm huyết đã đưa ra nhiều giải pháp rất thiết thực và khá cụ thể ở đây tôi chỉ đưa ra thêm một vài kiến nghị:

Chỉ tổ chức thi tuyển đối với một số trường đào tạo chuyên sâu, trường năng khiếu. Việc tuyển sinh nên để cho các trường chủ động thực hiện.

Việc xây dựng chương trình và nội dung kiến thức phải do một tập thể các nhà giáo, các nhà khoa học và kỹ sư ở các viện nghiên cứu và trong các doanh nghiệp thực hiện để gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn. Ngay từ 1956 - 1957 ở Hoa Kỳ, để xây dựng chương trình vật lý cho trường trung học người ta đã phải làm như vậy.

Chuẩn hoá, nâng cao trình độ đội ngũ giảng dạy Đại học và Cao đẳng nên dựa theo các tiêu chuẩn phổ biến ở các nước trong khu vực và phấn đấu theo tiêu chuẩn ở các nước công nghiệp phát triển. Kiên quyết chống hiện tượng chuẩn hóa hình thức dựa vào bằng cấp đang có "xu hướng lạm phát" hiện nay. Chỉ các nhà giáo, các nhà khoa học trực tiếp tham gia giảng dạy và đào tạo mới được sử dụng chức danh "Giáo sư", "Phó Giáo sư” trong hoạt động giáo dục và hoạt động xã hội. Hội đồng chức danh khoa học (có lẽ phải có tên gọi khác!) không trực tiếp công nhận, mà chỉ làm nhiệm vụ đánh giá có đủ tư cách hay không (habilitation) để các trường tuyển chọn. Bằng cách đó chúng ta có thể phân bố hợp lý Giáo sư, Phó Giáo sư giữa các trường, giữa các vùng.

Một việc tưởng chừng không quan trọng, nhưng rất cần thống nhất đó là danh xưng học vị và chức danh. Tên gọi học vị "Thạc sĩ" là không đúng, vì theo nghĩa Hán - Việt Thạc sĩ là người có học vấn uyên thâm, có đạo đức cao và có thể hiểu là "bác học" theo cách tôn xưng trong xã hội. Tôi thấy nên chọn danh xưng "Học sĩ", vì người có bằng master thực chất chỉ mới học nghiên cứu. Tên gọi chức danh "Phó giáo sư" cũng bất hợp lý, vì ai cũng biết Phó Giáo sư không phải là người giúp cho Giáo sư, như chức phó trong cơ quan quản lý. Tôi đề nghị nên chọn danh xưng "giảng sư”, vì chính các associate profes - sor mới là người giảng dạy các giáo trình chính ở các trường Đại học đã được chuẩn hoá.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    12/01/2004Lê Hạnh (thực hiện)Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ...
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Một số việc phải chấn chỉnh để nâng cao chất lượng đại học

    20/10/2003Quy mô và chất lượng đào tạo không phải lúc nào cũng song hành với nhau, chưa nói hiện nay đang ở xu thế phát triển trái ngược nhau. Để nâng cao chất lượng đại học, cần phải chấn chỉnh các hiện tượng..
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • Nghiên cứu khoa học bị 'bỏ quên' trong các trường đại học

    06/09/2003Đại học là một trong những nơi tập trung nhiều chất xám nhất, song việc đầu tư cho khoa học ở đây đang bị xem nhẹ. Kinh phí cho nghiên cứu ở các trường chỉ bằng 1/3 so với các viện, thiết bị lạc hậu Còn giảng viên thì ngày càng “chán” đề tài, dẫn đến kiến thức chai cứng, không được cập nhật...
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • xem toàn bộ