​Không thể né tránh mạng xã hội

Tổng biên tập báo điện tử Vietnam Plus
09:15 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Tám, 2019

Tôi còn nhớ vụ rơi máy bay quân sự cách đây nhiều năm. Một tai nạn thảm khốc! Khi đó, mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ nhưng thông tin râm ran khắp nơi, cho dù có chỉ đạo không đưa tin về vụ này. ..

Một thời gian sau, trong một lần về làm việc với TTXVN, một vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ khẳng định rằng vụ việc đó không có gì phải giấu, bởi vệ tinh có thể chụp được hết những gì trên mặt đất, chính vì vậy phải nhanh chóng có thông tin để định hướng dư luận.

Nhưng hết vụ này đến vụ khác, báo chí vẫn tiếp tục chạy theo mạng xã hội.

Ví dụ nổi bật nhất có lẽ là sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, dù chúng ta - những người làm báo chính thống - đều biết rất sớm nhưng suốt mấy tiếng đồng hồ không hề có một bản tin ngắn thông báo về sự kiện này.

Thông tin chính thức phải một ngày sau mới xuất hiện. Báo chí bỏ mặc cho thông tin trôi nổi không rõ đúng sai trên mạng xã hội. Còn chúng ta vẫn phải chờ đợi một quyết định theo kiểu làm báo của mấy thập niên trước.

Hậu quả không chỉ nằm ở những thông tin chính xác trên mạng xã hội. Nhiều trường hợp báo chí chính thống không thể cung cấp kịp thời thì mạng xã hội trở thành một nguồn tin “thô” quan trọng cho người dùng.

Và một tỉ lệ lớn người dùng giờ đây coi mạng xã hội mới là nguồn tin đáng tin cậy của họ chứ không phải báo chí. Nhưng hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi mạng xã hội đăng tải những thông tin sai lệch mà báo chí chính thống không phản ứng kịp thời hoặc quá chậm.

Và khi xuất hiện những thông tin chính xác thì không có gì đảm bảo rằng thông tin đó sẽ đến được với những người dùng đã tiếp nhận và lan truyền thông tin sai trước đó.

Ở Việt Nam, dường như sự chia sẻ những thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội đang khiến nhiều người sử dụng mạng xã hội lúng túng thật sự vì không biết phải tin vào đâu.

Thay vì thẩm định thông tin để đưa ra những nội dung xác thực, nhiều báo điện tử lại bị cuốn theo cách đăng tải thông tin của người dùng trên mạng xã hội, thay vì bám giữ những giá trị bất di bất dịch của báo chí là thẩm định thông tin đồng thời đảm bảo sự công bằng và cân bằng.

Không khó để nhặt ra những bài viết trên nhiều báo điện tử - thậm chí có những tên tuổi nổi tiếng - mà nội dung hoặc hình ảnh đơn giản được cắt dán từ tài khoản mạng xã hội của những người nổi tiếng nhưng về sau phát hiện rằng đó chỉ là những thông tin vui đùa hoặc tin đồn thất thiệt.

Cũng có trường hợp các nhà báo coi mạng xã hội như một nơi đăng tải những thông tin mà họ không thể đưa lên báo: chuyện bếp núc hậu trường hoặc thậm chí là bài viết gốc khi chưa được biên tập.

Tài khoản mạng xã hội thuộc về cá nhân, nhưng khi tài khoản đó là của một nhà báo lại tạo ra ảnh hưởng đáng kể, trong khi ranh giới giữa câu chuyện cá nhân và quan điểm của nhà báo lại quá mong manh.

Trong một hội thảo của thanh niên mà tôi từng được tham dự cách đây hơn một năm, một bí thư Đoàn đọc tham luận nói rằng thanh niên cần tránh xa mạng xã hội vì đây là một môi trường tiêu cực, ẩn chứa nhiều điều có hại cho giới trẻ.

Tôi đáp lại rằng : “Mạng xã hội không xấu, chỉ có những con người sử dụng vào mục đích xấu. Và thay vì né tránh, hãy tham gia tích cực để tăng phần tốt đẹp trên mạng xã hội”.

Với thông tin cũng vậy thôi, báo chí không thể né tránh hay bị cuốn theo dòng lũ của mạng xã hội, mà hãy tìm cách để cưỡi lên con sóng đó.

__________

(*) Trích tham luận trình bày tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam ngày 8-8-2015.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo chí hiện đại ngày càng lá cải

    09/01/2018Alex S. Jones - Hoàng Thư (biên dịch)Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman đã tìm ra một số cách vừa sâu sắc vừa thú vị để chỉ ra sự khác biệt giữa các thể loại báo chí Mỹ. Theo ông, truyền thông có thể được chia thành 4 loại: báo chí truyền thống, báo chí lá cải, báo chí cổ súy, và giải trí. Cách đầu tiên mà Entman đưa ra để phân biệt 4 loại báo này với nhau là dựa vào mức độ chúng tuân thủ 5 tiêu chuẩn căn bản của báo chí.
  • Mạng xã hội lượng nhiều, chất ít

    02/04/2016Hải AnhSinh vội vã, sống vật vờ - các mạng xã hội Việt Nam đang loay hoay tồn tại, phát triển và nỗ lực tìm hướng đi riêng để thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhất là trước động thái cạnh tranh mạnh mẽ sắp tới đây của Yahoo! (nâng cấp dịch vụ Yahoo!360o)...
  • Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

    03/03/2016Sacha SeganCác dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó...
  • Lá cải và sự thú vị của tiền

    07/04/2015Tuấn KhanhNhững câu chuyện về tiền quẩn quanh đất nước này. Và như có liên đới với nhau...
  • Mạng xã hội - kết nối hay chia rẽ con người?

    19/07/2011Vương ĐỗNhững mạng xã hội như Twitter hay Facebook không giúp kết nối người ta với nhau – thay vào đó chúng cách ly con người với thế giới thực. Đây là lời cảnh báo mới nhất từ giới học giả về trào lưu sử dụng mạng xã hội hiện nay...
  • Khi tin đồn tìm ta trú ngụ

    02/11/2012Lê Ngọc Sơn(Thực hiện)Trên truyền hình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình xác nhận: Hiện đang có những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống ngân hàng. Vậy tin đồn xuất hiện như thế nào và liệu có thể hạn chế tác động tiêu cực của nó tới đời sống xã hội? Sinh Viên Việt Nam đã trao đổi cùng TS Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam).
  • Sự ra đời và trưởng thành của Báo Lá Cải

    29/05/2012Lê Thị Liên HoanPhóng viên: Thưa anh, trong ngôn ngữ thế giới có một từ “lá cải” để chỉ những tờ báo chuyên khai thác những chuyện vụn vặt, những sự kiện đời tư, v.v, đúng không ạ?
  • Sức mạnh đáng kinh ngạc của mạng xã hội

    22/12/2009Hoàng Giáp (lược dịch từ City-Journal)Trước khi mạng xã hội xuất hiện thì rất ít người trong số chúng ta từng muốn có một người bạn như vậy.
  • Luyện “võ” chống tin đồn

    15/11/2009Hà VũCơn sốt vàng vô lý vừa qua góp thêm vào "bộ sưu tập" những ví dụ không nhỏ về tâm lý bầy đàn, thiếu tỉnh táo của người dân khi đối mặt với những tình huống thị trường bất thường. Chúng ta vẫn thiếu "võ" chống tin đồn cho dù đã trải qua nhiều bài học đắt giá...
  • xem toàn bộ