Phản ánh mặt bằng dân trí của xã hội Việt Nam

04:02 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Chín, 2013
Trao đổi về những hình ảnh phản cảm tại lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định), PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) cho rằng, không thể đổ lỗi cho người dân, bởi những gì diễn ra tại đây phản ánh mặt bằng của xã hội Việt Nam....

Những năm trước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có hội thảo về lễ Khai ấn đền Trần nhằm hai mục đích, một là dẹp bỏ các bức bối, tệ nạn diễn ra trong lễ hội, hai là tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình.

Các biện pháp được triển khai trong năm trước đã đạt hiệu quả nhất định khi việc giãn cách thời gian phát ấn đã khiến cảnh chen lấn giẫm đạp làm nhiều người bị thương không còn diễn ra. Tuy nhiên, năm nay, với những hiện tượng mà báo chí phản ánh, PGS. TS Bùi Quang Thắng cho rằng: “cần có một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn với hiện tượng này”.

Trước mắt, chúng ta lên án, bày tỏ thái độ bất bình với các hành động phản cảm này là đúng, nhưng từ đó đi tới hủy bỏ các lễ hội là quá dễ dàng và hời hợt. Vấn đề đặt ra là lễ hội đã mang lại những lợi ích gì kể cả mặt kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân và địa phương.

Xét về góc độ kinh tế, lễ hội Khai ấn đền Trần nói riêng và các di sản văn hóa nói chung nếu đem lại lợi nhuận là điều đáng mừng. Bởi Ban tổ chức, địa phương đã biết sử dụng các di sản văn hóa trở thành tài sản kinh tế.

PGS.TS Bùi Quang Thắng nhấn mạnh, đây chính là con “ngỗng vàng” của các địa phương. Nó là điều tích cực hơn rất nhiều dự án kinh tế, các lễ hội do nhà nước đổ tiền ra triển khai, tổ chức mà không mang lại bất cứ lợi lộc gì.

Xét về góc độ xã hội, PGS.TS Thắng đặt câu hỏi: “Những thảm cảnh mà báo chí đưa tại lễ hội Khai ấn đền Trần và những lễ hội khác (nếu có) liệu đã phải là cái nhìn toàn diện và nhân văn?”.

Tại lễ Khai ấn đền Trần. Ảnh: Minh Đức.

“Theo tôi, lễ hội là một phần của xã hội. Và những tiêu cực xảy ra tại lễ Khai ấn đền Trần đang phản ánh hiện thực mặt bằng văn hóa xã hội ở Việt Nam.

Chúng ta bắt gặp cảnh chen lấn, xô đẩy không chỉ ở đền Trần (Nam Định), mà ngay ở những con đường của Thủ đô Hà Nội. Nơi những người dân được coi là thanh lịch văn minh vẫn không ngừng chen lấn từng cm trên đường, vẫn sẵn sàng văng tục thậm chí là thượng cẳng chân hạ cẳng tay nếu có va chạm.

Trong khi lễ hội ở các nước Đông Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, hay lễ hội có lượng người tham gia rất đông như Carnaval tại châu Mỹ đã không có những hình ảnh tương tự”.

Nói cách khác, người dân chính là sản phẩm của thời đại, của thể chế. Chúng ta không nên “tỏ ra” sốc cũng như không thể phê phán người dân chen lấn, xô đẩy nhau khi tự cho mình ở một tầng nấc văn hóa cao hơn, có phẩm giá cao hơn họ. Và chúng ta cũng không thể đòi hỏi giáo dục người dân trong một không gian cuốn hút, chật hẹp và nhạy cảm như tại lễ hội Khai ấn đền Trần.

Điều đáng trách ở đây không phải là người dân mà có không ít quan chức, cán bộ tham dự lễ hội. Chính họ phải là những người làm gương cho dân chúng noi theo.

Bởi họ là người đầu tiên mà các cấp quản lý có thể nhắc nhở, khuôn vào kỷ luật. Quan chức là những người đảm đương phần dương của xã hội, nếu quan chức dấn thân quá sâu vào lễ hội thì vô tình tự coi mình lĩnh luôn cả phần âm của đời sống. Như thế là biểu hiện thiếu hiểu biết văn hóa. PGS.TS Bùi Quang Thắng nhận định.

Quay trở lại nguồn gốc của lễ hội, chúng ta thấy các lễ hội có đặc điểm chung là sản phẩm của chính cộng đồng, sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân, không phải để phục vụ “quan quyền”.
Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự hiểu mình hơn qua lễ hội

    03/02/2020Vương Trí NhànAi đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi. Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh...
  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi?

    08/02/2019Vương Trí NhànLễ hội càng ngày càng bát nháo với đủ thứ biến tướng của mê tín, kinh doanh trục lợi, nguyên nhân sâu xa của nó từ đâu? Niềm tin mong manh, cuộc sống bất trắc, con người phải bám víu vào tâm lý cầu lợi để lấp đầy hố sâu ham muốn quyền lợi…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng tín!

    13/09/2013Mùa lễ hội xuân Quý Tỵ đang vào thời điểm cao trào. Tuy nhiên, rất ít người biết được những điều nên làm, ý nghĩa văn hóa, tâm linh khi
    đi trẩy hội, mà phần lớn là hành xử theo kiểu “hội chứng đám đông”,
    gây mất trật tự, phản cảm...
  • Nỗi buồn lễ hội

    19/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaXuân đến, phồn thịnh và náo nhiệt, ấy cũng là mùa của những lễ hội. Tựa sợi dây nối tiền nhân với hậu thế, lễ nhắc người ta về đạo làm người. Hội là cuộc vui cộng thể để dồn sức cho cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Giúp gắn kết, tăng niềm tin và sức mạnh dân tộc, lễ hội là một phần thân thuộc và tự nhiên ngày qua ngày bồi bổ nên cốt cách văn hóa của con người Việt Nam.
  • Rừng nhan sắc Việt hội tụ trong "Lễ hội áo dài 3 miền"

    03/10/2010Hàng nghìn khán giả có mặt tại Hồ Gươm được chứng kiến màn trình diễn áo dài độc đáo của “rừng” nhan sắc Việt, tối 1/10. Lễ hội áo dài 3 miền diễn ra tại cụm danh thắng Tháp Bút - Ngọc Sơn chào mừng Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Trong 45 phút của chương trình, 100 người mẫu liên tục trình diễn 600 bộ áo dài...
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhĐiều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • xem toàn bộ