Tìm cảm thông để cắt!

09:08 SA @ Thứ Hai - 09 Tháng Mười Một, 2009

Nhiều cuốn sách nguyên bản khá gai góc, nóng bỏng nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại được gia giảm hàm lượng, trở nên hiền lành, tròn trịa. Đó là kết quả của một quá trình thương lượng đầy tế nhị giữa người làm xuất bản Việt Nam với các đối tác, tác giả nước ngoài…

Nắm rõ “lệ làng”

Chuyện xảy ra ở NXB Công An Nhân Dân, với bản thảo cuốn My Life, hồi ký nổi tiếng của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, là sau khi dịch chuẩn bị in thì biên tập viên NXB này phát hiện có nhiều đoạn “tế nhị” với bối cảnh trong nước, nên đã phải liên hệ lại với đối tác ở Mỹ để giải thích, xin được cắt bỏ. “Phải nói khéo cho người ta hiểu rằng chúng tôi rất tôn trọng nguyên gốc tác phẩm, nhưng do một số bối cảnh tế nhị, do văn hoá, quan điểm, tập quán đạo đức và chính trị… của Việt Nam nên xin được cắt bỏ. Vả lại, trong hợp đồng tác quyền bao giờ cũng phải “thòng” một câu là: nếu có xử lý cắt bỏ cho phù hợp với môi trường xuất bản thì chúng tôi sẽ phải trao đổi lại – để tránh bị kiện tụng và thể hiện sự tôn trọng tác quyền” – ông Bùi Anh Tấn, trưởng đại diện NXB Công An Nhân Dân phía Nam nói.

Hầu hết những người giao dịch tác quyền tại Việt Nam đều cho rằng, “thương lượng” về chuyện cắt bỏ nội dung với đối tác, tác giả nước ngoài thường diễn ra không mấy khó khăn, vì trước đó họ đã có những rào đón cần thiết khi đặt vấn đề mua bản quyền tác phẩm. “Tìm sự cảm thông! – Bà Nguyễn Lệ Chi, giám đốc Chibooks nói – Mình giải thích với họ là nhạy cảm quá, ví dụ có hơi đụng tới chính trị hoặc miêu tả quá sex sỗ sàng chẳng hạn… Không có cách nào khác, phải trung hoà. Nếu để nguyên thì có thể dẫn tới trường hợp sách bị thu hồi, như vậy làm sách ra cũng vô nghĩa”.

Tránh “đèn đỏ”

Tỉnh táo nắm rõ những khu vực nhạy cảm và tìm giải pháp “trung hoà” an toàn để tác phẩm được ra mắt bạn đọc trong nước, đó là tính chất công việc của những người giao dịch tác quyền xuất bản ở Việt Nam. Thường “khu vực nhạy cảm” dễ rơi vào các tác phẩm chính trị, hồi ký, quan điểm, và đôi khi là những tác phẩm văn học. “Chúng tôi phải đọc nguyên bản trước khi quyết định mua tác quyền. Việc này kỹ lưỡng nhưng nhiều lúc lại khiến mình “chậm chân” hơn những đối thủ cạnh tranh” – giám đốc Chibooks, một thời từng làm trưởng phòng tác quyền của Phương Nam nói tiếp – Có những đối tác còn thuê cả người đọc bản dịch tiếng Việt xem có bị cắt bỏ nội dung hay không”.

Trong khi đó, bà Thu Yến, trưởng phòng tác quyền Nhã Nam thì cho rằng: “Nguyên tắc là phải bảo vệ toàn vẹn tác phẩm nhưng ai cũng biết rõ, việc bảo vệ toàn vẹn một tác phẩm như nguyên bản, là khó với tình hình hiện nay tại Việt Nam. Trong trường hợp phải cắt bỏ, nếu phía nước ngoài đã có một số hiểu biết về Việt Nam và tin cậy phía đối tác Việt Nam thì việc xuất bản được hay không là tuỳ ở phía mình. Có những đối tác nước ngoài chủ động “cảnh báo”: Sách của chúng tôi đã gặp rắc rối ở một số nước rồi đấy, liệu tại Việt Nam thì có sao không?”

Nhưng bà Yến cũng cho rằng, “lệ làng” là chuyện không riêng gì ở Việt Nam và lạc quan cho rằng: “Tình hình đang cởi mở hơn, nhiều tác giả nước ngoài rất muốn xuất hiện ở Việt Nam và nhiều đối tác đang ưu tiên thị trường tiềm năng tại Việt Nam, chỉ cần mình không đánh mất những cam kết uy tín với họ”.

Tuy rằng việc thương lượng cắt bỏ nội dung đối với tác phẩm nước ngoài, quá trình kiếm tìm sự cảm thông của đối tác diễn ra không mấy khó khăn, ít trường hợp gay gắt đến độ phải cắt bỏ hợp đồng, nhưng có thể xem đây là một khâu quan trọng và đầy tế nhị cho thấy việc mở cửa giao dịch tác quyền của giới xuất bản Việt Nam với bên ngoài hãy còn nhiều “vướng bận” chưa thể tháo gỡ được.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biên tập sách - đi tìm chuẩn mực đã mất

    22/05/2009Lại Nguyên ÂnĐến các cửa hàng sách trong nước hiện nay, người ta đều phải công nhận rằng sách Việt bây giờ phong phú, phồn tạp hơn hẳn so với trước kia. Tuy vậy, những người từng trải qua thời kỳ bao cấp ở miền Bắc những năm 1960-80, nếu tinh ý, lại phát hiện được một điều trái ngược: sách bây giờ tuy rộng rãi hơn hẳn trước kia xét về mặt đề tài, song dường như lại kém tin cậy hơn, nếu xét về chất lượng làm sách.
  • Gây dựng thương hiệu sách Việt

    03/04/2007Nguyễn HoàngNếu coi năm 2005 là một năm đầy biến động cửa thị trường sách Việt Nam, đánh dấu sự trở lại của một loạt những "ông lớn" trong ngành xuất bản và là nêm mà hàng loạt các thương hiệu như quen như lạ bắt đầu "chạm ngõ" làng sách Việt. Nhưng sang năm 2006, có vẻ cái nhận định người Việt thờ ơ với văn hoá đọc bắt đầu lung lay… một phần nhờ những thương hiệu quen mà lạ...
  • Sách hôm nay: tăng số lượng, giảm chất lượng

    22/03/2007Thy ĐoanKhông riêng gì ở Việt Nam, ngành xuất bản sách trên thế giới đang trong thời kỳ phát đạt. Số lượng bản in sách hàng năm được xuất bản đã đạt tới mức kỷ lục, bất chấp những ý kiến lo ngại cho rằng, sự tấn công của Internet và phương tiện nghe nhìn sẽ làm cho bạn đọc hờ hững với các loại sách in truyền thống...
  • Luẩn quẩn chuyện bản quyền

    06/01/2007Phong ĐiệpThời gian gần đây, giới văn học nghệ thuật rộ lên chuyện bản quyền. Nào là: việc các bài hát in thiếu tên người sáng tác hoặc sai tên tác giả. Nào là: việc những tác phẩm văn học liên tiếp bị các nhà xuất bản in ấn tuỳ tiện trong nhiều tuyển tập. Nào là: việc đăng tùm lum các bức ảnh nghệ thuật trên báo chí không có tên tác giả...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Kinh doanh sách ở Việt Nam

    05/05/2003Một vài thu lượm về vấn đề Kinh doanh sách ở Việt Nam...
  • xem toàn bộ