Thói hư tật xấu của người Việt: quen lêu lổng, ăn chơi, cờ bạc

04:34 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Bảy, 2015

Vô nghề, vô nghiệp, lêu lổng qua ngày
(Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, năm 1908 )

Dân nghèo ra thân đi làm tá điền, nói tiếng làm ruộng, chớ kỳ trung kiếm ăn cho qua ngày tháng. Một năm mười hai tháng, làm ruộng thiệt sự có bốn năm tháng, dư linh(*) làm gì? Vì không có nghề trong tay, nên toàn rủ nhau đánh cờ chó hoặc đi coi đánh bạc, chà lết môn quần rách áo. Dốt đặc hơn cả cá tôm, vụng về hơn trùn dế. Dân nước khác tiếc tới giờ tới phút như tiếc bạc, dân nước mình phí ngày tháng như nước trôi.

Uổng thay! Từ già đến trẻ, từ nam đến nữ đều luống những đêm ngày. Nghe ai cho vay thì mừng hớn hở, hỏi rồi nào lo trông trả? Vì vô nghề nghiệp nên mới sinh tệ trong xứ như thế. Làm người phải biết thương cái thể diện của mình!

(*)dư lĩnh: ngoài ra


Quanh năm chỉ những ăn uống
(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục năm 1915)

Tục ta trọng việc sự thần(1) lại trong việc ăn uống, động một tí, thì nào bò nào lợn, nào xôi nào thịt, nay tế bái thì mai lại giỗ hậu(2), nay việc công thì mai lại việc tư, quanh năm chỉ những ăn uống. Nhân việc ăn uống lại sinh ra nào khao nào vọng, nào lình nào lão, hết thứ tiền này đến thứ tiền khác, kể một đời người biết bao nhiêu sự đóng góp với làng. Mà có gì đâu, chỉ đến đóng vai theo chân ra ngồi chiếu trên chiếu dưới, phần nhiều phần ít là cùng. Ai lên đến hàng chức sắc, hàng tiên chỉ vắt vẻo ngồi trên, một mình một chiếu, là vinh hạnh tuyệt phẩm rồi. Mục đích chỉ trọng về nắm xôi miếng thịt và lấy hãnh diện và đàn con em mà thôi, chữ không có ý tứ cao kỳ gì hết.

(1) sự tôn thờ.
(2) giỗ hậu: giỗ người chết đi mà không có con cái nhưng có ruộng đất cúng cho chùa.


Càmg bế tắc càng hư hỏng
(Nguyễn Văn Huyên, Vấn đề nông dânViệt Nam ở Bắc Kỳ, năm 1939)

Đâu đâu cũng thấy những người nông dân mê tín thủ cựu và dốt nát. Thường xuyên có sự lãng phí sức lực. Một thói quen lâu ngày đã làm họ thích nghi với cuộc sống khốn khổ. Khi có một ít tiền, họ liền tiêu bừa bãi trong những hội hè. Nếu mùa màng thu hoạch tốt, ngày Tết đến họ đốt pháo tha hồ, họ tổ chức những hội hè kéo dài đến mười lăm hoặc hai mươi ngày. Sự thiếu lo xa hầu như không có giới hạn.

Ruộng đất khai thác chỉ cho một năng suất thấp, khiến sự nghèo đói của người làm ruộng lại càng trầm trọng thêm. Vì thế người nông dân thường xoay sở bằng mọi cách. Cách xoay sở tốn ít công sức nhất là cờ bạc. Trong xã hội Việt Nam, mọi người đàn ông, đàn bà, trẻ con đều đánh bạc. Tôi đã đếm được ở một hội làng tới 22 lối cờ bạc và 150 chiếu chơi xóc đĩa. Các vụ trộm cướp, những hành động phạm pháp thường chỉ là do cờ bạc mà ra. Người ta đánh bạc với hy vọng làm cho hoàn cảnh của mình khấm khá hơn. Đôi khi điều đó vẫn đến nhưng hậu quả không lường.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói đời mà không chấp nhận

    26/11/2019Trường GiangThói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

    05/11/2015Vương Trí NhànDân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường

    17/09/2015Vương Trí NhànĐến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạ, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Có nên viết về khuyết tật của người mình không?

    19/08/2013Nguyễn TýCách đây nhiều năm, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã viết bài “Đôi chút tự trào” đăng trên Tuổi Trẻ Cười. Ở bài viết đó tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm về thói hư tật xấu của người Việt. Nhân cuốn sách “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” được giải vàng sách hay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng Giáo sư...
  • Ông uống bà khen, có thật không?

    11/09/2006BS. Lê Đình PhươngMột chút rượu ngon, chỉ một chút thôi, ắt hẳn làm cho bao cuộc hôn nhân thêm thi vị, phút luyến ái đau tiên thêm nồng thắm mà bớt được bao nhiêu ngượng ngùng. Rõ thực thần tình!
  • Họp “chơi”, làm thật và họp “thật” mà không làm

    01/03/2006Đặng ChuẩnMột anh bạn tôi lần đầu đi Mỹ tham dự một cuộc Hội thảo trở về. Gặp tôi, anh than thở, tham quan đất nước Mỹ thì thích, nhưng công việc chính là hội thảo thì hơi buồn. Mình đọc tham luận mà hình như họ chẳng chú ý nghe...
  • xem toàn bộ