Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

12:34 CH @ Thứ Ba - 28 Tháng Chín, 2010
Xem thêm:

1- Vấn đề dân chủ có liên quan tới Văn kiện trình ĐH XI của Đảng

Người ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế.


Chúng tôi cũng nghĩ rằng, hội thảo khoa học khác với sinh hoạt góp ý văn kiện. Những vấn đề cần nghiên cứu, chưa rõ vào vấn đề đã tương đối rõ, cần bổ sung vào Cương lĩnh. Nhưng đang thảo luận, cần thảo luận mới rõ nên cần mạnh dạn đề xuất ý kiến cá nhân. Tất nhiên là có cơ sở đã nghiên cứu, hoặc thấy cần đặt ra thảo luận.

Vì vậy xin thẳng thắn nêu lên một ý kiến và kiến nghị (không phân tích sâu mà có tính khái quát mà thôi) như sau:

Một thời người ta chỉ bàn về dân chủ trong tư tưởng kinh điển hoặc so sánh sự khác biệt dân chủ giữa các chế độ xã hội trong lịch sử. Nhưng ít khi nghiên cứu những vấn đề dân chủ trong thực tiễn. Nghiên cứu dân chủ tư sản thì chỉ thấy mặt hạn chế mà ít khi phân tích ưu điểm của nền dân chủ tư sản. Hoặc chỉ bàn về phát huy dân chủ, quyền dân chủ, hoặc chỉ nghiên cứu từng mặt mà ít khi nghiên cứu về nền dân chủ mới đang hình thành ở nước ta. Hoặc khi nói vê mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta thì cũng ít đặt ra mục tiêu xây dựng “nền dân chủ nhân dân” mà chỉ nói về dân chủ, hay quyền làm chủ của nhân dân.

Tất nhiên, vấn đề này được xem xét trong quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - xã hội.

Về mặt khái niệm, quan niệm và nội dung dân chủ cần bổ sung và rõ hơn. Từ lâu, chúng ta đã quen với cụm từ “phát huy dân chủ” (hay phát huy dân chủ XHCN). Điều đó là đúng khi quyền lực của nhân dâ chưa được phát huy đầy dủ, và tốt, nhưng cũng dễ ngộ nhận rằng, dân chủ XHCN đã có cả rồi, chỉ cần phát huy lên, tăng cường lên. Rồi gần đầy mới nhiều hơn diến mở rộng dân chủ” (Hồ Chí Minh đã nói trong Di chúc Thực hành dân chủ rộng rãi). Cần mở rộng dân chủ, nghĩa là dân chủ còn bó hẹp, tập trung còn lấn át dân chủ, nên cần mở rộng dân chủ trong đảng và ngoài xã hội. Trong VKDT trình ĐH XI của Đảng, có nói về mở rộng dân chủ, Trong thực tế, nền dân chủ của chúng ta còn nhiều hạn chế, lại lạc hậu về thể chế, cơ chế và thiếu cả nội dung dân chủ và thể chế, trình độ, dân chù còn hình thức, hoặc còn bị vi phạm, xâm phạm, đồng thời chất lượng còn thấp.

Cho nên cần phải tiếp tục đổi mới, cải cách dân chủ và xây dựng - phát triển, bổ sung cả quyền dân chủ, thể chế dân chủ, khắc phục bệnh dân chủ hình thức, nâng cao chất lượng dân chủ(cả cấp vĩ mô và vi mô nghĩa là từ dân chủ cơ sở đến dân chủ cấp cao, dân chủ trong đảng, nhà nước, các tổ chức chức chính trị, và tổ chức tổ chức xã hội).

Khái niện Dân chủ hóa (theo nghĩa rộng đồng nghĩa với phát huy, mở rộng, tăng cường, xây dựng và phát triển dân chủ nói chung) hầu như không thấy nhắc đến. Dân chủ hóa đúng đắn cùng với đổi mới, hiện đại hóahội nhập quốc tế là tứ trụ chân kiềng hay bốn ngựa kéo, 4 động lực mạnh nhất ngày nay đối với một nước như nước ta. Thế nhưng trong các VK lại vắng bóng khái niệm, quan niệm này.

Những điều nói trên chứng tỏ rằng, 1) VKDT vẫncòn e dè, quá thận trọng khi nói về dân chủ (quyền làm chủ của nhân dân và các thể chế của nó), cứ “sợ kẻ xâu lợi dụng” (thực ra nói hay không nói họ vẫn lợi dụng); 2) do phản ánh/ nhìn nhận chưa đúng, chưa đầy đủ sự thật sự thật (thực trạng) gây rangộ nhậnđã có dân chủ đầy đủ rồi, chỉ cần phát huy lên thôi (chính điều này kẻ xấu mới lợi dụng); 3) không thấy đầy đủ khát vọng dân chủ (dân chủ pháp quyền), nhu cầu dân chủ và đòi hỏi quyền làm chủ thật sự, ngày càng đầy đủ, ngày càng cao, có chất lượng dân chủ của các giai tầng nhân dân trong thời kỳ mới, hạn chê tối đa dân chủ hính thức, vi phạm dân chủ; hoặc “dân chủ vô chính phủ”; 4) từ đó không thấy đầy đủ, bức xúc, cụ thể nhiệm vụ tiếp tục đổi mới, cải cách thể chế dân chủ và xây dụng nền dân chủ XHCN (kể cả ở cơ sở). Trong thực, nền dân này còn thấp và nhiều nội dung, thể chế, cấp độ còn nằm trong phạm trù “dân chủ tư sản kiểu mới”, có mặt còn thấp hơn, chưa thuần thục bằng nền dân chủ tư sản hiện đại dù bản chất là khác nhau. Không chỉ xây dựng nền kinh tế thị trướng định hướng XHCN mà cả nền dân chủ chúng ta cũng đại thể như vậy. Không nên ngộ nhận và cũng không nên mất phương hướng…

Dân chủ hóa như vậy là tạo động lực to lớn, phát huy trí tuệ xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước tiến nhanh và vững chắc lên văn minh, hiện đại, giàu mạnh, nhân văn, đúng định hướng XHCN. Do đó, cùng với phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân là tạo lập xã hội dân sự văn minh theo định hướng XHCN thì mới có dân chủ hiện đại, dân chủ XHCN.

Cho nên tôi đề nghị Đại hội đại biểu ĐH 11 của Đảng mạnh dân, thẳng thắn hơn, kiên quyết hơn trong đánh giá, đưa ra quan niệm và đề xuất phương thức, cơ chế, thể chế thực hành, xây dựng, thực hành phát huy, phát triển dân chủ pháp quyền XHCN (hay theo định hướng XHCN), có những cải cách, đột phá trong xây dựng nền dân chủ ngày càng thực chất, toàn diện và cao ở VN hợp “lòng dân - ý đảng”, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tạo đồng thuận và sức mạnh tổng hợp đưa sự nghiệp xây dựng đất nước văn minh, hiện đại, nhân văn, giàu bản sắc tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững. Chúng tôi hy vọng việc tiếp tục đổi mới.toàn diện, sâu sắc và quyết liệt hơn ngay trên lĩnh vực dân chủ (nhất là về thể chế kinh tế- chính trị- xã hội) cả các cấp độ cơ sở, quận huyện,, ban ngành…đến cấp quốc gia

2- Vấn đề nhận thức lại dân chủ, nền dân chủ từ thực tiễn ngày nay.

Vấn đề là phát triển nền dân chủ không chỉ là phát huy dân chủ. dân chủ hóa hay phát triển dân chủ.

Trong thảo luận, một số người vẫn nêu ra dân chủ là gì, mở rộng dân chủ là làm sao, dân chủ hóa là gì? Chúng ta thực hiện đúng các tiễu chí dân chủ và dân chủ theo hướng XHCN chưa? Dân chủ ở VN ngày nay là dân chủ định hướng XHCN hay đã là dân chủ XHCN?

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa thì hội nhập về mặt chính trị xã hội, nhất là về thể chế cũng rất quan trọng. Dân chủ vừa là lĩnh vực chính trị vừa là lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội. Dân chủ, nền dân chủ không chỉ ở cấp độ quốc gia mà cả cấp dộ toàn cầu. Ở cấp độ toàn cầu, trong sinh hoạt chính trị, ta thấy có nguyên tắc đồng thuận, nguyên tắc phủ quyết. Dân chủ gắn với quyền lực kinh tế, chính trị, trí tuệ và lợi ích của cá nhân và của tổ chức cộng đồng.

Dân chủ bây giờ là cơ sở của đoàn kết, đồng thuận xã hội, nó là mục tiêu, động lực của CNXH.

Ở trong một quốc gia thì dân chủ là chủ quyền của nhân dân. Từ quyền lực nhân dân mà sinh ra dân chủ, dù là nguyên tắc, thiết chế, phương pháp, nói chung là thể chế. Dân chủ và nền dân chủ bây giờ gắn liền/ bao hàm với đồng thuận xã hội, đoàn kết xã hội, trách nhiện xã hội cũng như quyền tự do, tự chủ của cá nhân và cộng đồng, Nó vừa gắn trách nhiệm với quyền lợi, nó vừa có tính tự phát và tính tự giác gắn liền với trình độ và quá trình phát triển kinh tế xã hội và con người ở nước ta. Có một thời chúng ta chỉ nhấn mạnh đoàn kết mà không chú ý thích đáng các phương diện cơ bản ở chiều sâu đó là dân chủ, đồng thuận xã hội.

Xu hướng chung của sự phát triển kinh tế xã hội nước ta ngày nay là dân chủ hóa ngày càng rộng, sâu và cao nhằm thực hiện đầy đủ quyền làm chủ và lợi ich của nhân dân. Nhưng dân chủ hóa là gì? Thiết chế nào, và phải như thế nào?

Phát triển dân chủ trong quá trình tiến lên CNXH bao gồm cả thiết lập, xây dựng, cải cách bổ sung và phát huy. Nền dân chủ VN mới có nhiều giai đoạn, nhiều trình độ. Về mặt này chúng ta chưa làm rõ, chúng khác nhau hế nào và xu hướng chung ra sao. Ngay nhận diện hiện nay nó trình độ như thế nào, có đặc điểm gì, cái gì nhất định phải đi qua, mât nào lạc hậu, mặt nào vẫn có giá trị lâu dài…, chung ta cũng lờ đi, chỉ nói là dân chủ chưa phát huy tốt, có những sai phạm vi phạm dân chủ,

Dân chủ hóa có thể đồng nghĩa với phát triển dân chủ, nó báo gồm cả 5 nội dung: xây dựng, thực hành, phát huy dân chủ, mở rộng dân chủ, nâng cao chất lượng dân chủ. (Xem thêm, Hồ Bá Thâm, Dân chủ hóa và phát huy nội lực, Nxb. Phương Đông, 2007), Trên thực tế, nhiều khi chúng ta hình như quan niệm đã có dân chủ XHCN, nên chỉ nêu cao việc phát huy dân chủ, gần đây mới nhấn mạnh mở rộng dân chủ, hay xây dựng nền dân chủ, nhưng lại chưa thấy nêu lên quan niệm về nâng cao chất lượng dân chủ (xem ĐCSVN, Dự thảo các văn kiện trình đại hội XI - Tài liệu sử dụng trong đại hội Đảng cấp cơ sở, tháng 4/2010).. Thực ra nền dân chủ ở VN hiện nay còn thấp, nhiều hạn chế, khiếm khuyết, có mặt lạc hậu nhất là về thiết chế.

Dân chủ hóa như một quá trình cách mang hóa cả quyền lực, cơ cấu, thể chế chíinh quyền, đảng cầm quyền và các tổ chức xã hội dân sự. Dân chủ hóa là quá trình phủ định chuyên chế, gia trưởng, tập trung quan liêu. Dân chủ hóa hợp lý và tiến bộ và dân chủ theo hướng pháp quyền chứ không phải theo hướng phi pháp quyền, vô chính phủ.

Dân chủ hóa phải đồng bộ, tương tác biện chứng trong cả dân chủ hóa về kinh tế, về chính trị, về tinh thần, về xã hội. Khi nên dân chủ đã được hình thành, xây dựng thì Dân chủ hóa là tiến trình tiếp tục thực hiện sự biến đổi của nó. Dân chủ hóa bao hàm cải cách dân chủ và phát triển dân chủ, hoàn thiện nó, nhưng khó nhất là mô hình và phương thức của nó.

Do vậy, không chỉ là dân chủ hóa mà còn/cũng có nghĩa là phải cái cách, tái cấu trúc nên dân chủ trong đó chủ yếu là đổi mới về thể chế chính trị.

3- Thế nào là nền dân chủ XHCN? Và vấn đề thể chế dân chủ.

Chúng ta mới định nghĩa về dân chủ mà chưa có định nghĩa về nền dân chủ.

Thực ra từ trước tới này ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống về nền dân chủ XHCN cả mà thường chỉ mới nghiên cứu một số mặt riêng lẽ. Bàn về dân chỉ, quyền làm chủ, như bản chất và mục tiêu của chế độ, nhưng về thể chế dân dân, cơ chế dân chủ cho từng mặt hay toàn bộ nền dân chủ là chưa đủ mức cần thiết, chưa tập trung, có hệ thống. Không nghiên cứu cấu trúc và thể chế thì làm sao rõ được nền dân chủ. Chúng ta lại thường nói phát huy dân chủ XHCN nhưng thế nào là nền dân chủ XHCN thì cũng phải bàn.

Khi đang viết bài này thì được nghe Phát biểu bế mạc hôi nghị TW, 12, khóa X, của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ðể thực hiện thành công các mục tiêu nói trên, cần quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản: Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh” (Nguồn: báo Nhân Dân).

Đoạn văn này, chúng tôi chú ý 3 điểm:

- Đặc trưng của CNXH có một nội dung dân chủ, “do nhân dân làm chủ”; nhưng làm chủ bằng phương thức, công cụ gì, thể chế nào? Phải chăng là mô hình kinh tế, mô hình nhà nước và mô hình xã hội/ thể chế thích hợp, chứ không chỉ bằng nhà nước? Nhung mô hình xã hội (xã hội dân sự) chưa rõ.

- Các phương hướng cơ bản, có phương hướng: “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”. bên cạnh việc “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh”.

“Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”, có nội dung rộng, nhưng qua đây cũng thấy liên quan tới tổ chức xã hội khi nhắc tới mặt trận dân tộc thống nhất.

Hơn nữa như vậy là cùng với nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa tiên tiến, nền quốc phong - an ninh quốc gia, nền chính trị, là nền dân chủ XHCN.

- Nhưng tại sao lại không đưa nền dân chủ vào mục tiêu, đặc trưng của CNXH như khi nói về nền kinh tế, nền văn hóa mà lại chỉ là phương hướng? Chúng ta cũng ít bản về cấu trúc nền dân chủ cho thật sự sáng tỏ.

Ở đây 2 yếu tố nhân dân làm chủ và nhà nươc pháp quyền nói tách ra. Tại sao không nói nền dân chủ XHCN là nhân dân làm chủ, nòng cốt là nhà nước pháp quyền và nền tảng là xã hội dân sự?

Rồi các chủ trương ở tầm quan điểm chủ trương, thì nhấn mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhưng lại không đề cập đến cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ (tức thể chế về chính trị- xã hội). Phải chăng trong thực tế không có vấn đề này, Không phải. Nếu không có thể chế phù hợp thì làm sao mở rộng được dân chủ, phát huy được dân chủ, thực hành dân chủ, kể cả trong Đảng và ngoài xã hội?

Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập nhiều hơn đến “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” Nhưng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dâu chỉ là một phương hương cơ bản mà thực ra nó củng là một mục tiêu và động lực cơ bản của sự phát triển.

4- Vấn đề xu hướng dân chủ hóa chuyển từ chế độ tập quyền, chuyên chế sang chế độ dân chủ nhân dân, (dân chủ xã hội của nhân dân) vẫn còn tiếp tục.

Nền dân chủ VN trong lịch sử cách mạng thì chúng ta thấy, nó bắt đầu từ chế độ dân chủ nhân dân như sự phủ định chế độ thực dân, phong kiến. Nhưng sau đó chuyển sang thời kỳ kháng chiến và cải tạo XHCN nên nó ảnh hưởng tính chất, mô hình phi thị trường, nặng tập thể và quan liêu bao cấp. Và rồi khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, nó bị phủ định, trở lại dân chủ nhân dân cao hơn, rộng và mới hơn phát triển định hướng XHCN. Ở đây kinh tế thị trường tạo nền tảng kinh tế và chứa đựng dân chủ pháp quyền. Nhà nước pháp quyền hình thành. Các tổ chức quần chúng có từ thời cách mạng và kháng chiên đang được điều chỉnh, cấu trúc lại một bước về chức năng nhiệm vụ nhưng nhìn chung mới được 1/3 hay1/2 theo mô hình xã hội dân sự. Nếu không sẽ không có nền dân chủ pháp quyền XHCN.

Như vậy, là từ mô hình “CNXH quan liêu bao cấp”, “dân chủ quân sự”, chuyển sang xã hội kinh tế thị trường và cũng chuyển mô hình CNXH chuyên chế, tập trung (còn nặng tính chất, phương thức phong kiến hay kiểu phương thức sản xuất châu Á) sang dân xã hội dân chủ.với nhiều dạng thức khác nhau. Ngay ở châu Âu các mô hình, mô thức trong xu thế này cũng khác nhau, đa dạng tùy theo trình độ, tương quan lực lượng, truyền thống cụ thể. Nước ta khi cách mạng Tháng Tám thành công Hồ Chí Minh trong Hiến pháp của nước VNDCCH cho ta thấy một dạng thức đi lên, phát trển theo kiểu xã hội “dân chủ tư sản kiểu mới”. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, nó biến thành nền dân chủ quân sự, dân chủ tự quản kiểu Hy Lạp xưa, nền dân chủ nhà nước. Ngày nay, khi chúng ta xây dựng đất nước “quá độ” lên CNXH theo định hướng XHCN thì có nghĩa là chúng ta vẫn chưa vượt qua dân chủ tư sản kiểu mới ấy nhưng là ở trình độ văn minh mới. Cần trở lại và nâng cao nền dân chủ tư sản kiểu mới (chế độ dân chủ nhân dân), phát triển đến cùng, thành nền dân chủ pháp quyền XHCN (điều này giống như nói nhà nước pháp quyền XHCN chứ không chỉ là nhà nước XHCN). Do vậy CNXH có một đặc trưng là có nền dân chủ pháp quyền tiến tiến trong đó bao gồm nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự thể hiện và thực hiện này càng đầy đủ và toàn diện, cao quyền làm chủ của nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, do nhân dân lám chủ, xã hội ta cũng là một xã hội dân chủ, nền kinh tế nước ta cũng là nền kinh tế dân chủ. Đó là xu hướng tất yêu .Nhưng nó vận động trong hai mặt đối lập của nó với cái cũ. Và cả trong các hình thức xã hội dân chủ quá đà trong từng giai đọan của nó với trình độ khác nhau. Ngay kinh tế cũng có mô hình kinh tế tự do và kinh tế có sự điều tiết của nhà nước.

5 -Vấn đề xây dựng nền dân chủ, cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ

Nền dân chủ có cơ cấu như thế nào? Đâu chỉ là hệ thống chính trị với sự nòng cốt của nhà nước. Nền dân chủ hiện đại còn bao gồm cả nền kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Nền kinh tế thị trường như lànền kinh tế dân chủ bởi vì nó là phương thức kinh tế tạo môi trường phát triển và phát huy dân chủ về kinh tế, ở đó cá chủ thể kinh tế tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, được làm điều pháp luật không cấm. Xã hội dân sự, - hệ thống xã hội, cũng tức lànền dân chủ xã hội. Còn hệ thống chính trị thể hiện nền dân chủ chính trị. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà. giàu bản sắc dân tộc là nền dân chủ văn hóa. Như vậy, nền dân chủ hiện đại, XHCN sẽ xuyên thấm trong các bộ phận cơ bản của hình thái kinh tế xã hội mà ở đó quyền dân chủ (về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa) và hệ thống thể chế, tổ chức được xây dựng đảm bảo cho nó. Chúng ta không làm rõ mặt xã hội, hệ thống xã hội và dân chủ về mặt xã hội là một thiếu sót.

Nhưng cơ cấu chung cho nền dân chủ là thể hiện vai trò cầm quyền của đảng, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó hình thành hệ thống thể chế cụ thể phù hợp với trình độ phát triển cho từng dân tộc cụ thể. Do vậy, vấn đề thể chế như thế nào để thực sự có dân chủ là cực kỳ quan trọng, không kém gì thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy xây dựng nền dân chủ không chỉ là vấn đề về quyền dân chủ, về ý thức và hành vi dân chủ mà quan trọng bậc nhất là thể chế dân chủ (pháp luật và tổ chức) môi trường pháp lý của dân chủ, văn hóa dân chủ. Từ đó mới biến dân chỉ thành văn hóa.

Trong bài viết này, chúng tôi quan tâm nhiều đến dân chủ chính trị, dân chủ / về xã hội. Nhưng cái trọng tâm vẫn là thể chế của nền dân chủ theo hướng XHCN ở VN.

Thể chế dân chủ ở nước ta có yếu tố hình thành trong thời kháng chiến, thời kinh tế tập trung bao cấp, khi sang thời kinh tế thị trường, tuy có một số thay đổi ở mặt này hay mặt kia nhưng nhìn chung thế chế dân chủ, hay thế chế chính trị - xã hội vừa lạc hậu (chưa tiên tiến), vừa thiếu, vừa thiếu động bộ, vừa khiếm khuyết, vừa chưa phù hợp. Do vậy nó vừa cần cải cách thể chế vừa tạo đột phá, xây dựng hoàn thiện dần thể chế này phù hợp với thời kỳ đổi mới, thực hành kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhưng cần nhấn mạnh rằng nên dân chủ hiện đại ngày nay là nền dân chủ pháp qiuyền (để phân biệt với dân chủ phi pháp quyền, như dân chủ quân sự dân chủ làng xã, dân chủ lập hiến, dân chủ trong mô hình CNXH nhà nước). Theo chúng tôi, cách đây gần 20 năm (1991), đả nêu vấn đề xây dựng nên dân chủ XHCN (Xem Hồ Bá Thâm, Dân chủ hóa và phát huy nội lực, Nxb. Phương Đông, 2007, tr. 41-46). Và quan niệm nền dân chủ VN ngày nay là dân chủ pháp quyền XHCN (xem thêm, Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân, đồng chủ biên, Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tái bản 2010). Muốn thực hiện dân chủ pháp quyền XHCN phải đổi mới thể chế dân chủ hiện nay.

Đổi mới chính trị như một quá trình dân chủ hóa xã hội sâu rộng ngày càng cao vì mục tiêu CNXH, dân chủ, nhân đạo, thì trọng tâm bây giờ là đổi mới thể chế dân chủ - thể chế chính trị xa hội. Vấn đề này chưa bao giờ được nêu ra tổng quát như vậy, mặc dù có nêu ra cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải cách lập pháp, đổi mới phuương thức lãnh đạo và cầm quyền của đảng, đổi mới công tác mặt trận và các đàn thể nhân dân..

Tôi nghĩ rằng các văn kiện đại hội XI phải nêu ra và làm rõ vấn đề đổi mới, cải cách chính trị xã hội, cải cách thể chế dân chủ. Hơn nữa giữa thế chế kinh tế thị trường và thể chế dân chủ, chính trị – xã hội phải đồng bộ, hài hòa, nhưng bây giờ dâu là trọng tâm trong đổi mới II này? Phải chăng thời điểm này vừa tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nhưng TRỌNG TÂM LÀ VẤN ĐỀ THỂ CHẾ DÂN CHỦ, thể chế chính trị xã hội.

6- Vấn đề cơ cấu, mô hình, cách thức thực hiện nền dân chủ ở nước ta trong bối cảnh chung của thế giới và yêu cầu của đất nước.

Theo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân” (Phát biểu bế mạc hội nghị TW, 12, khóa X).

Hiện nay vấn đề dân chủ hóa, mô hình nền dân chủ VN, xu hướng vận động của nó, đang là vấn đề thực tiễn và lý luận đang quan tâm bậc nhất. Nhận diện không những nội dung, tính chất mà cũng rất quan trọng là cấu trúc của nó, động lực, mô hình tạo động lực của nó, trên cơ sở xu hướng chung là cực kỳ quan trọng. Mà vấn đề xu huướng, cấu trúc và mô hình của nó thì còn ít được nghiên cứu hay diề cập thấu đáo. Phát triển nền dân chủ như thế nào, nó không chỉ phụ thuộc vào trình độ kinh tế, văn hóa của xã hội, sự giác ngộ, quyền và kỷ năng thực hành dân chủ mà còn phụ thuộc vào cách thức cấu trúc, mô hình, phương thức tổ chức, thể chế vận hành nó như thế nào. Một nền dân chủ mà thiếu động lực, thiếu phương thức mô hình hợp lý, nghĩa là nó dẵ lạc hậu, hay thiếu sót hay chưa thích ứng thì dân chủ dễ rơi vào hình thức hay chỉ dừng lại khẩu hiệu, nguyện vọng. Chúng ta nêu khẩu hiệu phát huy quyền làm chủ củ nhân dân, đã là chung rồi, nhưng khi chuyển sang khẩu hiệu cụ thể hơn là Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra, nhưng nêu không thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội do thiếu thể chế, cơ chế thì liệu dân chủ và quền lợi chính đáng của nhân dân có được đảm bảo không. Thành lập các đoàn thể nhân dân nhưng khi dân bị thua thiệt, bị xâm phạm lợi ích thì các đoàn thể xã hội này không đứng vê phía dân dể góp phần bảo vệ quyền lới của họ thì liệu có dân chủ không? Trong thực tế quyền dân chủ của người dân, quyền làm chủ của họ bị vi phạm, xâm phạm hoặc bị hạn chế đã gây nên hiều bức xúc, khiếu kiện từ các chủ thể thị trường hay chủ thể nhà nước..

Phát huy sức mạnh dân chủ thế nào, mở rộng nó ra sao, làm sao đề từ đó phát huy được nội lực, giải phóng và phát huy trí tuệ toàn đảng toàn dân, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, không những thể hiện tính ưu việt của chế độ dân chủ mới mà còn là động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững.

7- Vấn đề bổ sung và phát huy vai trò xã hội dân sự, tức xây dựng một xã hội dân chủ từ gốc

Chúng ta quan niệm quyền làm chủ của nhân dân vừa thể hiện trong tổ chức hệ thống quyền lực nhà nước vừa thể hiện trong hệ thống tổ chức quần chúng. Nhưng tính tự chủ của các tổ chức quần chúng này còn yếu, kém, thường bị nhà nước hóa. Xu hướng muốn nắm hết, muốn hành chính hóa các tổ chức quần chúng – tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, muốn họ chỉ đứng về phía chính quyền một cách đơn thuần có đúng không? Không đúng. Phải tôn trọng tính tự chủ, và dân chủ hóa các tổ chức này để họ có thể độc lập thể hiện và bảo vể.quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Họ chỉ tuân theo luật pháp chứ không phải là sự chỉ huy của chính quyền.

Mặt khác ngoài các tổ chức chính trị thì còn nhiều tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các nhóm lợi ích đang hình thành ngày càng cần thiết và phong phú, đa dạng trong nền kinh tế và xã hội ngày nay, nhất là như các nghiệp đoàn, hội các doanh nghiệp, hội người tiêu dùng, hội tự thiện, các nhóm thiệt hại lợi ích … Chính hệ thống tổ chức xã hội và lợi ích này mà không có nó thì người dân hay các công dân rất khó thể hiện và bảo vệ lợi ích của họ từ phía xâm phạm của thế lực thị trường hay sự thái quá của nhà nước. Các nghiệp đoàn, các hội người tiêu dùng không mạnh thì không bảo vệ được lợi ích hợp pháp, chính đáng trước giới chủ. Hoặc việc hình thành hội doanh nghiệp là vừa để góp tiếng nói với nhà nước và cũng đồng thời bảo vệ lới ich của họ khi cần. Không thể quy các tổ chức xã hội vào đoàn thể quần chúng vào hệ thống chính trị.tự quản, Những tổ chức này là thành phần cơ bản của xã hội dân sự.

Xã hội dân sự với tính chất tự nguyện và thể hiện quyền làm chủ của nhân dân ngoài nhà nước thì cùng với nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, tất cả tạo thành cơ cấu dân chủ hiện đại. Xã hội dân sự như vậy còn là cơ sở của nền nhân quyền mới. Nói cách khác nền dân chủ pháp quyền nhân nghĩa XHCN phải bao hàm cả nhân quyền và dân quyền. Đó là phần cơ cấu xã hội cứng, cơ bản và là xu hướng không thể khác của xã hội hiện đại XHCN. Dân chủ ngày nay trên nền tảng chủ quyền nhân dân, nhưng mà phi pháp quyền, phi nhân quyền thì không thể là dân chủ tiền tiến.

Chúng ta cần nhận thấy xã hội VN vẫn còn nặng thần quyền hơn là dân quyền, công quyền (công dân của nhà nước) hơn là công dân độc lập và nhà nước vì công dân, nhà nước của công dân. Quá trình chuyển từ xã hội quân sự, xã hội nhà nước, tập quyền sang xã hội dân sự, ở đó nhà nước cũng là nhà nước dân sự, nhà nước dân chủ cũng chưa hoàn tòan thực hiện được. Một nhà nước dân chủ, pháp quyền không thể thiếu nền tẳng xã hội dân sự. Xã hội dân sự, nhất là ở nước ta là xã hội tự quản, tự chủ, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, xã hội dân chủ, đồng thuận, kỷ cương. Không thể coi nhẹ và làm lu mờ xã hội dân sự như là xã hội của quyền con người (xã hội dân sự =xã hội nhân quyền= xã hội dân chủ) bởi xã hội chính trị hay hệ thống chính trị.

Phải chăng quan niệm sau đây, tuy nói về hệ thống xã hội, nhưng như thế là đủ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Ðảng, Nhà nước với Nhân dân”. Trong quan niệm này, đáng chú ý là không có yêu cầu bào vệ lợi ích hội viên và không thể đưa tất cả tổ chức, đoàn thể nhân dân vào hệ thống chính trị.

Khi ta nói kinh tế thị trường là nói phương thức vận hành hoạt động kinh tế của nền kinh tế hiện đại. Còn khi bàn về cải cách, tái cấu trúc nên kinh tế là nói cơcấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, nhất là ngành. Chuyển sang cơ cấu kinh tế hiện đại là chuyên sang ngành có năng suất chất lượng cao hơn làm nòng cốt với tỉ trọng hợp lý, tến bộ. Cơ cấu xã hội cũng có thay đổi, vai trò trí thức và vai trò doanh nhân cũng ngày càng lớn chứ không chỉ bằng lòng với cơ cầu nông dân và công nhân như cũ.

Trong xã hội hiện đại không chỉ thấy gia tăng vai trò kinh tế thị trường hay nhà nước pháp quyền mà vai trò xã hội dân sự, nền dân chủ từ dưới lên cũng phải được xác định và nâng cao tương xứng chứ không phải bị chèn ép và lép về. Tại sao nhiều người lãnh đạo vẫn ngại xã hội dân sự? Vì họ không thực tâm muốn dân chủ, sợ bị phản biện và giám sát. Thực ra họ sợ dân. Xã hội dân sự với tư cách là một hệ thống xã hội (tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác) là xã hội mà ở đó nhân dân tự tổ chức ra đển thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong phạm vi ngoài nhà nước và cũng là để hợp tác đồng thời khi cần cũng phải đấu tranh với nhà nước và thị trường khi bị xâm phạm. Công nhận nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước pháp quyền mà không thừa nhận xã hội dân sự văn minh là sự cọc cạch, lệch lạc trong tư duy, tức là có phần còn bị tư duy cũ, lạc hậu trì kéo, phng tỏa.

Nếu không thừa nhận xã hội dân sự, dân chủ xã hội thì lý do vì sao? Vì chưa hiểu đúng thực chất hay vì sợ kẻ xấu lợi dụng, hay bị mặc cảm/ ám ảnh chính trị vu vơ nào đó?

8- Vấn đề bổ sung chức năng kiểm soát lẫn nhau giữa quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, chứ không phải chỉ là phân công, phân nhiệm.

Là nhà nước pháp quyền và dân chủ pháp quyền thì cần hình thành và tái cấu trúc lại hệ thống quyền lực nhà nước, làm sao cơ quan quyền lực nhà nước kiểm soát lẫn nhau. Cần nhận thức rằng đây là một nguyên tắc, một công nghệ cơ bản và phương thức tạo nền tính pháp quyền, tính minh bạch và dân chủ trong hệ thống quyền lực nhà nước không phân biệt chế độ một đảng hay nhiều đảng phái. Chúng ta nói phân công và phối hợp các cơ quan quyền lực nhà nước nhưng lại không nói rõ về mặt kiểm soát quyền lực (chúng tôi đã có bài viết riêng về vấn đề này: xem tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 11- 2009, hoặc trên chung ta.com). Do kiêng khem, mặc cảm chính triị, nên chúng ta đã rất dè dặt và đặc biệt là lạc hậu với không ít quan niệm, công nghệ chính trị từ sáng tạo của nên văn minh trong CNTB, mà CNTB đang sử dụng.

Chúng ta cần tiếp thu gì ở nền văn minh dân chủ tư sản? Thực ra thì nền dân chủ hiện đại trước CNXH là nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ này tạo nên bộ mặt văn minh của CNTB và cũng là nền văn minh của thế giới đương đại. Hiện đại và văn minh không chỉ về mặt công nghệ kỹ thuật, hay mặt sinh thái, mặt văn hóa mà cả mặt văn minh chính trị xã hội. Nền dân chủ, pháp quyền tư sản tạo nên văn minh chính trị xã hội, có thể có đặc thù dân tộc, đặc thù của chế độ tư bản nhưng nó chắc chắn là có giá trị nhân loại phổ quát mà chúng ta phải nghiên cứu tiếp thu, vận dụng. Hồ Chí Minh đã làm như vậy từ khi lập nước VNDCCH. Quả thật là không nên măc cảm chính trị. Tại sao chúng ta ngại xã hội dân sự, ngại tam quyền phân lập (tam quyền phân hợp giám)- tính độc lập của ba cơ quan quyền lực nhà nước? (xem thêm: Hồ Bá Thâm, Dân chủ hóa, phân quyền hóa cơ cấu quyền lực nhà nước theo tư duy pháp quyền biện chứng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 11/2019). Trung Quốc theo bài phát biểu 6 điểm mới đây của Hồ Cẩm Đào cũng thể hiện chủ trưởng thí điểm cơ chế tam quyền phân lập ở Thẩm Quyến.

Trong gần đây Đảng ta cũng mới nếu cả tính thống nhất, tính chất phân công, tính hợp tác và cả việc kiểm sóat quyền lực nhà nước (xem ĐCSVN, Dự thảo các văn kiện trình đại hội XI - Tài liệu sử dụng trong đại hội Đảng cấp cơ sở, tháng 4/2010, tr.15). Nghĩa là về cơ bản là vận dụng thực hiện nguyên tắc “tam quyền phân lập” một cách biện chứng.

9- Vấn đề Đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền

Chúng ta thường chỉ nhấn mạnh dân chủ phải có lãnh đạo, có kỷ cương. Đúng, rất đúng nhưng ít khi nhân mạnh và thực hiện, rằng lãnh đạo phải dân chủ, thực sự dân chủ. Chúng ta cũng thường nghĩ tập trung là quyết định gần như trước (như thường vụ hay Bộ chính trị đã bàn kỹ rồi mà không nói rõ lý do, nếu thế thì bàn ở Quốc hội làm gì nữa) và từ đó tìm cách tạo ra nhất trí có như là hình thức và áp đặt hay không? Chúng ta cũng thiếu nhiều phương thức dân chủ thật sự xuất phát từ nhân dân, ý dân, lòng dân, như phản biện xã hội, trưng cầu dân ý, quyền tự chủ của xã hội dân sự. Do nên dân chủ ở ta thường thấy là ban bố, ban phát từ cấp trên. Xu hướng ở ta là tập trung (nhất là dưới dạng chuyên quyền, gia trưởng) thường lấn sát dân chủ. Nếu vấn đề thảo luận cũng theo kiểu khẳng định, mang tính đóng chứ không phải mở, ngại khuyến khích ý kiến khác nhau, sáng kiến khác nhau, chỉ mong sao nhất trí nhanh, cao là thành công mà không thấy nhiều khi do áp đặt hay nhất trí cho xong.

Chúng ta cần thay đổi nhiều quy trình ngược để nó xuôi hơn, hợp quy luật hơn, thuận hơn với lòng dân, ý dân. Dân chủ không chỉ hướng tới nhất trí, hay tập trung mà còn là đồng thuận nữa. Đồng thuận không chỉ là cùng một lợi ích hay ý chí mà chính là giống nhau về lợi ich, ý chí, cùng hướng.

Khía cạnh nữa là, chúng ta không nhất thể hóa chức danh chính của đảng cầm quyền nên quyết sách khi thực hiện thường phân tán chậm chạp. Tức là vừa thiếu cơ chế tập trung và thiếu mở rộng dân chủ đúng đắn có hiệu quả. Ngay công tac cán bộ, chúng ta thiếu cơ chế dân chủ, thích hợp, tối ưu (chi do phân công, cử mà thiếu tranh cử thật sự) nên ít phát hiện, trọng dụng được nhân tài trẻ.

Hiện nay khá nổi cộm mà nhiều người ngày trong quốc hội rất quan tâm, là quan hệ giữa Bộ chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội như thế nào khi quyết định một số vấn đề của quốc gia. Quyền độc lập của quốc hội trong việc quyết định một số văn đề lớn như thế nào? Vấn đè nào thì thể chế nghị quyết của Đảng trên tinh thần chung và vấn đề nào thì Quốc hội độc lập, thảo luận ra quyết sách. Vấn đề nào Đảng cần tham khảo ý kiến Quốc hội trước khi quyết sách. Ví dụ, theo thông báo mới đây của Đảng là Quốc hội góp ý kiến về các Vân kiện dự thảo sẽ trình Đại hội Đảng lần thứ XI, chẳng hạn..

Những vấn đề này không chỉ phải xử lý ở cấp cao mà các cấp ở dưới nữa.

Chúng ta cũng càn chú ý là ngày nay không chỉ là đảng lãnh đạo chính quyền mà còn đảng cầm quyền, hai mặt này là thống nhất nhưng không phải là một.Cầm quyền nghĩa là cách thức xây dựng, sử dụng chính quyền như thế nào để phát huy quyền của nhân dân, vì nhân dân thông qua thiết chế dân chủ pháp quyền chứ không là vấn đề thuyết phục..Chúng ta nói nhiều phương thức lãnh đạo nhưng chưa nghiên cứu góc độ và thực thi phương thức cầm quyền. Trưng cầu dân ýlà phương thức cầm quyền theo luật định chứ không đơn giản là phương thức lãnh đạo. Còn không có luật, mà chỉ xin ý kiến đóng góp, tham khảo ý dân, như hiện nay (vì dụ với Dự thảo văn kiện đại hội Đảng) là phương thức lãnh đạo., mà cũng chỉ mới có một (đôi) lần. Điều này cũng có liên quan tới quan niệm sửa đổi Hiên pháp. Về quyền phúc quyềt hiến pháp hay quyền dân chủ trực tiếp qua trưng cầu dân ý, chúng tôi rất tán thành với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khi “Bàn về sửa đổi Hiến pháp”.


Tóm lại, chúng tôi đề nghị, cần nhìn nhận chế độ chính trị xã hội ở nước ta hiện nay và trong quá trình tei61n lên CNXH thì vẫn là chế độ dân chủ nhân dân định hướng XHCN hay tiến dần lên chế độ XHCN thật sự. Do đó, cương lĩnh hiện nay là cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXHlà thích hợp hơn khái niệm cương lĩnh “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH”...

Trong quá trình này có nhiều vấn đề liên quan tới thể chế chính trị, tùy theo quá trình phát triển mà giải quyết các vấn đề nảy sinh. Nhưng hiện nay cần tiến hành cải cách chính trị (hệ thống chính trị nhất là về mặt thể chế). Hiện nay quan trọng nhất là là cải cách thể chế dân chủ để thực hiện dân chủ hóa thật sự, chứ không chỉ là cải cách hành chính. Cải cách ahnh chính là chỉ là bề mặt, là hệ quả. Cải cách chiều sâu là cải cách thể chế dân chủ biến thể chế chưa thật sự dân chủ, khắc phục tính độc quyền, tập trung một chiều kiểu cấu trúc phong kiến, hoặc vô chính phủ sang thể chế dân chủ thật sự, dân chủ pháp quyền, thể chế dân chủ tiên tiến của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân..., từ đó tiến dần lên dân chủ XHCN.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cùng nhau suy tưởng

    20/09/2010Nguyễn Trần BạtNếu không đặt vấn đề giải quyết thực trạng Việt Nam trên quy mô xã hội
    thì tôi nghĩ rằng không ai có thể giải quyết bài toán lịch sử Việt Nam,
    bài toán phát triển Việt Nam một mình được. Cho nên, giải quyết những
    tồn tại của thực tế chính trị, xã hội, kinh tế Việt Nam trên quy mô xã
    hội không phải là công việc của riêng một lực lượng nào. Nhân dân phải
    góp công vào đấy, giới trí thức phải góp công vào đấy và phải suy nghĩ
    một cách nghiêm túc...
  • Nguyễn Khắc Viện và những “di cảo” chưa công bố

    12/09/2010Trung SơnBác sỹ, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (1913-1997)đã viết hàng trăm bài báo, hàng chục bản “kiến nghị” bàn về nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Trong di cảo của Nguyễn Khắc Viện có một tư liệu chưa hề được công bố chính thức đó là gần 30 bản kiến nghị, tham luận, thư gửi các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong 16 năm (1976-1993). Xin trích một vài đoạn trong tư liệu này.