Với cái sai

02:25 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Năm, 2010
Về căn bản thì có sai mới có đúng. Nếu không có sai thì chúng ta chưa chắc đã nhận ra cái đúng nó thế nào. Vậy đó. Con người ta sống có lúc đúng, có lúc sai. Từ cái sai để rút kinh nghiệm tới cái đúng thì cái sao đó là có ích. Nhưng nếu cái sai vẫn mãi mãi được bảo tồn là cái sai thì nó là cái nguy hại.

Cái sai đầu tiên không quan trọng, cái sai thứ hai cũng chẳng quan trọng đến cái sai thứ ba thì cần phải xem lại, vì như thế có nghĩa là bạn để cái sai dẫn đường một cách cố ý. Mọi sai lầm của bạn đều có thể tha thứ, đến như tội giết chúa còn được tha huống hồ những nhỏ nhặt thường ngày, tất nhiên kèm theo đó là điều kiện quan trọng, bạn phải thực sự hối lỗi. Người ta đánh kẻ chạy đi, nào ai nỡ đánh kẻ chạy lại. Nếu bạn ngoan cố khi không biết mình sai thì nó sẽ đi một nhẽ, bạn thuộc loại bảo thủ, gàn. Nhưng nếu bạn biết mình sai mà vẫn cố cãi cho bằng đúng, chả những thế mà còn đổ lỗi cho người khác thì quả thực phải coi lại nhân cách của bạn.

Trong kinh doanh, anh làm sai hẹn với thời gian ghi trong hợp đồng thì hiển nhiên anh phải chịu hậu quả và phải đứng ra giải quyết hậu quả đó. Thế nhưng đằng này anh lại gân cổ cãi, cãi chày cãi cối, cãi lấy được bảo rằng không phải anh lỡ hẹn mà bởi vì người khác lỡ hẹn với anh, cho nên hà cớ gì lại trách anh. Ô hay, tôi ngạc nhiên quá, anh ký hợp đồng với tôi là đến ngày này, ngày kia ra sản phẩm, còn anh liên kết ở đâu tôi thèm gì biết. Ai sai hẹn với anh tôi thèm gì biết, tôi chỉ biết tôi với anh ký với nhau và anh sai. Vậy thì anh phải nhận lỗi với tôi chứ. Sao anh lại lôi cái đối tác sau anh ra, nó thuộc về phần hậu trường của anh cơ mà. Thế nhưng anh vẫn cố tình không hiểu. Chả những thế, nhân thể anh còn lu loa rằng như thế là xúc phạm anh, không tin anh và anh vờ bực tức phá bỏ luôn hợp đồng. Nghĩa là anh cố cãi để chuyển bại thành thắng, chuyển sai thành đúng. Cái kiểu làm ăn như thế của anh thì chắc chắn với tôi chỉ được một lần, còn lại thì cạch tới già. Trên đời này không ai lại có thể hợp tác với loại chuyen đi đổ lỗi cho người khác. Giá như anh xin lỗi đàng hoàng, thành thực tôi có thể bỏ qua cho và cả hai cùng giải quyết hậu quả. Nhưng cái hành động cả vũ lấp miệng em của anh khiến tôi nghĩ mình đúng là ngờ nghệch cho nên đã đâm đầu vào cái kẻ vốn đã làm ăn bê bết, chả ra gì mà còn giỏi đổ lỗi vấy vạ.

Cái sai đâu phải là cái dễ dàng tuyệt diệt chúng ta, nó chỉ là cái hại tạm thời, có thể khắc phục được, không những thế nó còn là cái mảnh đất để từ đó nảy sinh ra cái đúng. Giống như thất bại là mẹ của thành công vậy. Sai không có gì đáng sợ, nó nào phải quái vật, nào phải vi trùng dịch bệnh chết người. Vì thế đừng thấy sai mà hốt hoảng chạy trốn, hãy dũng cảm nhìn thẳng vào nó, bình tĩnh xem xét nó, chấp nhận nó, một lần, bạn sẽ khống chế được nó. Cái sai giống như con chó nhà hàng xóm hay sủa bóng, cắn càn, bạn hoảng sợ, bấn loạn bỏ chạy thì nó càng lấn tới, bạn bình tĩnh, đàng hoàng thì nó sẽ cúp đuôi ngoan ngoãn.

Đứng trước cái sai, chỉ có hai cách xử lý: ta sẽ lấp liếm nó và nó sống âm thầm để đến lúc có thời cơ nó lại trồi lên và ta lại phải tìm cách lấp liếm nó. Hoặc ta sẽ kết liễu nó bằng cách đối diên với nó một cách trực diện, bằng sự sáng suốt và phục thiện của ta. Cách thứ hai xem ra có vẻ nặng nề hơn, khó khăn hơn nhưng lại không để lại di chứng nguy hại cho ta.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cơ chế nào sửa sai lỗi hệ thống?

    06/11/2019Nguyễn Chinh Tâm...tham nhũng ở nước ta đã trở thành quốc nạn. Không phải chỉ một, hai cá nhân hay một vài đơn vị tha hóa mà căn bệnh đang lan rộng khắp guồng máy. Thừa nhận hay đến lúc bắt buộc phải thừa nhận: tham nhũng xuất phát từ cơ chế mà trong đó mỗi sai phạm của cá nhân chỉ đóng vai trò hệ quả. Cái nhân của nó nằm tận bên trong, vì bộ máy đang tồn tại những khuyết điểm mang tính hệ thống.
  • Độc quyền, độc đoán, sợ trách nhiệm và sợ sai

    15/05/2015Tôn Thất Nguyễn ThiêmHãy khởi đầu bằng mấy sự việc: Cách đây hơn 30 năm (1973), một nhà kinh tế học người Pháp, G. Anderla, đã tính toán là tri thức của nhân loại được nhân lên gấp đôi mỗi 6 năm...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Những niềm tin sai lầm về thành công

    06/11/2007Bạn nghĩ rằng cứ chăm chỉ thì sẽ thành công? Bạn từng có bảng điểm tuyệt đẹp ở trường, và tin khi đi làm, sếp cũng sẽ cho bạn điểm tuyệt đối? Bạn có thể đang mắc “bệnh tưởng” đấy. Thành công không đơn giản như bạn nghĩ đâu.

  • Soi vào sách để sống không sai lầm

    05/06/2007Vương Mông - Nhuệ Anh dịch từ Nhân dân nhật báo hải ngoại bản, 15/05/2007Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
  • Có phải một sự sai lầm

    12/01/2007Vũ Gia HiềnThói hư, tật xấu bao giờ cũng là kẻ thù của sự tiếnbộ và phát triển.Cái tốt đẹp và xấu xa cao cả và thấp hèn, thiện và ác... giống như cặp song sinh luôn đồng hành cùng cuộcsống con người. Sẽ chỉlà “ở nhà nhất mẹ nhì con" nếu chúng ta không biết và không dám nhìn vào cái nửatối của mình...
  • Làm giáo dục mà sai thì sẽ hỏng cả một thế hệ

    07/08/2003Làm bác sĩ nếu sai thì chỉ gây tử vong một người. Nhưng nếu làm giáo dục mà sai thì sẽ làm hỏng cả một thế hệ...
  • Cần "giảm" triệt để cả những sai sót

    09/02/2003...về chương trình tiểu học, việc giảm thời lượng là đã rõ nhưng về chất lượng những tiêu chí nào cần tăng giảm là một việc không đơn giản.
  • xem toàn bộ