“Vua hiền có Lê Thánh Tông”

11:55 SA @ Thứ Tư - 19 Tháng Bảy, 2017

Cách đây gần bảy mươi năm, năm 1942, trong bài diễn ca Lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “... Vua hiền có Lê Thánh Tông...”. Thánh Tông là miếu hiệu của Lê Tư Thành, con thứ tư, cũng là con út của vua Lê Thái Tông (1423 - 1442).

Ông còn có tên là Hạo, hiệu Thiên Nam Động chủ, sinh ngày 27 tháng Bảy năm Nhâm Tuất 1442 tại nhà ông ngoại ở mạn tây nam Quốc Tử Giám, nay là khu đất chùa Huy Văn, Hà Nội. Sau khi vua Lê Huy Tông bị hãm hại, rồi Lê Nghi Dân bị lật đổ, Lê Thánh Tông được lên ngôi vua, khi mới 18 tuổi. Ông trị vì 38 năm với hai niên hiệu là Quang Thuận (1460 - 1469) và Hồng Đức (1470 - 1497), “là bậc vua anh hùng, tài lược, dù Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được” (Đại Việt sử kí toàn thư).

Là người yêu dân, yeu nước tha thiết, khi ở ngôi, Lê Thánh Tông tỏ ra là một nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chị tự cường dân tộc mạnh mẽ. Hành chính nước Đại Việt ta với 5 đạo từ Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông chia thành 15 đạo, rồi dổi gọi là thừa tuyên. Dười thừa tuyên là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Hệ thống quan lại cũng được đặt lại từ trung ương xuống địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Nhờ vậy, sự quản lý lãnh thổ chặt chẽ, biên cương được bảo vệ vững chắc.Trình độ quản lý đạt đến đỉnh cao, thể hiện rõ trong việc biên vẽ bản đồ quy mô toàn quốc. Một số thư tịch cổ cho biết, từ thời Lý đã tiến hành đo đạc và biên vẽ bản đồ, rất tiếc là không còn lưu lại được đến ngày nay.

Còn bộ bản đồ thời Hồng Đức, dẫu chỉ còn lại các bản sao của các đời sau, nhưng cũng đủ để chúng ta thấy một trình độ đáng khâm phục. Hai thế kỷ sau, Alexandre de Rhode đến nước ta và đã vẽ bản đồ nước ta. Dù có được kỹ thuật đồ bản phương Tây thế kỷ XVII, A. Rhode vẫn phải chịu ảnh hưởng rất nhiều và trong chừng mực nào đó còn không bằng bản đồ thời Hồng Đức vẽ. Bản đồ của A. Rhode vẽ không đặt theo trục Bắc – Nam như bản đồ của người phương Tây, mà cũng đặt chiều đứng theo trục Tây – Đông, giống bản đồ Hồng Đức. Những việc đó cho thấy rõ, bộ bản đồ thời Hồng Đức có trình độ đồ bản đạt đến đỉnh cao của nhân loại đương thời.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Lê Thánh Tông - vị vua hiền tài, nhà Văn hóa lớn của dân tộc

    09/01/2006Anh ChiLà người yêu dân yêu nước thiết tha, khi ở ngôi, Thánh Tông tỏ ra là nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chí tự cường dân tộc hết sức mạnh mẽ.