Phẩm chất sinh viên
Luật giáo dục được sửa đổi vừa được Quốc Hội thông qua. Kiến giải của các nhà khoa học từ các góc nhìn khác nhau đã không dừng lại ở những điều luật mà Quốc Hội quyết nghị bởi lẽ cuộc sống vẫn đang đòi hỏi tìm kiếm câu trả lời: Làm sao nền giáo dục nước ta có thể đáp ứng các thách thức của thời đại...
Một con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán. Trong bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp một cách nhìn khác liên quan đến một số nội dung trọng yếu của giáo dục đại học trong Luật Giáo dục mới được Quốc Hội thông qua, cụ thể được nêu rõ ở Điều 39 - Mục tiêu của giáo dục đại học.
Mục tiêu phải cụ thể hơn
Trung tâm của mọi hệ thống giáo dục đại học (GĐĐH) là sinh viên (SV). Mục tiêu của nền GDĐH phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của đất nước ở hiện tại và trong tương lai. Để những mục tiêu này có khả năng hướng dẫn cho sự phát triển của hệ thống GDĐH thì chúng phải hết sức rõ ràng, cụ thể chứ không thể mơ hồ theo kiểu "mục tiêu của GDĐH là đào tạo người có phẩm chất chính trị, đạo đức có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây đựng và bảo vệ tổ quốc,, như trong Điều 39 của Luật Giáo dục sửa đổi được. Chẳng hạn sau khi đặc mục tiêu này, một người đọc nghiêm khắc chắc chắn sẽ tự hỏi không hiểu những “yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc" ở đây là gì (mặc dù người ấy không thể phủ nhận đó là những yêu cầu cốt yếu của một nền giáo dục Đại học). Và tại sao GDĐH lại phải đạt một mục tiêu có vẻ hết sực hiển nhiên là đào tạo ra những con người có kiến thức và năng lực tương xứng với trình độ đào tạo?! Rõ ràng hệ thống GDDH của VN cần có một hệ mục tiêu cụ thể hơn, để từ đó có thể trở lại hướng dẫn hành động cho toàn hệ thống. Trước khi đưa ra các mục tiêu của hệ thống GĐĐH, thiết nghĩ chúng ta cần nhất trí với nhau về xuất phát điểm của hệ thống GDĐH, đó là mỗi SV có những năng lực và mụctiêu khác nhau. Vì vậy, bên cạnh việc trang bị những kỹ năng và kiến thức cơ bản, nhiệm vụ của hệ thống GDĐH là tạo điều kiện và cơ hội, giúp SV phát hiện và bồi dưỡng những năng lực sở trường, để họ có thể đạt được mục tiêu trong cuộc sống và sự nghiệp và đóng góp cho sự phát triển của đất nước..
Tri thức toàn diện
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại một thực trạng khá phổ biến là học sinh phổ thông chọn ngành học ở bậc ĐH theo định hướng của các bậc phụ huynh hay hùa theo bạn bè, mà không căn cứ vào những năng lực nổi trội của mình cũng như ước muốn về nghề nghiệp của họ trong đời sống. Một điều đáng buồn là giáo dục phổ thông của chúng ta chưa tạo cơ hội để học sinh phát triển hết nội lực của mình, và nhờ đó tìm được định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường). Đến lúc trưởng thành hơn, tự biết được mình muốn gì và có thể làm gì trong cuộc đời thì đã thấy mình bỏ phí quá nhiều thời gian tuổi thanh xuân, là lúccon người có năng lượng sáng tạo và làm việc cao nhất.
Chẳng hạn một SV thi vào ĐH Tài chính theo gợi ý của bố mẹ, sau 1-2 năm mài dũng quần ở trường ĐH mới phát hiện ra rằng mình không hề thích hợp với những con số, sổ sách và chứng từ tài chính, trong khi đó cậu ta luôn say mê với những trang sử hào hùng của dân tộc và thích hợp hơn với ngành sử học. Quay sang xung quanh thì mọi cánh cửa gần như đã khép lại với cơ hội được đào tạo một cách chính quy để trở thành một nhà sử học của mình. Trường tài chính là một trường chuyên ngành, trong cả hệ thống giáo trình cũng khó tìm ra được một chữ "lịch sử" chứ chưa dám nói đến chuyện có môn lịch sử ở đó. Chẳng nhẽ muốn học sử lại phải bỏ học. Bỏ học thì phải ôn thi lại vô cùng mệt mỏi và tốn kém; rồi bố mẹ, gia đình, họ hàng, bạn bè, mọi người xung quanh sẽ nghĩ gì về một người bỏ học (mà lại bỏ học tài chính để đi học sử), rồi những năm tháng đã mất có lấy lại được chăng, và rồi nếu có được học sử thì ra trường sẽ làm gì?... Hàng ngàn câu hỏi quay cuồng trong đầu cậu ta, và rốt cuộc, cậu ấy đành phải bằng lòng với số phận đã "an bài" và tiếp tục sống một cách mòn mỏi với những con số, với sổ sách chứng từ mà mình hoàn toàn vô cảm. Rốt cuộc, đất nước mất một nhà sử học có tiềm năng để đổi lấy một nhà tài chính chán chường ngay đối với công việc của mình. Từ câu chuyện này, và hàng ngàn, hàng vạn câu chuyện tương tự khác, có thể rút ra một số bài học quan trọng. Để cho mỗi một SV có thể xác định và bồi dưỡng khả năng sở trường của mình thì chúng ta cần có thêm nhiều trường đại học đa ngành chứ không phải chuyên ngành như hiện nay. Hơn nữa, trong mỗi trường, bên cạnh những môn học cơ bản và cơ sở có tính bắt buộc thì nhất thiết phải bổ sung các môn học tự chọn trong các chuyên ngành khác nhau. Chính những môn học tự chọn này là cơ hội để SV tự kiểm định năng lục của mình ở các chuyên ngành khác nhau, tự đó tìm ra năng lực tốt nhất cùng cảm hứng để có thể học tốt một hay một số ngành học nào đó. Bên cạnh đó, việc cho phép một SV khoa học tự nhiên tự chọn một số môn học xã hội và nhân văn hay ngược lại còn đào tạo cho đất nước những con người có tri thức toàn điện, một điều kiện không thể thiếu được để hòa nhập vào xã hội tri thức hiện đại và tham gia một cách tích cực và hiệu quả cho xã hội dân sự của đất nước.
Yêu cầu sáng tạo
Vậy một nền GDĐH cần được đào tạo những con người có phẩm chất như thế nào để đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước? Và để đạt được những phẩm chất này thì hệ thống đào tạo ĐH phải được thiết kế và tổ chức ra sao?
SVĐH phải được khuyến khích khả năng sáng tạo. Một kết quả nghiên cứu gần đây về tính sáng tạo của SV ở một trường đại học lớn của VN cho biết, trong một mẫu điều tra khá lớn gồm hàng ngàn SV, chỉ có khoảng 20% sinh viên đạt hoặc vượt mức sáng tạo trung bình của tự giới. Như vậy, có tới 80% sinh viên có tính sáng tạo thấp hơn mức trung bình! Đây là một thông tin sét đánh, buộc các nhà GD học phải nghiêm túc xem lại phương pháp, chương trình, cách tổ chức dạy và học trong các trường đại học của Việt Nam.
Mỗi một con người đều được trời phú cho một khả năng sáng tạo ở các mức độ khác nhau. Nhưng để phát huy tối đa khả năng này thì cần phải có một môi trường thích hợp, trong đó yêu cầu tối thiểu đầu tiên là mọi người được phép độc lập suy nghĩ. Khả năng tư duy độc lập là cơ sở của sáng tạo tri thức, còn tư duy theo người khác thì nhiều nhất là tạo ra được một con đường mòn mỏi. Khả năng tư duy độc lập và sáng tạo của SV có thể được khuyến khích bằng cách cho phép họ thảo luận với nhau và thảo luận bình đẳng với giáo viên về những nội dung quan trọng của môn học. Tuyệt đối không được nhén trừng phạt một SV chỉ vì người ấy có ý kiến khác với những gì được dạy trên lớp. Ngược lại, giáo viên nét khuyến khích họ mạnh dạn đưa ra và bảo vệ những suy nghĩ của mình một cách có cơ sớ và khoa học (tuy điều này khó hơn với những ngành nghệ thuật). Học ĐH là học phương pháp tư duy và trau đồi khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thám hiểm những chân trời mới chứ không phải là ê a học thuộc lòng như khối phổ thông cơ sở. Nếu chúng ta chia sẻ quan điểm này về dạy và học ở bậc ĐH thì một đồng thuận tất yếu sẽ là hệ thống giáo dục của chúng ta phải nuôi dưỡng và khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo.
Khả năng tự học
…Trong thời đại của chúng ta và trong tương lai, khả năng tự học này còn trở nên cấp thiết hơn nữa khi kho tàng tri thức của nhân loại cứ vài năm lại được nhân đôi. Điều đó có nghĩa là, đứng nguyên hay thậm chí đi chậm đồng nghĩa với tụt hậu.
SVĐH phải có khả năng tự học. Tự học là một nhẩm chất tối cần thiết của một công dân trong một xã hội tri thức. Ở thời cổ xưa, khi tri thức còn chưa được sáng tạo với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, vua Thang đã tự khắc lên trên thành bồn tắm bảy chữ “nhật tân, nhật tân, hưu nhật tân" để tự răn mình. Rồi Lê nin cũng khuyên thanh niên phải "học, học nữa, học mãi." Trong thời đại của chúng ta và trong tương lai, khả năng tự học này còn trở nên cấp thiết hơn nữa khi kho tàng tri thức của nhân loại cứ vài năm lại được nhân đôi. Điều đó có nghĩa là, đứng nguyên, hay thậm chí đi chậm đồng nghĩa với tụt hậu. Còn tự học liên tục có nghĩa là có thể theo kịp với thời đại, đồng thời có khả năng thích ứng về môi trường luôn biến động.
Để khuyến khích khả năng tự học của SV, phương pháp giảng dạy trong trường ĐH phải thay đổi. Thay bằng việc cung cấp cho SV những câu trả lời dứt khoát mang nặng tính giáo điều, thì người thầy phải đòi hỏi SV tự học, tự tìm tòi để tìm ra câu trả lới cho chính mình. Người thầy cũng cần giúp khơi dậy lòng ham hiểu biết của SV bằng cách chỉ ra cho họ biết, ngoài chân trời này còn có những chân trời khác, rằng tri thức là vô tận, và cách duy nhất để có thế tiếp cận từng phần với kho tàng tri thức đồ sộ liên tục đổi mới của nhân loại là phải có một lòng say mê học tập, một phương pháp tự học thích hợp, và một nền GD trọn đời. Trong các trường ĐH ở các nước phương Tây, bên cạnh những mái đầu xanh thì có cả những mái đầu muối tiêu và bạc trắng. Nhiều người quay lại trường Đại học trong những chương trình có tên gọi là "life-long learning" (học trọn đời) để bổ sung kiến thức cho công việc hiện tại, tái đào tạo để chuyển đổi sang một công việc thú vị hơn, hay thuần túy chỉ để thỏa mãn nhu cầu về tri thúc không mệt mỏi. Chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân đào tạo lại, tự học, và học trọn đời.
Đỉnh cao và điểm hội tụ của nỗ lực tự học, tự tìm tòi của sinh viên trong trường đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học. Đáng tiếc là hoạt động nghiên cứu khoa học của SV. Hiện nay, ở nhiều trường mang nặng tính phong trào mà ít chú trọng vào mục tiêu cơ bản và sâu xa hơn, đó là rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, óc ham học hỏi, khả năng tự học và tự khám phá.
Làm việc theo nhóm
…Nhiều người trong chúng ta đã quá quen với cách nghĩ là nếu người đối thoại đúng thì mình phải làm sai và ngược lại. Khi ấy bản ngã quá cao của chúng ta không thể chấp nhận được những thất bại và bằng mọi cách chúng ta phải chiến thắng. Những người như thế nghĩ theo cách nghĩ của Tổng thống Mỹ Bush - “hoặc là bạn hoặc là kẻ thù”, cách nghĩ hẹp hòi mà cả thế giới lên án.
SV cần biết công tác và làm việc theo nhóm. Câu chuyện về "người Trung Quốc xấu xí" phê phán một cách nặng nề tinh thần hẹp hòi và bất cộng tác của người Trung Quốc. Thế mà ai đã từng có dịp học tập hay sinh sống ở nước ngoài đều nhận thấy rằng tính cộng đồng và khả năng hợp tác của người Trung Quốc luôn cao hơn người VN chúng ta một bậc. Trong khi đó, yêu cầu phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, và toàn xã hội - đều đòi hỏi mỗi cá nhân biết hợp tác, nhiều khi phải thỏa hiệp, để đạt mụcđích chung.
Khi nghe nói đến hai chữ "thỏa hiệp", thường người ta nghĩ ngay đến một điều gì xấu xa. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát kỹ công việc hằng ngày thì thấy rằng nếu mọi nỗi bất đồng đều có thể bàn bạc và thỏa hiệp được thì có thể làmcho tất cả các bên cùng có lợi. Thỏa hiệp ở đây không có nghĩa là buộc một người phải từ bỏ mềm tin, ý thức họ hay quan niệm của mình. Đơn giản hơn thế, thỏa hiệp là hai bên tôn trọng ý kiến của nhau, cố tìm ra những điểm tương đồng và lấy chúng làm xuất phát điểm cho một vấn đề khác. Chỉ có như thế mới đi được đến trạng thái hai bên cùng thấy hài lòng (win-win). Nhiều người trong chúng ta đã quá quen với cách nghĩ là nếu người đối thoại đúng thì mình phải sai và ngược lại, và khi ấy bản ngã quá cao của chúng ta không thể chấp nhận được thất bại và bằng mọi các bị chúng ta phải chiến thắng. Những người như thế nghĩ theo cách nghĩ của Tổng thống Mỹ Bush - "hoặc là bạn hoặc là kẻ thừ” - cách nghĩ hẹp hòi mà cả thế giới lên án.
Tạo cho SV cơ hội cộng tác và làm việc theo nhóm giúp họ làm quen với việc hợp tác, với việc tôn trọng quan điểm của nhau, với việc biết thỏa hiệp và dàn xếp để đạt tới mục đích chung. Làm việc nhóm còn giúp SV nhát triển kỹ năng lãnh đạo, một phẩm chất vốn rất khan hiếm và không thề thiếu được trong bất kỳ một xã hội hiện đại nào.
Lòng tự trọng
… Khi một người học sinh biết rằng vì thầy của mình cũng đạo văn như ai, trích dẫn mà không trích nguồn, khi tồn tại một thị trường dịch vụ làm Luận án tiến sĩ - dành cho những người muốn thăng quan tiến chức, khi chức danh giáo sư có thể mua được… thì biết tìm văn ở đâu, ở đâu bây giờ và rồi những tâm hồn ngây thơ trong sáng ấy sẽ bị nhiễm độc vĩnh viễn!
SV cần được giáo dục lòng tự trọng. Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho SV. Từ trước đến nay, SV trong các trường Đại học vẫn được giáo dục đạo đức bằng các khẩu hiệu mang nặng tính hình thức và phong trào. Thiết nghĩ, chỉ cần giáo dục cho SV có lòng tự trọng, biết tự hào với những gì mình làm đúng và biết xấu hổ với những gì mình làm sai thì cũng đã là đủ. Nếu thế, SV sẽ không quay cóp và không mua điểm. Gần đây SV của một số trường đã mạnh dạn đưa ra một tuyên bố chung trên diễn đàn SV của trường rằng: "quay cóp là nhục nhã". Khi SV đã nhận thức được rằng, trong môi trường học vấn, không có gì xấu xa hơn là đánh cắp kiến thức của người khác rồi tự nhận là của mình thì đã có một hy vọng xây dựng được một nền học vấn thực sự.
Tuy nhiên, lòng tự trọng và đức tính trung thực không phải tự nhiên mà cờ, hơn nữa, nó có thể bị mai một dưới sự tác động liên tục của môi trường xấu. Từ lâu, ở mỗi trường Phổ thông chúng ta đều thấy trưng một khẩu hiệu rất lớn: "Tiên học lễ, hậu học văn", nhưng đường như người ta quên mất rằng "lễ" và "văn" không phải tự nhiên mà có, và nếu trong môi trường của học sinh mà khan hiếm lễ, thiểu phát văn thì học sinh biết học chúng tử đâu? Khi một người học sinh biết rằng vị thầy của mình cũng đạo văn như ai, trích dẫn mà không trích nguồn; khi tồn tại một thị trường dịch vụ làm Luận án tiến sĩ thuê dành cho những người muốn thăng quan tiến chức, khi chức danh giáo sư có thể muađược… thì biết tìm văn ở đâu, lễ ở đâu bây giờ; và rồi những tâm hồn ngây thơ trong sáng ấy sẽ bị nhiễm độc vĩnh viễn!
Để sinh viên có lòng tự trọng thì trước hết họ cần được tôn trọng. Sự tôn trọng này phải được thể hiện ở thái độ của người thày đối với học trò. Thầy hãy xem người học trò, không phải là các cô bé, cậu bé ngây thơ mà mình muốn bảo ban thế nào cũng được, mà phải nhìn họ như là chủ nhân của đất nước, và thậm chí có thể là thầy của mình sau này.
Như vậy, để có những SV có đạo đức, có lòng tự trọng thì ngoài nhà trường ra, gia đình và xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Toàn xã hội hãy trân trọng họ như trân trọng những chủ nhân thực sự của đất nước. Khi ấy, tự bản thân họ sẽ ý thức được nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng và dân tộc.
Bài viết này thảo luận về một số mục tiêu, phương pháp, và nội dung giáo dục sinh viên trong môi trường giáo dục đại học. Hay nói một cách khác, bài viết nêu lên một hệ tiên đề (tuy có thể còn chưa đầy đủ) về những phẩm chất mà SVDH cần phải có, từ đó suy luận ra các hệ quả về phương pháp và nội dung GD của hệ thống GDĐH nước ta trong bối cảnh đất nước đang phải đối diện với vô vàn thách thức của phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập. Để VN có thể hội nhập một cách toàn diện và sánh vai được với cả thế giới thì sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước, phải có khả năng tự mình tìm ra con đường đi của chính mình và có đủ bản lĩnh, trí tuệ, và tự tin để đi trên con đường ấy. Con đường ấy bắt đầu từ trướng phổ thông và được định hình trong các trường ĐH. Nền GDĐH của VN phải tự đổi mới để có thể gánh vác trọng trách này của đất nước.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn