Cuộc Duy Tân Minh Trị lần thứ hai của nước Nhật

04:05 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Chín, 2013

Cuộc “Duy Tân lần thứ hai” đầu thế kỷ XXI hoàn toàn do giới tinh anh Nhật Bản chủ động đề xuất tiến hành, xuất phát từ chỗ họ nhận thức được một nguy cơ mới đang đe dọa sự tồn tại của nước Nhật. Đó là cuộc khủng hoảng dân số, và nguy cơ ấy chỉ có thể giải quyết được bằng cách mở rộng cửa nhận thật nhiều dân nhập cư từ khắp thế giới...

Thập niên 80 thế kỷ XIX, cuộc Duy Tân do vua Minh Trị (Meiji) chủ trương đã mở toang cánh cổng Nhật Bản đóng kín đã bao đời để nước này tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

Giờ đây, có lẽ thế giới đang chứng kiến cuộc Duy Tân Minh Trị lần thứ hai – lần này người Nhật mở cửa để đón nhận hàng chục triệu dân nhập cư từ nước ngoài.

Duy Tân Minh Trị lần thứ hai” là cách nói của nhà báo Fred Stopsky trong bài “Nhật Bản tiến tới chính sách mới về nhập cư”. Dĩ nhiên, hai cuộc cải cách mở cửa cách nhau gần 130 năm này đều vì lợi ích của nước Nhật.

Duy Tân Minh Trị lần thứ nhất tiến hành dưới sức ép của hạm đội Mỹ do đô đốc Matthew C. Perry chỉ huy, buộc Nhật Hoàng phải ký hiệp định thương mại với Mỹ năm 1854. Nhượng bộ khôn ngoan ấy đem lại bước tiến vượt bậc cho quốc gia vốn quen “bế quan tỏa cảng” này: chỉ trong vài chục năm Nhật trở thành cường quốc công nghiệp-quân sự đánh bại hai cường quốc Nga và Trung Quốc.

Cuộc “Duy Tân lần thứ hai” đầu thế kỷ XXI hoàn toàn do giới tinh anh Nhật Bản chủ động đề xuất tiến hành, xuất phát từ chỗ họ nhận thức được một nguy cơ mới đang đe dọa sự tồn tại của nước Nhật. Đó là cuộc khủng hoảng dân số, và nguy cơ ấy chỉ có thể giải quyết được bằng cách mở rộng cửa nhận thật nhiều dân nhập cư từ khắp thế giới.

Ngày 20-6 vừa qua, nhóm 80 Nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP, đảng cầm quyền) trong Quốc hội Nhật trình lên Chính phủ đề án mở rộng diện nhận dân nhập cư từ nước ngoài, kiến nghị trước năm 2050 thực hiện tăng số người nước ngoài tại Nhật lên tới mức 10 triệu người.

Thủ tướng Fukuda rất tán thành bản kiến nghị này và nói sẽ tích cực đảy mạnh thực hiện việc chuyển đổi Nhật thành một “quốc gia của dân di cư”. Một cuộc cách mạng dân số đang bắt đầu tại Nhật Bản.

Ý thức phòng xa của người Nhật

Một góc hình ảnh nước Nhật hiện đại và bận rộn (Nguồn ảnh: unfpa.org)


Người Nhật làm việc gì cũng nhìn xa thấy trước, không bao giờ để “nước đến chân mới nhảy”. Họ luôn lo nghĩ đề phòng sớm các nguy cơ có thể xảy ra sau nhiều năm. Ý thức lo âu phòng xa của người Nhật có lịch sử lâu đời.

Chính phủ và các nhà trí thức thường xuyên nhắc nhở dân chúng thấy rõ những nguy cơ như nước biển dâng sẽ nhấn chìm đảo quốc này, tình trạng thiếu tài nguyên, môi trường sinh tồn khó khăn, động đất và bão như cơm bữa … nhằm kích thích ý thức tự lo xa của dân chúng.

Ngay cả khi kinh tế phát triển cực kỳ ngoạn mục, người Nhật cũng chẳng hề tuyên truyền, huênh hoang tự ca ngợi mình; ngược lại, họ càng tỉnh táo, bình tĩnh hơn, luôn tự kiểm điểm bản thân và suy nghĩ lo xa – một điểm độc đáo làm cho người Nhật khác với nhiều dân tộc phương Đông.

Đầu thập niên 70 thế kỷ XX, Nhật Bản vượt qua các nước Tây Âu, nhảy lên vị trí cường quốc kinh tế số 2 thế giới, nhưng hồi ấy người Nhật lại chẳng bàn bạc gì về kỳ tích này; ngược lại họ bàn nhiều về đề tài “Nhật Bản chìm đắm” – tên một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hai tập xuất bản năm 1975 của nhà văn Sakyo Komatsu 1.

Sách in mỗi tập 2 triệu bản, sau cải biên thành phim, thu hút gần 9 triệu lượt người xem, làm chấn động đảo quốc này. Ba chục năm sau, kinh tế Nhật lại tăng trưởng 5 năm liền, rất đáng phấn khởi, thế mà họ lại bỏ ra 2 tỷ Yên tái dựng phim “Nhật Bản chìm đắm”, có sử dụng công nghệ máy tính, lại được chính quyền và quân đội giúp dựng nhiều cảnh hấp dẫn hơn.

Phim chiếu tại 316 rạp chiếu bóng trong cả nước; chỉ sau 3 ngày đã thu được 9 tỷ Yên tiền bán vé, một lần nữa làm chấn động xã hội Nhật. Đồng thời còn xuất bản một loạt tác phẩm tuyên truyền về các nguy cơ Nhật Bản đang đối mặt.

Giờ đây, người Nhật đang lo âu suy nghĩ về một nguy cơ mới có thể thực sự làm cho quốc gia này suy vong chứ không phải là chuyện viễn tưởng nữa.

Nguy cơ mới của đất nước Mặt Trời Mọc

(Ảnh nguồn: e-city.vn)

Siêu cường kinh tế số hai thế giới đang đứng trước nguy cơ bị vượt mặt. Chỉ ít năm nữa thôi, GDP Trung Quốc sẽ bỏ qua Nhật, tiến lên vị trí thứ hai toàn cầu. Song mối nguy hiểm lớn nhất lại là ở chỗ dân số Nhật đang giảm dần, xã hội ngày càng thiếu lực lượng lao động.

Dân số Nhật khi Đại chiến II chấm dứt có 80 triệu người, năm 2004 lên tới đỉnh cao 128 triệu, thì ngay năm sau đã bắt đầu tăng trưởng âm, tức giảm đi. Trong nửa đầu năm 2005, số người chết nhiều hơn số trẻ mới sinh là 31 nghìn người (568 nghìn so với 537 nghìn).

Theo tính toán, tới năm 2050 số dân sẽ chỉ còn dưới 90 triệu và năm 2100 còn 64 triệu. Nguyên nhân là do tỷ lệ sinh đẻ ngày một giảm, thời gian 1950-1955 bằng 1,43%, thời gian 1990-1995 còn 0,31%. Ngày càng có nhiều thanh niên Nhật lập gia đình muộn và nhiều phụ nữ thích sống độc thân.

Một nguy cơ lớn nữa là từ nửa cuối thập niên 80, lần đầu tiên trên thế giới, nước Nhật chuyển sang tình trạng xã hội già hóa, tỷ lệ trẻ em giảm dần nghiêm trọng dù Nhà nước đã thực thi nhiều chính sách khuyến khích sinh đẻ.

“Sách Trắng xã hội cao tuổi” của Chính phủ Nhật năm 2008 cho biết: đến ngày 1-10-2007 số người già trên 65 tuổi là 27,46 triệu người (nam 11,7; nữ 15,76 triệu), chiếm 21,5% tổng số dân cả nước, lập kỷ lục lịch sử về số người già cũng như tỷ lệ người già.

Trong đó số người từ 65 đến 74 tuổi (“cao tuổi thời kỳ đầu”) là 14,76 triệu; số người từ 75 tuổi trở lên (“cao tuổi thời kỳ sau”) là 12,7 triệu. Dự tính tới năm 2017, số người “cao tuổi thời kỳ sau” sẽ nhiều hơn số “cao tuổi thời kỳ đầu”.

Tỷ lệ người già năm 2050 sẽ lên tới 40,5%. Nếu năm 1960 đổ đồng 11 người đi làm nuôi 1 người nghỉ hưu thì năm 2005 bình quân 3,3 người đi làm phải “cõng” một cụ già, và đến năm 2050 chỉ còn 1,3 người đi làm để nuôi một người nghỉ hưu.

Qua đó ta có thể hiểu vì sao người Nhật đang say mê chế tạo thật nhiều người máy, dù giá thành mỗi rô-bôt lên tới hàng trăm nghìn USD. Rõ ràng, tình trạng xã hội già hóa thiếu sức sống sẽ đe dọa khả năng sinh tồn của dân tộc.

Quy mô khổng lồ của nền kinh tế Nhật đòi hỏi một lực lượng lao động cực lớn tham gia quá trình làm ra sản phẩm và dịch vụ; nếu số dân giảm, số người ở độ tuổi lao động giảm thì rõ ràng nền kinh tế sẽ có nguy cơ đổ vỡ.

Báo cáo năm 2000 của Ban Dân số thuộc Bộ Kinh tế và Xã hội Nhật Bản nhận xét: Để có thể duy trì số dân trong độ tuổi lao động với mức của năm 1995 (87,2 triệu), trong giai đoạn từ 1995 đến 2050, Nhật cần có 33,5 triệu người nhập cư.

Ngoài ra sẽ xuất hiện các khó khăn do thiếu người chăm sóc hàng chục triệu cụ già. Tình trạng trên còn kéo theo tiêu dùng giảm, khiến cho kinh tế không thể phát triển. Theo tính toán, 127 triệu người Nhật hiện nay có sức mua khoảng 4000 tỷ USD, tương đương sức mua của 1130 triệu dân Ấn Độ.

Khi số dân giảm, số người già (là những người ít tiêu dùng) tăng lên, rõ ràng sức mua trong nước sẽ giảm, làm cho nền kinh tế mất chỗ dựa. Tiêu dùng trong nước bao giờ cũng là yếu tố chủ yếu đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Kết quả nghiên cứu của giới tinh anh Nhật cho thấy: để đối phó với nguy cơ nói trên, nước này chỉ còn một con đường duy nhất là mở cửa tiếp nhận hàng chục triệu người nước ngoài định cư vĩnh viễn tại Nhật.

Quá trình tiếp nhận dân nhập cư từ nước ngoài sẽ không dễ dàng

(Ảnh nguồn: pacificaquartet.com)

Nước Nhật hàng nghìn năm qua chỉ có một dân tộc, hầu như không có các sắc tộc thiểu số. Tính đơn nhất chủng tộc này cộng với hoàn cảnh địa lý cô độc giữa đại dương khiến cho người Nhật từ xa xưa không có nhiều dịp tiếp súc với người nước ngoài, họ lại càng không thích người “ngoại tộc” đến sinh sống ở nước mình.

Một điều tra công bố tháng 7-2007 cho thấy chỉ có 10% dân muốn tiếp súc với người nước ngoài sống cùng địa phương mình. Tại vùng phụ cận Tokyo, nơi có nhiều người Brazil, Peru và Trung Quốc đã sống ở đây trung bình 7-8 năm rồi, khi phỏng vấn dân Nhật vùng này thì 76% nói họ muốn càng ít tiếp súc với người nước ngoài càng tốt, thậm chi tránh gặp. Rõ ràng, việc thực thi quốc sách mở rộng cửa tiếp nhận dân nhập cư từ khắp thế giới sẽ gặp không ít gian nan.

Từ thập niên 80, do thiếu lao động, Nhật bắt đầu tiếp nhận người nước ngoài, chủ yếu là lao động có kỹ thuật. Năm 2005, ở Nhật có khoảng gần 2 triệu người nước ngoài không có quốc tịch Nhật nhưng có thị thực nhập cảnh (visa) từ 3 tháng trở lên, chiếm 1,6% số dân nước này.

Tỷ lệ dân nhập cư như vậy là rất thấp so với 4% ở Anh (số liệu năm 2003); 5,5% ở Pháp (1999); 9,7% ở Đức (2002); 12,1% ở Mỹ (2001, kể cả bất hợp pháp) và 21,8% ở Australia (2001).

Làn sóng nhập cư Nhật bắt đầu từ năm 1990, chủ yếu là người lao động tới Nhật làm thuê cho các hãng như Toyota, Suzuki, Sanyo, Honda …

Báo cáo năm 2000 của Ban Dân số thuộc Bộ Kinh tế và Xã hội Nhật Bản nhận xét: "Để có thể duy trì số dân trong độ tuổi lao động với mức của năm 1995 (87,2 triệu), trong giai đoạn từ 1995 đến 2050, Nhật cần có 33,5 triệu người nhập cư".

Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này không hề dễ dàng do tâm lý bài ngoại của các chính trị gia và báo chí hay đưa tin tỷ lệ tội phạm người nước ngoài không ngừng gia tăng.

Báo Japan Times bình luận: Nhật kém xa các nước phát triển khác trên vấn đề sử dụng lao động nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Thí dụ mỗi năm Nhật chỉ tiếp nhận hơn 100 kỹ sư tin học của Ấn Độ thông qua chương trình trao đổi công nghệ. Con số này quá nhỏ so với Mỹ, cụ thể 1/3 lao động ở thung lũng Silicon là người Trung Quốc và Ấn Độ. Một số chính khách Nhật vẫn bám lấy quan điểm thủ cựu cho rằng Nhật có thể giải quyết vấn đề thiếu lao động bằng cách tăng giờ làm và kéo dài tuổi về hưu.

Hiện nay số giờ lao động trung bình của người Nhật là 2100 giờ/năm; so với người Đức 1690 giờ và người Pháp 1650 giờ. Rõ ràng, thanh niên Nhật không thể cứ mãi mãi làm việc cật lực như vậy. Quy luật chung là đời sống càng cao, người ta càng muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.

(Còn nữa)

------------

Ghi chú:

1. Tên sách tiếng Nhật Nihon chinbotsu, tiếng Anh Sinking of Japan; chủ đề xoay quanh việc một đảo lớn của Nhật sau một đêm bị chìm xuống biển, các đảo khác trong cả nước cũng có cùng nguy cơ; nhà nước và nhân dân ra sức điều tra nguyên nhân và đối phó, ứng cứu. 4 đảo lớn chiếm 98% diện tích trong tổng số hơn 6800 hòn đảo của Nhật

2. Ngày 18-6-1908, toán người Nhật đầu tiên di cư đến Brazil để làm thuê trong các đồn điền cà phê. Năm 1940 đã có 164 nghìn người Nhật sống tại đây; nay lên đến 1,5 triệu (kể cả con lai với người bản xứ); là cộng đồng người Nhật lớn nhất ở nước ngoài. Không ít người Nhật thành công ở Nam Mỹ: một người từng được bầu làm Tổng thống Peru; nhiều người thành công lớn về kiến trúc, nghệ thuật.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần võ sĩ đạo qua một số nhân vật lịch sử Nhật Bản

    08/04/2020Trần Văn Thọ (Tokyo)Nếu sống ở Nhật một thời gian tương đối dài ta sẽ nhận thấy tính cách độc đáo của người Nhật về lối giao tiếp, về nghi lễ, về cách xử thế, v.v… Nhiều người nước ngoài có thể thấy phiền toái hoặc thấy khó hiểu về lễ nghi, về cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, về quan niệm đạo đức của người Nhật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy bề sâu của tính cách độc đáo ấy là sự tuyệt hảo của các quy phạm đạo đức Đông phương như nhân, nghĩa, lễ, dũng, tín.
  • Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản

    02/04/2018Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19...
  • Nhật Bản khác ta những gì ?

    11/06/2016GS Nguyễn Lân DũngNước ta có 85 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 88 triệu người. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy...
  • Những tư tưởng của Fukuzawa Yukichi tạo nên bước nhảy vọt kỳ diệu của Nhật Bản

    15/12/2015Fukuzawa Yukichi (1835-1901)Cuốn Khuyến học của người Nhật này sẽ giúp cho độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn những đặc điểm về tính cách và tinh thần của người Nhật Bản hiện đại, những người từ thân phận nông nô "ăn nhờ ở đậu", nhờ có sự khai sáng của những con người như Fukuzawa Yukichi mà đã trở thành "quốc dân" của một đất nước Nhật Bản hiện đại và văn minh như ngày nay...
  • Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản

    18/10/2013Vương Trí NhànQua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .
  • Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại

    15/12/2011Cuộc đời Hirohito gắn liền với sự phát triển và biến chuyển của Nhật Bản là một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hầu như không được biết đến nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta biết nhiều về sự Thần kỳ Nhật Bản...
  • Nhân đọc "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Vĩnh Sính

    14/12/2011Ngày nay Nhật Bản là một cường quốc, và cũng là nơi tập trung nhiều tinh hoa, nghệ thuật thuộc hàng bậc nhất của thế giới. Thế thì tại sao Nhật Bản lại phát triển mạnh mẽ như vậy? Những bài tiểu luận trong cuốn sách "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Giáo sư Vĩnh Sính đã trả lời được phần nào câu hỏi đó.
  • Tinh thần võ sĩ đạo qua một số nhân vật lịch sử Nhật Bản

    28/06/2011Trần Văn Thọ (Tokyo)Nếu sống ở Nhật một thời gian tương đối dài ta sẽ nhận thấy tính cách độc đáo của người Nhật về lối giao tiếp, về nghi lễ, về cách xử thế, v.v… Nhiều người nước ngoài có thể thấy phiền toái hoặc thấy khó hiểu về lễ nghi, về cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, về quan niệm đạo đức của người Nhật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy bề sâu của tính cách độc đáo ấy là sự tuyệt hảo của các quy phạm đạo đức Đông phương như nhân, nghĩa, lễ, dũng, tín.
  • Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng Khai sáng ở Nhật bản

    19/06/2011Vĩnh SínhVì Meirokusha quy tụ những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu ở Nhật lúc bấy giờ, có thể xem tư tưởng khai sáng của họ cũng chính là tư tưởng khai sáng của nước Nhật nói chung. Đối với những thành viên Meirokusha, họ tự giác về nhiệm vụ phải cung cấp cho dân chúng những kiến thức mới, nhưng đồng thời họ cũng ý thức việc đổi mới tư duy dựa theo lối mòn của Nho giáo nói chung mới chính là nhiệm vụ cơ bản...
  • Những thập kỷ khó quên của vật lý lý thuyết Nhật Bản

    12/05/2010Laurie M. Brown & Yoichiro Nambu (Scientific American), Ngọc Tú dịchGiai đoạn 1935 - 1955, một số nhà khoa học Nhật Bản đã dành tâm sức cho những câu hỏi hóc búa của vật lý lý thuyết. Họ dạy nhau về cơ học lượng tử, xây dựng lý thuyết điện từ lượng tử, công nhận sự tồn tại của hạt mới. Mặc dù phần lớn thời gian phải sống trong cảnh tạm bợ và đói khát do chiến tranh nhưng đó lại là giai đoạn viên mãn nhất của các nhà vật lý lý thuyết non trẻ. Sau chiến tranh, họ mang về cho đất nước hai giải Nobel.
  • “Hoa Anh Đào Nhật bản và cô hàng bánh rán bán rong” hay một triết lý giáo dục mới

    21/04/2009PhD. Nguyễn Thế HùngHình như có một sự liên lạc mơ hồ giữa điệu múa “Hoa Anh Đào khô” của Nhật Bản với các gánh hàng quà rong nhan nhản trên khắp các phố phường Hà Nội. Điệu múa “Hoa Anh Đào khô” cho phép chúng ta nhìn sâu sắc hơn những đặc điểm tâm lý cơ bản dân tộc của Việt nam. Những đặc điểm ấy chi phối mỗi người dân Việt nam chúng ta hàng ngày, hàng giờ, trong mọi hoạt động. Những đặc điểm này làm nên lịch sử và văn hóa của đất nước chúng ta. Nhưng vì những đặc điểm này là máu thịt của ta, nên ta quá quen biết chúng, đến độ xem các đặc điểm tâm lý ấy là tầm thường.
  • xem toàn bộ