Xót lòng, chột dạ với thành ngữ thời hiện đại của một cụ bà

02:11 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Sáu, 2019

Một cụ già đã nghỉ hưu ở thành phố Thái Nguyên, gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, khiến người đọc cảm thấy đau lòng, xót dạ!

1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.

.
11. Cái gi cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa ,trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
17. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố. Con trai thương bố vì chức vì quyền.
18. Đi với Bụt mặc áo cà sa, quen sống bê tha, thân tàn ma dại.
19. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.

.
21. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23. Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm. Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khỏe mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tùy nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
29. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giổ Tổ.

.
31. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư. Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay. Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết.
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiền...là như thế nào?

    22/02/2019Nguyễn Tất ThịnhChúng tôi chuyện trò với nhau, mấy người bạn (vốn là dân trí thức, kĩ thuật, văn chương... này nọ) đề nghị tôi điểm vài kiến thức cơ bản về Tiền...(vì nó chẳng mới gì) nhưng họ thấy thiên hạ ai ai cững cần tiền, thích tiền, lao vào kiếm tiền...thì muốn hiểu rõ hơn tí... Cũng tốt, tôi đồng ý và viết ra, coi là giải trí cho mình...
  • Chuyện bây giờ mới kể về bài thơ “Viết ở Lạng Sơn” của Lưu Quang Vũ

    20/02/2019PGS.TS.Lưu Khánh ThơTrở về Hà Nội sau chuyến công tác Lạng Sơn đúng thời điểm diễn ra cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, Lưu Quang Vũ bị ám ảnh khôn nguôi khung cảnh thị xã bị tàn phá tiêu điều, bị băm nát bởi đạn pháo của kẻ thù...
  • Cần xóa bỏ lệ đổi tiền lẻ đi lễ chùa, đền, miếu...

    08/02/2019Đinh Hồng CườngTrong khoảng mươi, mười lăm năm trở lại đây, tục lệ đổi tiền lẻ đầu năm để đi lễ chùa, đền, miếu…cầu may đang dần trở thành phổ biến, thịnh hành ở các khu đô thị lớn...
  • Chuyện vui về câu đối và họa thơ

    06/02/2019Dương Linh ghi chépNhân dịp Xuân Kỷ Hợi (2019) sắp về, xin góp đôi mẩu chuyện vui về câu đối và họa thơ để làm quà bạn đọc gần xa yêu mến loại nghệ thuật văn học đặc biệt này.
  • Hai bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc của Nguyễn Trọng Tạo

    09/01/2019Ca khúc Một dại khờ, một tôi (Phú Quang) được phổ từ bài thơ Chia, in trong tập Đồng dao cho người lớn năm 1994...
  • Bạn có am hiểu thành ngữ, tục ngữ?

    02/07/2017Ngọc TrungQua nhiều thế hệ, các thành ngữ, tục ngữ luôn gắn liền với những cuộc chuyện trò hàng ngày của chúng ta. Nhưng bạn có biết ý nghĩa của chúng?
  • Ăn ở với đồng tiền

    18/06/2017TS. Phạm Duy NghĩaChuyện tiền nong thường khó nói. Khi ta nghèo, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, thoảng qua nhanh đâu còn thời giờ để nghĩ ngợi làm gì. Khi ta có chút của ăn của để, tiền ở lại với ta lâu hơn, ấy là lúc ta tập nghĩ tới cách ứng xử với đồng tiền. Từ một xứ nghèo, vươn lên kiếm lấy đồng tiền là nhu cầu rất tự nhiên và chính đáng, song cách ứng xử tiêu dùng tiền ấy có thể cũng là chuyện nên bàn...
  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Cái lý của những thành ngữ “phi lý"

    30/09/2015Hồng PhanTrong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dùng tiếng Việt một cách tự nhiên. Không mấy ai và không mấy khi phải băn khoăn về nghĩa lý của điều này điều khác. Tuy nhiên, đôi khi do nghề nghiệp hoặc rất tình cờ, chúng ta đề cập tới logic của những hiện tượng tiếng Việt...
  • Ngợi ca... đồng tiền

    04/08/2012Bùi Quang MinhNgợi ca! Không thể như thế được. Loài người chỉ ngợi ca những giá trị mang tính nhân văn, nhân tính, thiên về tinh thần bởi có ích lâu dài cho con người, cho xã hội và nhân loại như tình yêu, sự dũng cảm, yêu lao động, sáng tạo... Đồng tiền con người nghĩ ra trung tính. Nó phải kết hợp với các giá trị khác để đem lại lợi ích hay tác hại, từ đó mới đánh giá được là tốt hay xấu...
  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • xem toàn bộ