Ông thầy và thời đại
Một trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách.Ông thầy dạy về văn học có trách nhiệm “truyền” vào SV những hơi thở mới nhất, nóng nhất của đời sống văn học đương đại. Ông thầy dạy về marketing buộc phải giới thiệu được sự thay đổi trong xu hướng tiếp cận thị trường hôm nay. Ông thầy dạy báo chí phải làm cho SV của mình “sống” và “thở” trong môi trường truyền thông hiện đại… Như thế giáo án của các thầy là một thứ giáo án mở, nơi mà những tri thức tiên tiến, hiện đại được cập nhật không ngừng nghỉ.
Người ta tính rằng kiến thức của nhân loại trong năm năm gần đây bằng tổng số kiến thức trong 5.000 năm trước cộng lại. Điều này có nghĩa trong thời đại hiện nay, nếu không chịu cập nhật những thông tin mới, dù chỉ trong một ngày, chúng ta sẽ bị tụt hậu rất xa.
Chính vì khi ngồi trên ghế giảng đường, nếu SV không cập nhật, nắm bắt những tri thức mới( cái mà người ta gọi là “hơi thở của thời đại”) thì sau khi tốt nghiệp họ không thể bắt tay vào công việc chuyên môn của mình ngay. Họ buộc phải chấp nhận một khoảng thời gian rất lãng phí là thời gian “đào tạo lại”, có khi kéo dài tới 1-2 năm.
Như vậy, để giúp SV khi ra trường không phải “ đào tạo lại”, không bị lỗi nhịp với công việc thì đội ngũ giảng viên buộc phải không ngừng nắm bắt thông tin, sở hữu và truyền đạt những tri thức mới nhất, nóng nhất thuộc chuyên ngành của mình. Muốn vậy phải đào tạo ra được những động lực giáo dục. Đó là gì? Một số trường đại học Hàn Quốc đang áp dụng phương thức SV chấm điểm giáo viên. Theo đó, người học sau mỗi kỳ (hoặc mỗi tháng) có quyền bày tỏ quan điểm của mình vể người dạy. Điều này sẽ giúp những nhà quản lý có một cái nhìn xác thực hơn về đội ngũ giảng viên, và quan trọng là nó cho phép SV được quyền kiến nghị và đòi hỏi một cách dân chủ. Khi họ “cũ” quá, SV sẽ đòi hỏi họ “mới”. Trước những sức ép như thế chắc chắn họ buộc phải làm mới mình, phải cập nhật tri thức. Như thế, việc cho phép SV chấm điểm thầy không phải là một thứ “dân chủ quá trớn” như ai đó phàn nàn, mà là một động lực giáo dục.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh