Xã hội nữ tính quá

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
09:44 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Chín, 2017

Ngày ấy chiến tranh, những làng quê vắng hoe vắng hoắt bóng dáng những người đàn ông trẻ tuổi và khỏe mạnh - họ đều phải ra chiến trường cả, ở những nơi mà ngay cả các cô gái thanh niên xung phong đã ‘tiếng hát át tiếng bom’, mở đường và phá bom. Hậu phương chỉ còn thấy những ông già, và những em bé, phụ nữ trong những ngôi nhà xơ xác và trên những cách đồng thẳng cánh cò bay.

Bao nhiêu sản vật, lương thực làm ra đều dành gửi cho chiến trường và nộp thuế để nuôi bộ máy Nhà nước. Chỉ còn lại phần rất nhỏ mang về nuôi gia đình. Đôi khi người ta thấy một đàn ông còn trẻ đâu đó trong vài gia đình thì thường là thương binh, họ tần tảo quanh quẩn trong nhà, lối xóm mà phụ giúp thêm vợ những việc nội trợ nho nhỏ, hoặc làm những việc mà vợ đã sắp đặt sẵn. Cuộc sống thiếu thốn đủ bề, thêm vào đó là những cuộc bình xét tập thể nhằm kiểm soát và siết chặt hơn nữa việc phân phối đã biến những người phụ nữ nuốt nhọc nhằn vào trong, ăn sóng nói gió, gồng mình lên kéo bừa thay trâu, làm tất cả những việc nặng nhọc nhất mà bình thường đó là việc của người đàn ông…. Ở thành phố và thị trấn cũng vậy, họ đã thực sự trở thành trụ cột gia đình từ việc nuôi sống gia đình, dạy dỗ con cái, cho đến tham gia vào các phong trào kiến quốc vĩ đại… Nhiều người phụ nữ khi bất mãn chửi một câu tục tĩu : ‘có mà ăn c... bố’ …nghe sao mà cảm khái, cá tính thật mạnh mẽ. Phụ nữ đã trở thành đàn ông thực sự.

Rồi chiến tranh cũng kết thúc. Đàn ông đã trở về. Bao năm tháng chiến tranh xa nhà, cái tình cảm thấm đẫm trong tâm trí họ là hình ảnh, kỉ niệm với người mẹ, người chị, em gái của mình. Họ biết ơn sâu sắc những người phụ nữ. Người phụ nữ bây giờ được dễ thở hơn, theo năm tháng họ cũng đang quay trở về nhiều hơn với thiên chức bình dị của mình.

Xã hội an cư, bây giờ là thời đại của những người đàn ông báo đáp lại phụ nữ. Những cuộc họp hành, đại hội, những lần thay đổi, những đấu tranh nội bộ… ngày theo ngày diễn ra… khiến cho tất cả đều tự hiểu : tự do tư tưởng, tư duy đột phá, sức mạnh khai phóng của ai đó hãy cất kín nó đi, chiếc ghế là rất quan trọng, nhiều khi là quyết định. Vì thế ai cũng thấy cần tích cực điều chỉnh lại mình : khổ hạnh một tí, yếu ớt một tí, kín đáo một tí, mềm mại một tí, nhỏ nhẹ một tí, biết chiều lòng nhau một tí, sâu sắc như cơi đựng trầu thôi….để được nhiều người an tâm mà chấp nhận, bao bọc, ủng hộ mình…. hơn nữa thêm người khác thương có tác dụng như được cấp trên ủng hộ vậy. Đàn ông lại càng thấy nên thế vì từ xưa đến nay, chịu ảnh hưởng của phụ nữ, trong sâu thẳm họ biết rõ cái kiểu cách ‘ liễu yếu đào tơ’ có sức mạnh cảm hóa to lớn đến như thế nào. Những từ ‘anh anh em em’ ngọt như mía lùi vốn là câu đầu miệng của người đàn bà mà sao bây giờ được các ‘trang nam tử, râu hùm hàm én’ sử dụng nhiều đến vậy trong quan hệ với cấp trên của họ. Họ đã đang mất đi cái gì vậy?

Nhiều khi cũng bí bách muốn giải tỏa cái phẩm chất đàn ông ‘chân đạp đất đầu đội giời’ của mình, họ chọn cách an toàn, ở những nơi an toàn: túm năm tụm ba ngồi lê đôi mách, ồn ào bình phẩm điều này người nọ, tâm tình thanh minh thanh nga, hoặc nhỏ to phô trương bản thân… Cũng có lí giải cho họ rằng cái truyền thống của ta giống như tình dục thường ác liệt trong kín đáo chứ không khoe ầm ầm ra nơi thiên hạ. Nhưng vợ của họ vẫn chê chồng : trong bóng tối ông cũng chỉ lần mần mà thôi. Nhiều đàn ông khi bế tắc chửi đổng một câu : ‘bà dí... vào’ nghe như PD. Cứ như thế khí chất của họ dường như đang bị nhột nhạt đi. Vài bậc trượng phu còn lại, những người thường bị vợ mắng là chả được tích sự gì, thốt lên rằng xã hội ta nữ tính quá.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sức sống Việt

    28/01/2015Nguyễn Bỉnh QuânTa có năm đặc điểm văn hóa Việt để đi sâu nghiên cứu có thể thấy những nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó chính là sức sống Việt, sức sống của dân tộc, quốc gia. Bản sắc ấy, sức sống ấy sẽ chuyển hóa như thế nào, đưa chúng ta tới đâu, giúp chúng ta tới đâu trong cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong tình cảnh toàn cầu hóa... câu trả lời sẽ trở thành sức sống Việt thời mới.
  • Hãy thay đổi tính xấu

    06/03/2021Nguyễn Tất ThịnhXin có vài nhận xét về cách sống và xử sự của không ít người tôi đã từng gặp, từng biết. Không phải tất cả các nhận xét này tập trung trong một người, nhưng có thể thấy từng điều như thế khá hay gặp. Nếu trong một Tổ chức hay Cộng đồng nào đó những điều tôi nêu ra chiếm số đông, là phổ biến thì rõ ràng là lụn bại, suy đồi...
  • Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ

    15/09/2018Vương Trí NhànChỗ tôi đang sống là một cửa ngõ để ra vào Hà Nội, một thứ "đầu ô" hiện đại. Sáng sớm, cùng với tiếng gà gáy, tôi nghe râm ran tiếng người đi chợ trên đê. Mỗi người mỗi xe đạp, sau xe là cái giá gỗ buộc tạm, trên đặt cây cảnh. Đây là thứ hàng mà họ sẽ phải lang thang suốt ngày ở Hà Nội để bán bằng hết...
  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Ta tự nhận diện lại ta

    27/05/2018Vương Trí NhànHơn bao giờ hết, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Cần biết chính mình là gì, trước khi tính xem mình cần làm gì. Việc tìm tòi gian khổ để có được câu trả lời đích thực cho câu hỏi "ta là ai?" sẽ giúp cho xã hội tự nâng mình lên, vượt qua những khốn khó mà éo le thay, chính là tự ta gây ra cho ta và làm chậm bước tiến của ta.
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tốt lẫn xấu, nặng về gia tộc, học đòi quên chuyện lớn, buôn không thành nghề

    28/03/2016Vương Trí NhànVề đàng trí tuệ và tính tình, người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt và hay bài bác nhạo chế. Thường nhút nhát hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật...
  • Trạng Quỳnh – Trạng Lợn, hai nét tâm lý người Việt cười

    28/09/2015Đỗ Lai ThúyTrạng Quỳnh và Trạng Lợn là hai nét tâm lý cơ bản của người Việt cười. Đó là hai vế của một câu đối, một cỗ xe hai ngựa song hành suốt dòng thời gian như một hằng số Trạng Quỳnh là vế trắc, thông minh, tài trí, ghét kẻ trên, hay xỏ xiên, đả kích, chửi đổng. Đó là tâm lý của kẻ bị trị, kẻ yếu muốn thắng lại kẻ cai trị mình, kẻ mạnh hơn mình bằng lối đánh tập hậu. Còn Trạng Lợn là vế bằng, dốt nát và lười biếng nhưng gặp may. Đó là một chút huyễn tưởng thường thấy của các cư dân tiền nông nghiệp.
  • Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá

    03/03/2009Vương Trí NhànTrong khi người Hà Nội chưa đủ sức nâng mình lên, thì dân các vùng nông thôn chung quanh lại như là vẫn muốn kéo Hà Nội xuống, và đây mới thật là chuyện "hai lần thương khó". Có một lẽ công bằng mà không luật pháp nào quy định, song ai cũng thấy phải, ấy là Hà Nội chỉ trở thành đô thị thực thụ nếu nó có thể góp phần giúp cho cuộc sống các vùng chung quanh ngày một ổn định, người dân nông thôn thu nhập khấm khá tới mức nhìn về bà con của mình ở thành thị với con mắt thiện cảm và yên tâm ở lại quê hương "phục vụ" Hà Nội. Nhưng "ốc chưa mang nổi ốc" thì "làm cọc cho rêu" sao được?!
  • Không chỉ là bệnh của giống nòi

    04/02/2009Tạ Duy AnhKhi một bậc tiền nhân chua chát thốt lên rằng: hình như trong bụng mỗi người An nam đều có sẵn một ông quan là ông muốn nói đến căn bệnh của nòi giống. Nhưng nếu bậc tiền nhân đó sống lâu được chứng kiến thực trạng xã hội của chúng ta thì hẳn ông sẽ thấy nhận xét trứ danh kia cũng mới chỉ đúng một phần.
  • Chuyện hỉ, nộ, ái, ố về kiến trúc nông thôn

    16/01/2009KTS Phạm Thanh TùngChuyện về kiến trúc nông thôn trong thời kỳ mới là câu chuyện dài, nó có đủ cả hỉ, nộ, ái, ố như đời người vậy. Đi tìm một mô hình kiến trúc nông thôn mới đòi hỏi không chỉ tài năng, mà hơn cả là cái tâm, lòng yêu quê hương của các nhà quản lý, quy hoạch, kiến trúc sư, cùng sự tham gia, sẻ chia của toàn xã hội.
  • xem toàn bộ