Phỏng vấn Walter Gunz - Nhà sáng lập công ty Media Markt

05:59 SA @ Thứ Hai - 20 Tháng Mười Một, 2006

Thành công của Gunz không chỉ nhờ may mắn và tài năng kinh doanh mà hơn hết là bởi ông đã biết cách nhìn nhận đúng vai trò, tầm quan trọng của nhân viên, của khách hàng và các đối tác. Đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ nơi mà theo ông cần có sự tự do, sáng tạo và thậm trí mạo hiểm.

Grunz sinh tại Munich năm 1946 và đã từng theo học Triết học và Kinh tế học. Trưởng thành từ môi trường làm việc của Karstadt Warenhaus, một trong những chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất Châu Âu thời bấy giờ. Ông thành lập Công ty Media Markt của mình với vỏn vẹn chỉ 20,000 Mac. Công ty tăng trưởng cực kì nhanh chóng cả về quy mô, lợi nhuận và nay đang thuộc quyền quản lý của tập đoàn Metro. Hiện tại Media Markt vẫn là một trong những nhà bán lẻ có mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh nhất đặc biệt là ở lĩnh vực đồ điện gia dụng.
Thành công của Gunz không chỉ nhờ may mắn và tài năng kinh doanh mà hơn hết là bởi ông đã biết cách nhìn nhận đúng vai trò, tầm quan trọng của nhân viên, của khách hàng và các đối tác. Đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ nơi mà theo ông cần có sự tự do, sáng tạo và thậm trí mạo hiểm. Đối sử với họ đúng mực, tôn trọng, để họ tự quyết định công việc của mình là cách ông đã làm và thực tế đã chứng minh rằng ông hoàn toàn đúng.

Alexander Lintner, phó chánh văn phòng của tập đoàn tư vấn Boston tại Munich đã có cuộc nói chuyện với Gunz để tìm hiểu về thành công của ông, những kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và cả về quan điểm của ông rằng người lao động phải luôn tìm thấy niềm vui trong công việc.

Ông đã rất thành công trong sự nghiệp của mình, gặp gỡ nhiều nhân vật thành đạt, vậy theo ông phẩm chất nào là quan trọng nhất để vượt lên và đứng vững?

Bạn không thể thành công nếu bạn không biết xử sự một cách khôn ngoan nhưng thật ra không phải lúc nào bạn cũng kiểm soát được bản thân. Nhiều người khi có đôi chút thành công hay quyền lực thường không còn muốn để ý đến gì khác ngoài bản thân mình dù trước đây họ không như vậy. Và lời khuyên của tôi là hãy vẫn là mình dù điều đó đôi khi thật khó nhất là khi bạn nhận thức được rằng bạn đứng cao hơn mọi người.

Ông có thể cho biết công ty Media Markt ra đời như thể nào không?

Vâng, sau khi tôt nghiệp đại học tôi vào làm tại Karstadt. Đó là một môi trường tốt những cách làm việc của họ không hợp với tôi. Họ quá nguyên tắc trong khi tôi thích được chủ động trong công việc của mình. Kết quả là có những bất đồng nên tôi quyết định ra đi. Một số người làm cùng tôi tại Karstadt cũng nghĩ như vậy và họ muốn theo tôi. Tôi có kinh nghiệm về mặt hàng điện gia dụng và thế là chúng tôi quyết định theo hướng này.

Chúng tôi đã nhận được lời hứa cung cấp hàng từ một nhà cung cấp đồ điện mà tôi đã có dịp tiếp xúc từ hồi còn ở Karstadt. Sau đó ít lâu với 20,000 Mac mẹ tôi cho vay, tôi và 11 người đến từ công ty cũ đã rất may mắn có được hỗ trợ về tài chính của 2 người khác nữa để mở cửa hàng đầu tiên tại Munich. Ngay ngày đầu tiên mở cửa chúng tôi đã có được doanh số vượt mong đợi, bước khởi đầu phải nói là rất khả quan.

Ông đã phải nỗ lực rất nhiều để có được thành công ngày hôm nay, vậy theo ông thành công của Media Markt là do đâu? Thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như cách đánh giá. Tuy nhiên, ở Media Markt ngay từ đầu chúng tôi đã rất coi trọng yếu tố con người. Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường làm việc mà nhân viên luôn cảm thấy niềm vui chứ không phải áp lực từ công việc.

Quả thật ở công ty chúng tôi mọi người được tự do phát huy năng lực của mình. Chúng tôi luôn coi họ là những đối tác tin cậy chứ không đơn thuần là người làm thuê. Chúng tôi cho họ quyền chủ động quyết định công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình chẳng hạn như điều hành bộ phận họ phụ trách theo cách riêng, thậm trí là áp dụng chính sách giá cho phù hợp với điều kiện của họ.

Mặc dù thành công chúng tôi cũng nhận thấy mình quá nhỏ bé nên sau 10 năm hoạt động độc lập chúng tôi gia nhập tập đoàn Metro. Đó là một bước đi quan trọng vì nhờ đó chúng tôi có được sự hỗ trợ nhiều mặt từ công ty mẹ để chống lại những ông lớn khác. Tuy nhiên điều quan trọng là chúng tôi vẫn giữ được phương châm của mình trong điều hành công việc.

Gần đây chúng ta đã được nghe nhiều về cái gọi là “ Lãnh đạo cảm xúc”, vậy theo ông nó có ý nghĩa gì?

Thực sự là tôi cũng không hiểu rõ lắm người ta muốn nói gì khi sử dụng cụm từ này những theo tôi đó có lẽ nó thể hiện sự thẳng thắn và hai chiều trong quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, một xu thế mới trong quản lý. Hãy làm cho người khác những gì anh muốn được nhận, đó cũng chính là điều tôi thường làm đối với nhân viên của mình.

Nhưng trong kinh doanh có thể nào tỏ ra dễ dàng với tất cả được không? các nhà cung cấp chẳng hạn?

Về bản chất không phải doanh nghiệp nào cũng tỏ ra thoải mái thậm trí còn trở nên rất khó chịu, nhất là khi họ thấy mình cần phải áp đảo các đối tác hay nhà cung cấp của mình. Càng thành công mức độ đó càng tăng.Tuy nhiên như thế không có nghĩa là bạn được phép coi thường lợi ích của người khác. Metro là một tập đoàn lớn nên họ luôn muốn gây sức ép với người khác. Trái lại, chúng tôi luôn coi mối quan hệ đôi bên cùng có lợi là nền tảng cho hợp tác lâu dài và tất nhiên sau đó sẽ là lợi nhuận. Thử nghĩ xem, 2/3 ngày của bạn gắn liền với công việc vậy thì tại sao phải biến nó thành một gánh nặng.

Làm thế nào ông vẫn có thể là một “quý ông tốt tính” trong khi vẫn phải cạnh tranh khốc liệt trên thương trường? Ông cam kết gì với các cổ đông của mình?

Tôi đã từng có một buổi nói chuyện với một nhóm giám đốc các doanh nghiệp nhà nước hồi nước Đức mới thống nhất. Hình như họ tưởng rằng một nền kinh tế thị truờng có thể dễ dàng được tạo dựng và thế là tôi quyết định kể cho họ một câu chuyện về người thợ săn tài giỏi không bao giờ ngắm nhưng khi bắn thì bách phát bách trúng. Bí quyết của người đó là ông ta hiểu tầm quan trọng của việc bắn trúng đích chứ không phải bị ám ảnh bởi việc phải bắn trúng đích. Nghe có vẻ phức tạp nhưng điều đó cũng tương tự như việc bạn cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu thay vì tin rằng bạn có thể đạt được.

Bài học đó cũng có thể áp dụng được trong kinh doanh. Đối với tôi, lợi nhuận chỉ có thể đến sau khi bạn đã có cả một quá trình lao động vất vả, phục vụ khách hàng, cung cấp dịch vụ tốt nhất, tìm được địa điểm bán thuận lợi. Bạn thậm trí có thể có nhiều lợi nhuận hơn nữa và có quyền tận hưởng nó nhưng đừng bao giờ làm mọi thứ chỉ vì lợi nhuận thuận tuý, khi đó bạn sẽ mất đi sự thảnh thơi và thậm trí làm hỏng cả mục tiêu của mình.

Làm thế nào ông vẫn có được những tư duy mới mẻ trong một công ty lớn và thành công như vậy?

Chúng tôi vẫn thường điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với những tình huống phát sinh. Những thay đổi cần được khuyến khích nếu chúng có lợi và nhất là chúng tôi không bỏ cuộc nếu thành công không đến ngay lập tức. Ở Media Markt chúng tôi có thể bỏ qua những lỗi lầm những không có nghĩa là chúng tôi khuyến khích chúng. Bạn có thể có cơ hội học hỏi để không mắc phải những lỗi lầm tương tự. Tự tin vào bản thân và tìm thấy niềm vui trong công việc đó là thứ chúng tôi luôn cố gắng mang lại cho nhân viên của mình.

Tôi thấy ngài nói rất nhiều về niềm vui trong công việc, vậy thực chất nó có ý nghĩa như thế nào?

Đơn giản thế này nhé, công việc nên được coi là một trò chơi cạnh tranh lành mạnh. Nếu bạn coi tầm quan trọng của nó quá lên mức cần thiết bạn có thể bị nó ám ảnh và gây căng thẳng cho bản thân. Khi đó bạn thậm trí còn không dám đối mặt với thử thách và khi thất bại thì luôn tìm cách trút lên ai đó. Điều đó thì còn gì là niềm vui nữa.

Chúng tôi đã biết về thành công của ngài, vậy những thất bại thì sao? Tại sao lại có những công ty thua lỗ?

Thất bại trong kinh doanh cũng không khác những thất bại trong cuộc đời là mấy: quá tham lam tiền bạc, quyến lực và thành công bạn sẽ phải trả giá. Sự e sợ chính là kẻ thù lớn nhất của lòng nhiệt tình cũng như khả năng của con người. Ngoài ra trong công ty sự thiếu niềm tin cũng là yếu tố dẫn đến thất bại. Đặc biệt là ở những công ty lớn khi mà nhu cầu kiểm soát trở thành nỗi ám ảnh với cả các xếp và nhân viên. Mỉa mai thay các công ty thường mắc sai lầm khi họ ở đỉnh cao quyền lực, giống như trường hợp đế quốc La Mã vậy, họ ệup đổ ngay sau khi họ ngự trị đỉnh cao của thế giới.

Ông tin rằng một thương hiệu mạnh là rất quan trọng vậy làm thế nào để tạo ra nó?

Bạn có biết ngày nay những bức tranh của Van Gogh có thể bán được 30 triệu đôla mỗi bức trong khi người ta chỉ trả ông có một bữa ăn vào cái thời nó được vẽ ra? Thương hiệu chính là phản ánh về những gì chúng ta thiếu trong cuộc sống hiện đại, những kiến trúc sư, những nhạc sỹ, những nghệ sỹ vĩ đại. Con người cần thứ gì đó như là một sự thay thế cho văn hoá thực sự đã biến mất và họ tìm đến các thương hiệu. Vì thế thương hiệu phải đại diện cho những gì khách hàng cần và cũng là hình ảnh mà các công ty mong muốn tạo ra.

Hiện nay ngay cả một thương hiệu mạnh cũng chịu sức ép phải tạo ra lợi nhuận nhanh chóng. Điều đó có ảnh hưởng gì đến việc quản trị một thương hiệu không?

Ngày nay, thậm trí cả những câu lạc bộ bóng đá cũng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các nhà quản lý và đôi khi nó còn có hại cho những mục tiêu lâu dài.Tôi là người rất tin vào chủ nghĩa tư bản và cho rằng một thị trường vốn tự do và cởi mở sẽ vượt lên trên các cơ cấu kinh tế khác. Tuy nhiên tôi cũng tin rằng cá nhân và các tổ chức kinh tế chỉ có giá trị khi trong cuộc sống nó tạo ra được những giá trị thật sự.

Ông có thể tóm tắt về nghệ thuật quản lý của mình trong một vài từ không?

Tôi luôn tâm niệm trong lòng những lời sau của thánh Antoine: “Chúng ta thấy điều phải bằng con tim chứ không bằng đôi mắt”. Nói cách khác hạnh phúc và thành công chỉ có khi chúng ta tin tưởng và có lòng biết ơn. Bởi vậy hãy tin tưởng vào khả năng của mình, hãy biết ơn khách hàng, nhân viên và đối tác của mình vì chính họ là nguồn gốc của sự thành công. Xin cảm ơn ông.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: