Trí thức: người ba đấng, của ba loài

02:27 CH @ Thứ Bảy - 02 Tháng Tư, 2016

Dạo này, chợt rộ lên rất nhiều bài viết về trí thức. Một tờ báo vốn tự phong là mang mấy góc nhìn của trí thức đã dành hẳn hai số liền để phát biểu phản biện về vấn đề trí thức. Có nhiều nhà trí thức tìm cách gửi bài tranh luận và thường khéo léo để dư ra một hai câu tự do hơi quá trớn để biên tập viên có việc làm và phần bài còn vừa lại vẫn vừa khuýp, đọc lên cũng vui vui, toàn chuyện chẳng chết ai mà cũng chẳng làm ai chết. Không khí trí tuệ nói chung thì vẫn bằng lặng, bởi vì trên lớp ao bèo dư luận hình như rặt những ông bà già là các nhà trí thức, còn lớp trẻ thì đang mải thức thâu đêm coi Euro 2008, sáng hôm sau các cụ Đông kinh Nghĩa thục hô Dậy dậy dậy thì chúng chỉ ngáp ngáp ngáp; thế rồi tiếp sau cảnh những anh đàn ông hùng hục đuổi theo một quả tròn tròn bên châu Âu, chưa kịp nghỉ ngơi cho lại người, con mắt thiên hạ đã lại đổ dồn theo đuổi nhiều quả tròn tròn khác đua nhau ưỡn ẹo ở Nha Trang…

Vì thế nên mới cần có bài viết này!


Trí thức là ai?

Đã có một cuộc cãi nhau qua ngày giữa bên soạn thảo giấy tờ nói trí thức là những người có học và có học vị, và một bên phản biện thì không đồng tình như vậy.

Có điều là, bên phản biện chẳng đưa ra nổi cái định nghĩa sẽ thay thế cho điều họ phản đối.

Vấn đề còn nguyên vậy đó: nếu như trí thức không là những người có học và có học vị, vậy thì họ là ai?

Chuyện thật đơn giản, vậy mà nghĩ mãi không ra! Nếu biết vận dụng cách định nghĩa tầng lớp người trong xã hội qua công cụ sản xuất, thì rành rành trí thức là người sống bằng công cụ tư duy. Cái đầu, và chỉ phần “mơ hồ” trong cái đầu con người, là công cụ lao động của người trí thức. Chứng minh cho sự tồn tại của công cụ này không gì dễ thấy hơn ở chỉ một điểm này: không ai tuyển chọn nghiên cứu sinh theo cân hơi cả. Cũng còn có thể chứng minh bằng cách so sánh công cụ tư duy với công cụ của những tầng lớp khác. Công cụ lao động của trí thức khác với công cụ của người nông dân, là ruộng đất, khác với công cụ lao động của người công nhân, là máy móc, và hoàn toàn khác với công cụ của người theo binh nghiệp chẳng hạn, là súng ống.

Sự rắc rối là do chỗ trong hàng ngũ trí thức đó có những ba tầng lớp khác nhau.

Có một tầng lớp thứ nhất tựa như sống trên mây trên gió, chỉ nghĩ được tới những điều trừu tượng, khi họ thành nhà triết học (như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khi thì thành nhà thơ (như cụ Nguyễn Du), hoặc khi thì thành người lãnh tụ trong tay chẳng có gì nhưng đứng cao chót vót (như cụ Nguyễn Quang Trung). Đặc điểm khi sử dụng công cụ lao động của tầng lớp này là năng lực tự do, luôn luôn vùng vẫy tư duy của mình một cách ung dung tự tại, có khi như nói lỡm:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”,

có khi bộc lộ chí hướng rành mạch, vào tù đấy nhưng:

Thân thể tại ngục trung, tinh thần tại ngục ngoại”,

và có khi đứng cao tót vời nhưng vẫn ra cái vẻ khiêm nhường ban “Chiếu cầu hiền”:

"Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh. Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương."

Cái tầng lớp thứ nhất này không nhiều, tỷ lệ số người này trong hàng ngũ trí thức không cao, nhưng sức đẩy của nó lại cực kỳ mạnh – hệt như hình ảnh cái đầu tàu thì nhỏ như con chanh chách, song cả đoàn tầu thì dài lê thê. Chính cái phần “đoàn tầu” này là một tầng lớp khác nữa của hàng ngũ trí thức. Tầng lớp này rất đông, gồm nào là giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ… những người mà gọi họ là “kỹ thuật viên” cũng được, nhưng gọi là thành phần đông đảo hình thường của hàng ngũ trí thức thì có vẻ đúng hơn.

Những người này là trí thức, vì công cụ lao động của họ chỉ nằm trong đầu thôi. Ta hãy lấy thí dụ về phương thức lao động của người giáo viên ra để phân tích. Công cụ của người giáo viên là gì? Là bút giấy và phấn bảng chăng? Không phải! Vì có thể có cách dạy học không cần đến bút giấy và phấn bảng. Là hai cái lá phổi chăng? Cũng không phải! Vì có cách dạy học không cần đến lời nói, không cần “bán cháo phổi”, thậm chí thày và trò không gặp nhau nữa để thầy đem phổi ra bán. Nhưng có một thứ công cụ không thể thiếu ngay cả khi dùng bút giấy và phấn bảng hoặc dùng đến hai lá phổi, đó là “cái đầu” của nhà giáo trong sự tương tác với những “cái đầu” của học sinh, nhằm tạo ra một chất lượng mới trong những “cái đầu” của con trẻ. Nhà giáo nói đây có thể là một cá nhân đang đứng lớp, song nhà giáo nói đây cũng có thể là một thiết chế giáo dục tỏa ảnh hưởng khắp các vùng: một bộ sách giáo khoa chẳng hạn. Nếu như cái “ông” giáo khoa này chỉ nhìn thấy trẻ em như những chỗ để nhồi nhét kiến thức, khi ấy cái nhà giáo to tát kia đã không làm tròn vai trò người trí thức của mình, chỉ vì nó không dùng công cụ lao động là tư duy.

Ta mở rộng điều mới chứng minh ra và sẽ thấy người y sĩ, anh nhà báo, chị họa sĩ, cô biên tập viên truyền hình… cũng có phương thức lao động giống như của người giáo viên kia, với một sự khác biệt duy nhất: cử tọa của họ không phải là những thiếu niên trong những lớp học, mà là đủ hạng người ở bệnh xá, trong nhà hát, ở thư viện, hoặc đang đứng ngồi ngả ngốn trước những màn hình...

Những người trí thức rất đông đảo trong xã hội thuộc lớp người này chẳng cần lắm đến một không khí “tự do sáng tạo”. Xã hội chỉ cần họ làm đúng quy định, và bản thân họ cũng chỉ mong không ai vi phạm những điều đã quy định cho họ. Một xã hội mà ai ai cũng “sáng tạo” cả chưa chắc đã là xã hội tốt đẹp! Một xã hội mà những người trí thức không làm tròn những quy định cụ thể mà cứ lông bông “sáng tạo” chưa chắc đã tốt đẹp! Và có khi những ai đó to tiếng hô hào “sáng tạo” thực ra lại chỉ vì họ không làm tròn nhiệm vụ, chính họ không đưa ra nổi những quy định cụ thể và chặt chẽ, thường thấy xảy ra ở một xã hội dưới bàn tay thao túng của những con ếch ộp vừa à uôm lại vừa to mồm.

Nói thế chẳng lẽ trí thức chỉ còn lại là một đám công chức sao? Đúng như thế và cũng không đúng như thế. Trong đám “công chức” trí thức thông thường và đông đảo này, có một bộ phận nhỏ sẽ ngoi lên cao, nhờ sự sáng tạo của mình. Nhưng “sáng tạo” ở đây cũng có ba bẩy đường. Ít nhất là có ba đường. Có một con đường chân chính đích thực có thể phỏng theo khuôn mẫu của Einstein hoặc Lương Định Của. Thật vậy, hai vị đó đều từng là “công chức” trước khi thành nhà vật lý lượng tử hoặc nhà nông học đảo lộn cả thế giới quan lẫn thực hành nghề nghiệp vật lý hoặc nông nghiệp của con người. Có một con đường “thành đạt” lươn lẹo có thể phỏng theo khuôn mẫu hai ông Mitchourin và Lysenko, khi hai ông được nống lên để leo cao nhờ những cái tụt dốc có khi tụt mãi tận nấm mồ của những ai xứng đáng được coi là đi tiên phong trong khoa Sinh học phân tử và Di truyền học. Và cũng còn một con đường chật vật của những người làm ăn chân chính, nhưng tài không đủ cao, thời vận không hồ hởi, nên chẳng bao giờ thành công, những người chiếm số rất đông trong hàng ngũ trí thức, mà ai ai cũng có thể lấy mình ra làm mẫu được.


“Xớ rớ” hay không?

Có người nghĩ rằng trí thức là những người làm những công việc không ăn nhằm gì tới họ, những con người vụng dại xớ rớ đi lạc vào những lĩnh vực chẳng ai khiến họ đụng tay vào.

Có thật vậy không?

Nghĩ rằng ta khó có thể tin vào luận điểm này.

Trên phương diện triết học, người trí thức bao giờ cũng muốn cải tạo kẻ khác với hy vọng cái thế giới quan của riêng mình sẽ chiến thắng. Nhà thơ triết gia nói như chơi chơi:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

thực ra, đó là lời khuyên con người hãy sống thuận tự nhiên, sống thân thiện với môi trường, và đó chính là một lý tưởng của người muốn cải tạo thế giới. Thật khó có thể coi đó là chuyện “xớ rớ” một khi ngày nay con người dường như đang thực hiện triết lý trên với một nhận thức “tích cực” hơn.

Ta hãy xem xét một trường hợp khác nữa, sát sườn với thế giới ngày nay hơn, trường hợp Einstein và tác động của ông tới việc làm bom hạt nhân.

Nhà vật lý học Albert Einstein không trực tiếp phát minh và chế tạo bom hạt nhân. Nhưng ai ai cũng thấy rằng ông đã khiến cho tiến trình tìm ra và làm ra loại bom đó được dễ dàng lên rất nhiều.

Năm 1905, ở một phần trong Lý thuyết Tương đối, ông nói đến việc có thể giải phóng một năng lượng rất lớn từ một lượng nhỏ chất nào đó. Điều này được biểu diễn trong phương trình E=mc2 (năng lượng = khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng). Bom hạt nhân minh họa rõ ràng cho công thức này.

Đúng là Einstein không nghĩ đến bom hạt nhân khi ông viết phương trình này. Ông còn coi mình là một nhà hòa bình chủ nghĩa nữa. Năm 1929, ông công khai tuyên bố nếu xảy ra chiến tranh ông sẽ “từ chối vô điều kiện phục vụ chiến tranh bất kể trực tiếp hay gián tiếp... bất kể ‘chính nghĩa’ nào của chiến tranh." (Ronald Clark, Einstein: The Life and Times – trang 428).

Việc tách được hạt nhân uranium ở Đức hồi tháng 12-1938 cộng với sự gây chiến liên tiếp của Đức khiến các nhà vật lý học lo sợ phát xít đã chế tạo xong bom hạt nhân. Einstein tuy “chưa hề nghĩ đến phản ứng dây chuyền”, nhưng nhanh chóng nhận ra ngay mối nguy đó (Clark, như trên, trang 669). Sau khi xin ý kiến Einstein, tháng 8-1939 Szilard viết thư cho Tổng thống Roosevelt và yêu cầu Einstein ký tên dưới lá thư đó. Thư được Alexander Sachs, bạn của Tổng thống đưa tới Roosevelt vào tháng 10-1939. Vào tháng 10 năm đó, ủy ban mang tên Briggs được giao nghiên cứu phản ứng dây chuyền của uranium.

Ủy ban Briggs làm việc chậm, khiến Einstein, Szilard, và Sachs vào tháng 3-1940 thúc liền lá thư nữa cho Tổng thống. Tháng 4-1940 lại một lá thư nữa của Einstein, cũng lại do Szilard viết, thúc giục chủ tịch Lyman Briggs của ủy ban Briggs về nhu cầu “hết sức khẩn trương”.

Ronald Clark, người viết tiểu sử Einstein nói rằng bom hạt nhân có thể ra đời không cần đến những lá thư của Einstein, nhưng nếu Hoa Kỳ không sớm có bom hạt nhân thì sẽ mất thời cơ (Clark, trang 682-683).

Vào tháng 11-1954, năm tháng trước khi qua đời, Einstein có nói những ý nghĩ của mình về vụ quả bom hạt nhân đầu tiên: "Tôi phạm một sai lầm lớn trong đời... khi ký tên vào thư gửi Tổng thống Roosevelt khuyên ông hãy làm bom hạt nhân; nhưng nếu có lời biện bạch thì đó là ở cái nguy cơ người Đức đã làm được bom đó rồi." (Clark, trang 752).

Đó là những chuyện tưởng như đã xa…

Tức thời bây giờ có hành động của một nhà nông học Việt Nam hiện đang cải tạo đồng ruộng cho châu Phi. Ông đã làm thí điểm ở Sierra Leone, biến ruộng một vụ của họ thành ruông hai vụ, biến năng suất 1 tấn trên hecta thành 4 tấn trên một hecta. Rõ ràng rồi ông sẽ mở rộng dần những thành tựu đó ra toàn châu lục đen này cho mà coi.

Công việc đó đâu có “xớ rớ”?

Một nhà trí thức khác tôi rất kính trọng, khi chỉ đưa ra một con số so sánh về thời hiệu cho thuê đất 20 năm đối với nông dân và 50 năm đối với nhà đầu tư, con số vẻ đâu như rất hiền lành, thực ra là một thách thức vô cùng khó nhằn, đủ để đo năng lực tư duy và hành động của những ai cũng hô khẩu hiệu của dân, do dân, vì dân như những chính khách nhìn xa trông rộng mấy trăm năm trước đã kiến tạo nên nước Mỹ, một thách thức đối với cả một hệ thống hoạch định chính sách luôn luôn lấy bản thân mình làm thước đo chân lý.

Công việc đó tưởng đâu như “xớ rớ” song thực ra đâu có gì là “xớ rớ”?

Cái thước đo khách quan để thấy một công việc làm của người trí thức là có ích hay không có ích, trung thực hay không trung thực, nằm ở một và duy nhất một chân lý này: họ có cư xử đúng khái niệmhay không. Cư xử đúng khái niệm thì nói năng nhẹ nhàng ngọt ngào cũng thành dữ dội mãnh liệt, bởi khi đó mũi tên lập luận – cái công cụ tư duy muôn thuở của người trí thức – đi được trúng vào tim đen của sự vật.

Công cụ tư duy đó sẽ thành vũ khí đấu tranh. Chính vì lẽ đó mà đường lối đốt sách chôn học trò của Tần Thủy Hoàng đã thành bài học truyền đời cho các chế độ cực quyền, khẩu hiệu không bao giờ nói ra của họ là chớ tin tưởng bọn trí thức chân chính.

Chỉ tiếc là trong đám Nho sinh bị chôn sống ấy, không biết có bao nhiêu phần trăm bị chết oan!

Hà Nội, ngày 14//7/2008

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Trí thức salon?

    08/09/2020Lê Thị Liên HoanNgày hôm nay, tôi thấy ở ta, lại có một loại thành phần mới, mang tên mới là trí thức salon. Họ salon ở kiểu gì? Kiểu mới nhìn qua thì hiện đại. Họ bằng cấp đầy mình, và kinh ngạc thay đều là bằng thật. Rồi sao nữa? Rồi họ dùng bằng cấp này làm cơ sở để… lấy thêm bằng cấp kia.
  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    04/03/2019TS Chu HảoỞ nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa?
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

    14/10/2018Trần Ngọc VươngChúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...
  • Bồi dưỡng tri thức

    29/06/2018Andres MauroisDù bạn quyết định muốn làm nghề gì thì cũng cần có một tri thức căn bản. Đó là một nấc đầu trong cái kim tự tháp của bạn. Vậy chúng ta bàn về điểm đó nhé?
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

    27/07/2017Hồ HảiBản chất của cuộc đời nằm trong nhiều cặp phạm trù triết học mà buộc mỗi con người sinh ra và lớn lên ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này cần phải hiểu để thành đạt. Song có những cặp phạm trù mà đã là con người thì cần phải quan tâm, đặc biệt con người đã trưởng thành và có chút thành đạt với đời...
  • Quản lý tri thức có nghĩa là quản lý bản thân

    29/05/2017Peter F. Drucker - Nguyễn Quang A dịchTôi không muốn kết thúc sự nghiệp của mình ở nơi tôi đang làm việc hiện nay!
  • Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu

    03/06/2016Trần Phương HoaLịch sử văn hóa văn minh châu Âu là lịch sử của những dòng chảy tư tưởng mà các chủ thể đã tạo ra các dòng chảy đó chính là những người có thể được gọi theo nhiều cách theo nghề nghiệp của họ - nhà khoa học, triết gia, nghệ sĩ, giáo viên, nhà báo v.v...và chung nhất với tên gọi còn nhiều tranh cãi „trí thức”. Một vài nét sơ lược về những đóng góp, vai trò và sứ mệnh của họ đối với xã hội châu Âu nói chung và văn hóa tư tưởng châu Âu nói riêng...
  • Tri thức và trí thức

    25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã

    23/05/2015Lê Mỹ ÝNhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng là người ít nói. Ông ưa ngồi lặng lẽ trầm tư, ưa “lánh mình” về những nơi chốn thâm nghiêm, yên tĩnh như những cổ tự, đình miếu...nơi ông đã có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hoá cổ. Tư chất của người làm nghiên cứu văn hoá khiến nhiều tác phẩm của ông đi ra ngoài phạm vi nghiên cứu chuyên biệt về mĩ thuật cổ.
  • Vài ý nhỏ nhân đọc bài Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    21/01/2015Nguyễn Ngọc LanhKhái niệm Chân - Thiện - Mỹ ra đời chính là để xác định một cách tổng quát nhất phẩm cách của trí thức. Trí thức chỉ tôn thờ (và dám hy sinh để bảo vệ) sự thật, cái thiện và cái đẹp. Đã là trí thức, không thể nín nhịn khi sự thật bị che dấu, cái giả dối lộng hành; cái thiện bị cái ác lấn lướt, cái đẹp chìm lấp trong cái xấu.
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

    25/06/2011Kim YếnLà phó chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông...
  • Tri thức, bản lĩnh và đẳng cấp doanh nhân

    13/10/2010Với hơn 20 năm, đất nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, từ thị trường sơ khai, tập sự đến thì trường ngày càng trưởng thành hơn, sẽ ngày càng ổn định và phát triển sang giai đoạn mới, ca hơn. Đồng thời, chúng ta cũng từng bước hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, một thế giới đã phát triển cao từ rất lâu...
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh tầng lớp trí thức

    30/07/2009N. A. Berdaev* - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchTình hình trong lĩnh vực trí tuệ và các đại diện của nó, tức là tầng lớp trí thức, càng ngày càng trở thành nặng nề và nguy hiểm. Sự độc lập trong tư duy, tự do trong sáng tạo đang bị những phong trào đầy sức mạnh của thời đại chúng ta phủ nhận. Các thế hệ hiện nay và các lãnh tụ của chúng không công nhận vai trò định hướng của trí tuệ và tư duy. Trong lĩnh vực này thì thế kỷ của chúng ta khác xa với các thế kỷ XIX và XVIII. Những người trí thức, những người sáng tạo văn hóa tinh thần hiện nay cần phải thực hiện các đơn đặt hàng của đời sống, phải phụng sự các quyền lợi của xã hội và ước muốn bá quyền.
  • Tôn vinh trí tuệ và trí thức Việt

    09/07/2009LS Trương Trọng NghĩaVN là một quốc gia nhỏ nhưng đã lập nước và giữ nước thành công suốt hơn hai thiên niên kỷ, cho dù có lúc phải sống dưới ách nô dịch và dã tâm đồng hóa trong gần 1.000 năm Bắc thuộc.
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • xem toàn bộ