Nghệ thuật Tham nhũng và Hối lộ
Thay lời tựa
Tham nhũng làcái họa thâm độc, tai hại không biết bao nhiêu cho những dân tộc chậm tiến, Trung Hoa, đã mất nước về tay Cộng sản bởi nạn tham nhũng. Chính nạn ăn tiền, nhũng lạm của công đã làm cho Trung Hoa quốc dân đảng thất bại, và ở Hàn Quốc, chính phủ LýThừa Vãn cũng chỉ vì nạn này trước đây phải lung lay rồi sụp đổ.Ở nước ViệtNam, nạn tham nhũng ngày nay có lẽ đang ở mức độ kinh khủng hơn ở bất cứ quốc gia nào và những con sâu dân mọt nước đã không è dè một sức mạnh nào, chúng đã thản nhiên trước dư luận và chúng đã ăn cắp một cách đại quy mô, ăn cắp công quỹ cũng như ăn cắp của dân chúng.
Có một vàiChính phủ đã đặt ra những biện pháp để ngăn chặn tham nhũng và hối lộ, nhưng những biện pháp dù khắt khe tới đâu, những kẻ tham nhũng to đầu vẫn lọt lưới, rút cuộcchỉ những kẻ kém cánh, thấp cổ bé họng vì đói rách ăn quẩn đã là những con mồi cho những biện pháp khắt khe đặt ra.
Bao nhiêu biện pháp đã thất bại, lỗi tại ai? Tại chính quyền chăng? Mà chính quyền là nhữngai? Tạo hoàn cảnh chăng hay tại tình hình xã hội?
Cựu Thủ tướng Néguib nước Ai Cập đã tuyên bố:
- Mọisự hà lạm trong các nước nhược tiểu đều do ngoại bang gây nên. Không còn ngoại bang nhúng tay vào trong công việc nội bộ nữa, sự hà lạm sẽ mất tiệt.
Nạn thamnhũng và hối lộ tại nước ta hiện nay phải chăng cũng do ngoại bang gây nên? Vàngoại bang đây là ai?
Xét cho kỹ, lời của cựu Thủ tướng Ai Cập cũng không sai. Từ xưa, tai họa này ở nước ta vẫn có,nhưng chỉ trong một phạm vi nào, nền đạo đức cổ truyền của ta dầu sao cũng đãkhiến những kẻ gian tham không dám có những hành vi trắng trợn. Rồi người Phápthôn tính nước ta, họ đã dung dưỡng một số quan tham ô lại và do đó nạn tham nhũng bành trướng, lớn dần, lớn mãi, lớn cho đến mức độ ngày nay, tới một mức độmà chính những người có nhiệm vụ bài trừ tham nhũng lại tham nhũng hơn những kẻt ham nhũng – tôi nhớ lại, cái Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, có ông Chủ tịch nắm giữhồ sơ của những kẻ tham nhũng tiết lộ cho báo chí từng phần. Báo chí đăng lên, các đương nhân tìm tới ông lo lót, ông lại cho báo chí cải chính! Ông thật là caotay ấn, đã tham nhũng trên những kẻ tham nhũng, đã băn hối lộ của những tay ăn hối lộ.
Nói đến ăn hốilộ phải có người hối lộ. Ở đây có người quy tội cho chính quyền vì chính quyền không khéo tổ chức sự giáo dục quần chúng, không dạy quần chúng biết tự trọng,gặp một việc gì là chỉ trích đến việc lo lót! Người dân không lo lót nữa, kẻtham nhũng ăn hối lộ vào đâu.
Xưa có câuchuyện:
“Dương Chấn được bổ đi làm Thái thú quận Đông Lai. Lúc đi phó nhậm, qua đất Xương ấp, quanhuyện ở đấy là Vương Mật, trước được nhờ ông đề bạt cho, vào yết kiến. Rồi đợiđêm khuya lại đem vàng đến lễ.
Dương Chấn bảo:
- Trướctôi biết ông là người khá, mới cử ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi,còn đem vàng đến cho tôi ư!
Vương Mật cố nài thưa rằng:
- Xin ngài cứ nhận cho. Bây giờ đêm khuya không ai biết.
Dương Chấn trảlời:
- Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo là không ai biết.
Vương Mậtnghe nói xấu hổ lui ra.”
Qua câu chuyện trên trích trongCổ học Tinh hoa của các ông Trần Lê Nhân và Nguyễn Văn Ngọc,ta thấy rằng Dương Chấn là một ông quan thanh liêm, chỉ chăm việc dân việc nước, không tham nhũng, không làm giàu cho mình. Sách thường nhắc lại lời ông nói:
“- Làm quan mà để được cái tiếng thanh bạch cho con cháu, chẳng quý hơn là để tiềncủa ruộng nương cho chúng ư?”
Dương Chấn là một ông quan thanh liêm không nhận tiền hối lộ của Vương Mật, nhưng giả tỉ nếuông nhận, phần lỗi do ở Vương Mật nhiều hơn, Vương Mật đã mang tiền tới Dương Châu. Thế cho nên tham quan mà có là do dân, dân lo lót, quan mê lợi, việc thamnhũng lẽ tất nhiên phải có. Người đời có phải ai cũng như Dương Chấn đâu? Thóithường lợi vẫn làm mê lòng người, nhất là khi cái lợi đó lại bỗng dưng tự đâu tớivới mình; người hiếu lợi thấy lợi không bỏ qua. Tư Mã Thiên để răn những kẻ hám lợi có kể câu chuyện sau đây:
“Nước Tần có kẻ hiếu lợi, một hôm ra chợ, gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: Cái này tôiăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được. Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi tiền, anh ta nói:
- Lửa tham bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ, tôi cứ tưởng củatôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi các người cứ cho tôi, sau này tôigiàu có, tôi sẽ đem tiền giả lại.
Người coi chợ thấy càn rỡ, đánh cho anh mấy roi, bắt của ai phải trả lại người ấy. Cả chợ cườiồ. Anh ta mắng:
- Thếgian còn nhiều kẻ hám lợi hơn ta, thường dùng thiên phương bách kế ngấm ngầm lấycủa người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày, so với những kẻ ấy thì ta lạichẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ”. (theo sách Cổ họcTinh hoa của Trần Lê Nhân và Nguyễn Văn Ngọc)
Câu chuyệntrên chỉ là một câu chuyện bịa đặt, nhưng câu chuyện bịa đặt của thời xưa ởTrung Quốc thực đã hợp với ngày nay ở Việt Nam. Qua những câu chuyện tham nhũngvà hối lộ hằng ngày đăng tải trên báo chí, ta đã thấy bao nhiêu kẻ hiếu lợidùng mọi mưu thần chước quỷ để thu lợi cho mình, mà thường những kẻ này lợi baonhiêu cũng vẫn chưa thỏa mãn! Báo chí chỉ nói tới những vụ vỡ lở, bên những vụnày còn biết bao nhieu những vụ khác mà những kẻ chủ mưu thường được sự che chởcủa nhiều phía.
Chỉ khổ mấyanh công chức đói rách. Họ là những con vật hy sinh để trấn an nhân tâm, họ bịtrừng phạt thật nặng tuy tội họ chẳng đáng bao nhiêu.
Với hoàn cảnhhiện thời, đã có người nói rằng:
- Nhữngcông chức cò con có tham nhũng cũng chỉ là tự vệ. Vật giá lên cao, họ bị bóc lột tứ phía, họ phải xoay để bù đắp vào chỗ bị bóc lột này! Tiền gạo cao, tiền đườngcao, tiền sữa con cao, tiền húi đầu tăng… họ lấy đâu mà bù!
Ủy ban Bài trừ Tham nhũng ra đời, tham nhũng càng nhiều hơn! Ủy ban bài trừ tham nhũng được giải tán, phải chăng đây là điềm báo hiệu đất nước chúng ta sắp hết tham nhũng.
Nạn tham nhũng chưa hết, dân chúng Việt Nam còn khổ!
Với tập sáchnhỏ, chúng tôi nhặt nhạnh lại để kể ra những chuyện tham nhũng đã từng có tạinước ta từ thời Pháp thuộc tới nay. Để tiện cho bạn đọc so sánh và nhận thấy sựtiến bộ rõ rệt của nghệ thuật tham nhũng và hối lộ tại nước nhà chúng tôi xinchia tập sách ra làm ba phần:
- Thamnhũng dưới thời Pháp thuộc
- Thamnhũng sau thời Pháp thuộc cho đến ngày đất nước phân hai
- Thamnhũng ngày nay
Mong rằng nhữngtrang viết sau đây sẽ có ích phần nào cho bạn đọc, biết những mánh khóe thamnhũng để mà tránh, biết cái hại của nạn hối lộ để đừng rơi vào.
(Sài Gòn, mùathu năm 1969, Toàn Ánh)
Để thay kếtluận
Công bộc làngười đầy tớ công, nghĩa là người làm việc cho mọi người, người đầy tớ của mọingười, người đầy tớ của dân chúng.
Người công bộc phải làm việc cho dân chúng, phải lo đến việc của dân, không được nghĩ đến lợiriêng mà quên lợi chung, không được vì mình mà nhãng việc thiên hạ.
Bây giờ, giá chúng ta mượn một người đầy tớ mà người đầy tớ đó chỉ là do việc của hắn, chắcchúng ta chẳng bằng lòng nào, chúng ta sẽ không ngần ngại gì mà không cảm hơn hắn.Chúng ta mất tiền mượn người, người đó phải lo việc cho chúng ta, đó chỉ là mộtlẽ tất nhiên và cũng chỉ là lẽ công bằng. Có đời nào chúng ta dại gì lại trảlương cho một kẻ không lo việc cho chúng ta. Trả lương hắn để hắn lo việc của hắnchúng ta chẳng khờ khạo lắm rùi.
Người đầy tớ chúng ta mượn, thí dụ hắn đã không những không lo việc cho chúng ta, mà nếuchúng ta hở cơ là hắn lại xoay luôn, chúng ta sẽ nghĩ sao? Thuần tính thì chúng ta sẽ lôi hắn lên bóp, cho hắn ra Tòa để hắn vào nghỉ tại khám Chí Hòa, nghiềnngẫm đến thái độ của hắn đối với chúng ta. Còn nếu chúng ta nóng tính, nhất là lại nóng tính như Trương Phi đời Tam Quốc, có lẽ chúng ta đã bắt chước TrươngPhi bẻ cành dương liễu đét Đốc Bưu, vút vút cho hắn một chập rồi mời hắn ra khỏi cửa!
Ấy thế màhàng ngày chúng ta vẫn trả lương cho bao nhiêu tên đầy tớ bất lương như thế! Lũđầy tớ đó vẫn lĩnh lương của chúng ta nhưng không mảy may lo việc cho chúng ta mà lại luôn luôn trôn ốc của chúng ta. Không những thế, chúng lại còn lên mặt vớichúng ta là khác!
Đến đây, có người sẽ sửng sốt hỏi: “Sao chúng ta không đưa lũ đầy tớ này lên bóp, tốngchúng vào Khám Chí Hòa, chúng ta còn dùng chúng làm gì? Và lũ chúng là những đứa nào?
Xin thưa:
- Đấy là những vị công bộc không biết lo đến việc dân việc nước, chỉ lo tư lợi, lo quảng cáo cho mình, lo đục khoét công quỹ và lo ăn tiền của dân. Bọn này lĩnh lương do tiền thuế của chúng ta gom góp, lẽ ra phải hết sức làm việc cho chúng ta như đầy tớ làm việc cho chủ, thế mà chúng lại ăn cắp, ăn tiền, chỉ nghĩ về chúng thửhỏi có đáng đét không?
Viết đến đâytôi lại nhớ lời Liễu Tôn Nguyên đời nhà Đường, khi tiễn bạn là Tiết Tôn Nghĩađi làm quan:
- Phàm làm quan ở hạt nào, phải biết chức phận của mình là người làm việc cho dân, chớkhông phải sai dân làm việc cho mình. Dân trong hạt đã chịu nộp thuế để trả lương cho quan thuê quan làm việc cho mình mà ngán thay nhiều kẻ làm quan,lương của dân thì biết lấy, việc dân không biết lo, nhiều khi lại còn ăn cắp củadân!
Lời nói trên của Liễu Tôn Nguyên đáng để cho phường Đốc Bưu ngẫm nghĩ! Và lời nói này cũngnên được treo ở khắp mọi nơi công sở để các Ông các Bà công bộc ngẫm nơi tới phận mình!
Viết xong tại Sài Gòn, Việt Nam đầu thu Kỷ Dậu, 1969
Toan Ánh
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh Vũ