Niêu Thạch Sanh thời công nghệ

03:45 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Bảy, 2016

Có lẽ không sai nếu người ta ví von Internet là cái “niêu” không đáy của thế giới, hàng tỉ thông tin được “ủn” lên mỗi ngày chưa bao giờ làm nó bội thực. Tuy nhiên, cái niêu tập thể này đăng gặp phải nhiều tranh cãi…

Với sự bùng nổ của công nghệ số và đặc biệt là sự phát triển của công cụ tìm kiếm Google, chúng ta đang hy vọng vào khả năng làm được nhiều thứ hơn một lúc và tốc độ làm việc cũng sẽ nhanh hơn gấp bội. Nhưng chính sự phát triển vượt trội này đã tạo nên những bất cập cho chính những đối tượng sử dụng nó.

Tiện ích khó cưỡng

Chúng ta tìm kiếm và thu nhận thông tin nhanh hơn, và như một kết quả tất yếu, chúng ta đang trở nên thiếu kiên nhẫn hơn. Nếu bạn sử dụng Google để tìm kiếm thông tin trong vòng 10 giây cứh không dành đến 10 phút để tra trong Bách khoa toàn thư thì không có nghĩa là bạn thiếu kiên nhẫn. Nó có nghĩa là chúng ta đang tạo thêm thời gian để làm những việc khác.

Hầu hết những hoạt động lên mạng, vào web cũng hấp đẫn như thời trang. Có một cái gì đó rất lôi cuốn về chúng với câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Thực tế là chính các trang web đã kéo dài sự quan tâm của chúng ta bằng cách cho phép chúng ta theo dõi cùng một câu chuyện qua nhiều năm.

Một nguyên nhân nữa khiến các trang web thu hút sự chú ý chính là sự đa dạng và chuyên môn hóa nhiều hơn của các kiến thưc được đưa ra. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các trang web đang làm điều ngược lại, chúng không đưa chúng ta vào những vấn đề chuyên biệt mà một cá nhân quan tâm, mà chúng đang đưa chúng ta vào một thế giới chủ đề rất đa dạng và vô tận.

Trang web giúp bạn nâng cao sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hóa theo ý của bạn, vì vậy bạn muốn tìm hiểu thêm và sắp xếp chúng, và bạn sẵn sàng lao động cật lực đôi khi đến mức vội vã.

Rõ ràng nhiều người truy cập các trang web mà không phải để tìm kiếm các thông tin mang tính chuyên môn hoặc nhiều người trẻ tuổi thiếu tri thức căn bản về xã hội để có thể tập hợp tất cả những thông tin có được thành một nhóm thông tin có giá trị.

Một cách dễ hiểu được sự thỏa mãn về tri thức và cảm xúc của con người trong một xã hội như hiện nay chính là việc xem xét sự tương phản.


Nhạt nhòa công nghệ số

Công nghệ thông tin, không thể phủ nhận, đã thành công trong việc xây dựng một ngôi nhà chung cho toàn nhân loại, một kho tàng kiến thức chung. Nhưng chính nó là thủ phạm gây nên một số mặt trái khiến con người không thể xóa bỏ.

Rất nhiều người trong chúng ta bị lôi cuốn vào một đống việc như xem video, chat, đọc báo mạng, gửi thư… Sức ép về thời gian không phải là một bệnh lý trong trường hợp này mà đó chính là những biểu hiện từ những gì chúng ta đang làm.

Mặt khác, Internet cũng tạo nên sự đa dạng của cái tôi, Không còn con người sinh hóa, mà chỉ tồn tại một con người ảo, hay chính xác hơn, một con người có muôn vàn bộ mặt, tùy thuộc vào chiếc mặt nạ mà anh ta lựa chọn. Không còn có giống nòi, tuổi tác, giới tính… Và càng đi xa hơn trong trao đổi tinh thần, con người càng khám phá ra ở mình nhiều góc âm u mà ít khi bản thân dám nghĩ tới.


Internet là thế giới của một hạm đội ma vĩ đại, nơi những mảnh ván tàu và những con tàu rách rưới sẽ trôi nổi khắp đại dương và bị lãng quên. Thế giới Internet cũng là thế giới của những tín hiệu SOS. Hàng triệu người miệt mài bỏ ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm xây dựng những website, blog cá nhân. Giống như những chiếc phao cứu sinh hay những lá thư bỏ trong chai rượu, những website cá nhân là nơi trú ngụ của những lời khẩn cầu thảm thiết.

Đại dương mênh mông kiến thức mà Internet mang lại thay đổi hẳn nền tảng của giáo dục. Nếu như trước đây, một học sinh sẽ chỉ được học những gì mà thầy giáo thấy cần thiết cho họ, thì nay thông qua Internet, con người có thể học bất cứ thứ gì cần thiết cho bản thân họ. Và họ luôn luôn phải tư vấn: Vậy tôi thực sự muốn gì? Cái gì có ích cho tôi? Và suy cho cùng thì liệu nó có thực sự cần thiết cho cuộc sống của tôi hay không?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nếu bạn là Robinson?

    28/11/2016TS Phạm Văn TìnhChàng Robinson ngày xưa gặp nạn mới phải thui thủi một mình trên đảo vắng. Đó là điều cực chẳng đã. Còn bây giờ chúng ta lại tự biến mình thành một Robinson "đời mới". Đơn độc thu mình trên máy tính, mải mê với những trò vui mà chắc gì đã mở mang nhiều kiến thức? Cái máy kia nó có tội gì đâu? Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng và tận dụng những ưu thế của phương tiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình.
  • Có nên tin vào mạng cộng đồng?

    28/11/2016PC World MỹCác vấn đề về tính riêng tư nảy sinh từ dịch vụ Beacon của Facebook mới chỉ là những quan ngại đầu tiên: người dùng mạng cộng đồng đang bị theo dõi...
  • Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

    03/03/2016Sacha SeganCác dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó...
  • Internet làm chúng ta ngu đi?

    18/04/2014Khi Nicholas Carr bắt tay viết quyển sách về đề tài liệu Internet có hủy hoại khả năng tư duy của con người hay không, ông đã hạn chế tối đa hoạt động trên mạng, chỉ kiểm tra thư điện tử, tắt hẳn các tài khoản Twitter và Facebook...
  • Báo động các trang tin online “giật gân, câu khách”

    19/06/2010Tử YếnHiện Việt Nam đã có hơn 23,3 triệu người sử dụng internet, chiếm tới 27,1% dân số, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á. Để kiểm soát được thông tin trên báo điện tử, trang tin online và game online trong thời điểm internet đang bùng nổ như hiện nay, biện pháp đang còn… bỏ ngỏ.
  • Sức hút của Internet và Web

    30/11/2009Hoàng GiápVới sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn một lúc và làm với tốc độ nhanh hơn.
  • Những thói quen bị giết chết vì Internet

    10/09/2009Thanh HuyềnDưới đây là trích lược danh sách 50 thứ mà tờ Telegraph (Anh) cho rằng đang dần biến mất bởi sự xâm nhập của mạng , từ các sản phẩm cho tới mô hình kinh doanh, từ những kinh nghiệm cho đến các thói quen trong cuộc sống con người. Danh sách này cũng được xen thêm một số thứ phải chịu tác động của những cải tiến hệ thống mạng hiện đại khác, đặc biệt là điện thoại di động và hệ thống GPS.
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Tương lai mới của thế giới blog

    08/04/2009Phùng Hồng MinhKết hợp với nguyên tắc blog của Facebook, website “blog vi mô” (microblogging) đang dần chiếm ưu thế, hứa hẹn một tương lai rạng rỡ.
  • Second Brain: Dịch vụ tổng hợp nội dung mang tính xã hội

    31/10/2008Thanh TùngNhững người hâm mộ mạng xã hội vừa đón chào sự ra đời của Second Brain - dịch vụ tổng hợp nội dung mang tính xã hội. Mục tiêu của dịch vụ này là giúp bạn chuyển từ nội dung bạn đã tạo trên Internet về một chỗ để bạn có thể sắp xếp, phân loại, tìm kiếm và chia sẻ dễ dàng hơn. Bạn có thể cho comment những nội dung này và cho phép mọi người góp ý...
  • xem toàn bộ