Đối thoại với robot

10:35 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Mười Một, 2016

Trong chuyến đi làm việc đến dự 'triển lãm và hội chợ giao thương sáng tạo Tokyo 2016, tôi dành thời gian để trải nghiệm với 'cô Robot' của Nhật Bản (thiết kế cho giao tiếp hướng dẫn - dùng tiếng Nhật và tiếng Anh). Tôi viết lại những đối thoại ngắn, không để kể mà cùng chiêm nghiệm đôi điều về cách của con người trong ứng xử hàng ngày lẫn quản trị xã hội...

Tôi: Bạn hãy chỉ cho tôi cách đi đến khu triển lãm số 2 thuộc trung tâm này được không?

Robot: (ngước khuôn mặt cực kỳ thân thiện nhìn tôi chăm chú và nhướn đầu nhẹ về trước, quay phía tai tới tôi): Bạn đã biết nơi bạn đang đứng ở đâu chứ? Hãy nhìn lên màn hình trước ngực tôi để nhận biết !

Tôi: À, tôi đã rõ rồi, thế cách đi đến khu triển lãm số 2 trong toà nhà này như thế nào?

Robot: Hãy nhìn màn hình, bạn cần đi theo đường hiển thị màu xanh từ vị trí này đến đó. Bạn có nhớ được không?

Tôi: (làm bộ cau mày, giọng hơi gắt lên) Ồ, tôi không nhớ được đâu!

Robot: Không vấn đề gì, hãy vui lên! Nếu bạn có máy điện thoại hãy chụp lại hình trên hiển thị của tôi nhé?!

Tôi: (cố làm phức tạp) Tôi cũng không có điện thoại!

Robot: Vậy bạn cố gắng nhớ đoạn đường từ đây đến lối ra khu số 1 này , rồi hỏi tiếp những người có trách nhiệm ở đó!

Tôi: (đưa tay ra bắt) Vâng cảm ơn.

Robot (lắc lư nhẹ đầu như hài lòng, xen xơ xanh hiện lên trong đôi mắt tròn rất dễ thương và đưa cánh tay lên cho tôi bắt) Chúc bạn một ngày may mắn!

Tôi cố ý bóp mạnh và giữ lâu bàn tay, cảm thấy bàn tay 'Cô ấy' lắc nhẹ và cử động như khẽ rút ra, lại hỏi tiếp: Tôi còn giúp bạn được gì nữa không ?

Tôi (được thể tiếp): Tôi muốn uống nước!

Robot: Trong toà nhà này có nhiều chỗ để nước uống, ( và chủ động ): Xin chào tạm biệt!




Tôi đứng bên cạnh 'Cô ấy' chụp ảnh, Robot làm dáng thân thiện phối hợp cùng ( giơ 1 cánh tay lên chào )...

...

Tôi đi tham quan một vòng, rồi quay lại 'Cô ấy' hỏi: Bạn còn nhớ tôi không?

Robot: ( lắc lư vài giây như làm bộ đang lục trí nhớ ): Bạn hãy giới thiệu về mình? (trong lúc đó sau gần 10''), hãy nhìn lên màn hình, trong số những người này có phải bạn là người trong ô vàng đang nhấp nháy ?

Tôi (ồ lên ngạc nhiên và thích thú, nhưng muốn thử nên nói): Đó không phải là tôi !

Robot ( lắc nhẹ đầu, hai tay hơi đưa lên như bối rối ): Xin lỗi bạn nhé! Tôi sẽ tự xoá ngay hình đó khi nó 'không là Ai cả ' trong bộ nhớ của tôi!

Robot như ngừng giao tiếp, phát ra những tiếng động nhỏ từ bên trong! Người chuyên viên theo dõi, bước đến giải thích: Robot được cài đặt nhớ được hình ảnh 10 vạn người với những đối thoại đã xảy ra ( trong khung cảnh mấy ngày triển lãm này - để cung cấp tư liệu cho các chuyên gia hoàn thiện ), nhưng Nó phải tự set up lại vì không ứng xử được với ' sự nói dối ' ( tự xoá bỏ những thông tin không được xác nhận ), để giữ cho mình tối đa tổng bộ nhớ trống hữu ích !!!

Tôiquay sang trò chuyện với anh chuyên viên....anh ấy cho biết : Robot được lập trình chỉ cho những ứng xử 'logic' ví dụ : đi ra đường gặp đèn đỏ là dừng! Nhưng nếu lập trình giống như ke biết quy định đó nhưng cố tình không dừng ( lại mang ý ăn vạ người khác khi đâm phải mình ) thì bộ nhớ của Robot phải tăng dung lượng lên cả triệu lần, tích nạp một chương trình cực kỳ phức tạp ( đến mức chuyên gia lập trình cũng có thể bị đứt mạch máu não ). Khi đó tính dụng hữu ích của ROBOT không những không còn gì mà trở nên rất nguy hại!

Anh ấy bình luận tiếp rất chí lý : nếu sau này có xảy ra 'chiến tranh giữa người và Robot' thì chính là khi đã làm ra được thế hệ Robot 'tư duy hành xử phi logic - rằng thế mà không phải thế' ( chẳng hạn 2+3 không phải bằng 5 / khi đường cong mà lại 'xảo ngôn' là 'cong mềm mại' / khi đánh người mà lại nguỵ biện là 'tay va phải má' / khi hô hào chống tham nhũng nhưng hoàn toàn trái ngược thế....như chúng tôi thỉnh thoảng nghe thấy trên TV về nước của bạn ) !

Tôi hỏi anh ấy: Là con người, trong xã hội hiện thực thì có quá nhiều điều 'phi logic' mà chúng ta phải đối mặt, phải thế, phải đi qua. Nước Nhật có chủ trương nghiên cứu làm ra những Robot thế không?

Anh chuyên viên đáp: Để có phương pháp quản trị con người trong xã hội thực, cũng như để làm ra trí tuệ nhân tạo' cả Thế giới biết là do Nhật Bản có 'trung tâm nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người' uy tín bậc nhất! Thế nhưng xã hội của chúng ta đã quá thừa sự phức tạp nên chúng tôi chỉ tạo ra Robot có 'trí tuệ lành mạnh' - nghĩa là : cố hiểu vấn đề bên ngoài, nhưng phải đi đến giải pháp đơn giản của phương pháp logic, và hữu ích với con người ! Thật thảm hoạ nếu dùng ngân sách và trí tuệ tuyệt đỉnh của ' Người Thực' lại tạo nên 'Người Ảo' làm rắc rối , mờ mịt thêm cuộc sống !

Tôitâm sự: Như thế những người ' phức tạp / rắc rối...' họ rất thông minh đấy chứ?

Anh chuyên viên: Dung lượng nơ ron thần kinh của mọi người bình thường khá ngang bằng nhau, cách tương tác giữa các nơ ron đó tạo nên 'chất lượng thông minh' ! Bạn nói đúng : tương tác phức tạp 'phi logic' trong não bộ là trạng thái có thể nói 'siêu thông minh' ! Nhưng nhân loại tiến bộ không muốn sa thêm vào ' bất định' - thế sẽ là thảm hoạ ! Trí tuệ nhân tạo' chỉ nên là 'thuần khiết logic' - nghĩa là : cần nhớ quá khứ, cần xử lý dữ kiện 'hiểu được' để HỖ TRỢ GIẢI PHÁP MÀ KHÔNG GÂY PHƯƠNG HẠI / KHÔNG HẬU QUẢ XẤU/ KHÔNG RẮC RỐI THÊM CHO ĐỐI TÁC VÀ MÔI TRƯỜNG' ! Đó chính là triết lý lập trình cho Robot!

Tôi nói: Ngày trước chúng tôi phải lập trình cho tên lửa bay trúng mục tiêu mà máy tính lúc đó chỉ có dung lượng nhớ rất thấp! Vì nguyên lý : nạp lệnh / chấp hành / xoá cũ!

Anh chuyên viên hồ hởi: Còn ngày nay chỉ là Iphone cá nhân thôi đã có đến 258 Gb , thế mà vẫn nhanh chóng bị chật, và RAM hoá ra còn lại quá ít chỗ trống để xử lý những nhiệm vụ đơn giản ! Bây giờ : nhận lệnh (X) mà còn băn khoăn thực ra X muốn sao, để làm gì.... bộ phận chấp hành mà còn cài thêm vào đó bao nhiêu 'ý riêng' . Thực hiện xong mà không dám xoá cũ, cứ phải nhớ mãi để còn truy cứu, làm bằng chứng, biến báo.... nên bộ nhớ phải khổng lồ và tính hữu ích của hệ điều hành và chấp hành bị triệt tiêu !

Tôiquay trở lại 'Cô Robot': Chào tạm biệt bạn, hẹn gặp lại nhé, nhưng bạn còn nhận ra tôi không?

Robot ( giơ tay lên vẫy nhẹ ): Chúc bạn tốt lành, hình ảnh hiện tại của bạn đã được lưu lại, trừ khi bạn muốn từ chối! Hoặc tôi không thể hiểu được bạn (!)

Tôi quay lại anh chuyên viên hỏi thêm vài điều, anh ấy vẫn hồ hởi: Nếu trí tuệ mà chứa đựng tiêu cực, mưu mô thủ đoạn thì với dung lượng hơn trăm tỉ nơ ron thần kinh trong não bộ hoàn toàn không đủ cho chính việc đó, và những việc đó tự chúng sẽ ' đòi hỏi vô độ' những bộ nhớ mới rất khủng, ngốn rất nhiều năng lượng, thậm chí tranh chấp và ' ăn thịt' những bộ nhớ lân cận đang làm chức năng hữu ích khác.... hơn nữa con người chúng ta mất kiểm soát toàn diện với Robot, nó không nghe theo lệnh của chủ nhân nữa! Khi đó giống như bệnh ung thư, là 'tận thế của trí tuệ và tinh thần' . Làm ra Robot và hiểu rõ như vậy nên Nhật Bản cũng phải loại trừ nguy cơ tương tự nhờ giáo dục con người tốt và quản trị xã hội lành mạnh, minh bạch, logic, chứ không hẳn cố làm ra Robot 'siêu việt' ! Hãy để nó là 'công cụ tốt' cho con người tốt ! Trí tuệ hơn nhưng nhân văn hơn !

Một lần nữa, còn đầy hấp lực và luyến tiếc tiếc xúc với ' cô Robot' tôi ghé sát hỏi: Bạn có buồn chán công việc này không?Tôi nhận được câu trả lời: Tôi hiểu từ 'buồn chán' nhưng không tìm thấy được nó trong trạng thái làm việc của tôi'

Tôivô cùng khâm phục ' Trí tuệ nhân tạo' như thế ! Kính nể tinh thần sáng tạo của người Nhật với triết lý tuyệt vời của họ! Thêm hiểu tại sao Đất nước Mặt Trời lại tiến bộ văn minh!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Robot bao giờ biết tâm tư?

    25/01/2015Phạm Việt HưngĐó là tuyên bố của Rodney Bronks, Giám đốc Viện nghiên cứu trí thông minh nhân tạo thuộc Viện MIT nổi tiếng, trong cuốn sách mới xuất bản của ông mang tên Thể xác và máy móc. Robots sẽ biến đổi chúng ta ra sao - một cuốn sách được tờ The New York Times mô tả là hết sức hấp dẫn bởi những khái niệm mới lạ về ý thức và vô thức và bởi sự liên hệ các khái niệm ấy với sự phát triển của robot trong tương lai...
  • Sáng chế khoa học mới giúp con người cạnh tranh với robot

    21/10/2014Phương MyHiện tại, rất nhiều người đã bị mất việc vì robot. Chính vì vậy, đã có hàng loạt sáng chế khoa học mới ra đời để giúp con người có thể tăng năng suất của bản thân, nhằm cạnh tranh với robot...
  • Domo: Robot mới, biết suy nghĩ

    20/04/2007Minh Quang (Theo Live Science/ Webwire/In The News)Một robot biết nhìn, suy nghĩ, phỏng đoán, sắp xếp đồ vật và biết kêu lên "Ui cha" khi bị bóp đau... Đó là những ưu điểm nổi bật của Domo, một sản phẩm robot mới của Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ...
  • Trưng bày về tiến hóa của Robot

    31/08/2006Trưng bày trên đây không chủ định đưa ra rốt ráo mọi tiến trình. Mục tiêu của trưng bày chỉ là ghi nhận các cột mốc trên con đường dài tự động hóa của robot. Sợi chỉ dẫn lỗi nối các mốc thời gian khác nhau cho ta thấy mục tiêu tối hậu của những nghiên cứu hiện nay, triển khai một cái máy, không nhất thiết giống người, thích nghi với một môi trường bấp bênh, có thể giúp cho nghiên cứu và phát triển. Một mục tiêu còn xa mới đạt...