"Xã hội hóa cái đầu"

05:41 CH @ Thứ Bảy - 14 Tháng Mười, 2006
Gần đây cụm từ xã hội hóa được nhắc đến quá nhiều trên mặt báo. Xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa sân khấu, xã hội hóa điện ảnh, xã hội hóa... tùm lum thứ.

Cứ như thể có cái gì mới mẻ lắm, tiến bộ lắm đang nhúc nhích tiến đến gần xã hội chúng ta. Rằng nhân dân sắp được hưởng cái gì đó quý hiếm lắm, đặc biệt lắm xưa nay chưa từng có. Những người lơ mơ dễ dàng phấn khởi, hào hứng phụ họa, ra cái điều nhiều quyền lợi sắp được phân phối vô điều kiện, nhờ chính cái sự xã hội hóa đầy phóng khoáng tốt bụng này.

Người ta quên mất rằng thực ra, cuộc sống xã hội ta bao nhiêu năm nay đã được đặt trên một cái nền chông chênh của một cơ cấu phi lý. Chông chênh bởi thế cân bằng giả của một hình khối phía dưới nhẹ hơn phía trên. Phi lý bởi sự ôm đồm lạm quyền của một thiểu số không đủ khả năng - kiến thức nhưng lại nắm giữ quá nhiều quyền lực - trách nhiệm. Thực tế đã bộc lộ những khiếm khuyết không thể chấp nhận: nền giáo dục thiếu định hướng, với những biện pháp phản giáo dục, đưa tới những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, hoàn toàn không thể đóng góp gì cho nhu cầu tiến bộ của xã hội. Hoạt động y tế quá tải, khiến mục đích phục vụ cộng đồng không thể thực hiện đầy đủ, bệnh nhân không có đủ giường bệnh và nhân viên y tế mỗi khi đau ốm. Sân khấu, điện ảnh... giậm chân tại chỗ trong khi cuộc sống và phương tiện, nhu cầu giải trí của người dân đã cao vượt hẳn so với trước, những sản phẩm "made in Vietnam" quá lạc hậu và kém cỏi, ngay cả khi so với các nước trong cùng khu vực.

Nếu vẫn tiếp tục giữ thế độc quyền Nhà nước trong việc điều hành, điều chắc chắn phải xảy ra là sự tụt hậu ngày càng trầm trọng không thể tránh của xã hội Việt Nam, kể cả khi đã được dán nhãn mác của các tổ chức quốc tế. Nếu chỉ là một phó phẩm so với các chính phẩm quanh mình, đừng ngạc nhiên trường hợp chúng ta chỉ được đối xử đúng như một phó phẩm: anh đóng góp ở mức độ nào thì sẽ được nhận lại đúng mức độ ấy. Văn hóa là một lĩnh vực mà quyền lực lớn nhất và duy nhất là sản phẩm thực sự đạt chất lượng cao, thực sự mang đến một giá trị tinh thần nhân văn nhân bản cho con người, cho nhân loại nói chung.

Việc xã hội hóa hiện nay lẽ ra đã phải tiến hành sớm hơn, đúng lúc hơn, nếu người ta đủ khiêm tốn để nhận ra sự yếu kém của mình, đủ yêu nước để trước hết xã hội hóa cái đầu của mình, giúp cho việc xã hội hóa mọi thứ khác không bị chậm trễ, giúp cho con tàu đi tới tương lai của dân tộc Việt Nam không phải luôn mấp mé sự trễ nải, lỡ chuyến một cách đầy oan uổng.

Nguồn:Thanh niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Những bất cập trong việc xã hội hóa giáo dục

    08/02/2003Bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 18-5-2000 nêu ra: chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa là nhiệm vụ cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay.
  • xem toàn bộ