Việt Nam! Mong ước hùng cường

12:06 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Năm, 2016

Những người bạn khi toạ đàm hỏi tôi: con người có đẳng cấp là thế nào? Tôi đáp: khi họ sở hữu được 5 điều: phương thức văn minh + phong cách văn hoá + ý hướng cao thượng + trách nhiệm xã hội + lan toả giá trị.

Thế còn một Quốc gia có đẳng cấp?Tôi trả lời: cũng như trên, được khuếch đại và lan toả từ quy mô các tổ chức nhỏ đến lớn của nó, thành Quyền lực mềm Quốc gia! Hễ có điều đó có thể coi là hùng cường!

Lịch sử cho thấy không một Dân tộc nào vốn nhất Thế giới, không một Đất nước nào sinh ra đã là Cường Quốc! Không một xã hội hay chủng tộc nào vốn hoàn thiện... Chỉ có quá trình vật vã trưởng thành của Dân tộc, tranh đấu đẫm máu của Đất nước, nỗ lực biển mồ hôi tự thân vươn lên của từng Quốc gia nhờ hai điều khởi nguồn ( con số 1 ):

  1. Lãnh đạo xuất chúng
  2. Thể chế Nhà nước

Và ba điều phái sinh:

  1. Xã hội tiến bộ
  2. Văn minh quản trị
  3. Khai phát dân trí

Từ đó 5 khái niệm được hiện thực: dân chủ, tự do, công bằng, nhân văn, hoà nhập... mới tạo nên 'con đường an phúc' cho nhân dân!

Nhưng chúng ta cần nhận dạng một Dân tộc không thể trưởng thành, khiến Quốc gia suy đồi, biểu hiện như thế nào?

  • Khi một người, dù từng tinh hoa đi nữa, một thế lực, dù đã có chút công chăng nữa, lại có thể đơn phương lấn át những lực lượng xã hội còn lại, đặt mình cao hơn, lớn hơn cả dân tộc, tệ hơn là các cộng đồng khác chịu thần phục nó bởi không tìm nổi chỗ đứng do sự bất công mà bị mòn mỏi, tự ti, yếu đuối, bạc nhược đi
  • Nhà cầm quyền không thực cầu thị phản tỉnh với lich sử, chỉ tìm cách điêu trác, tô vẽ đắp điếm cho mình màu mè, cho quan trọng hoá vai trò... nhằm khẳng định điều của mình là tuyệt đối, việc làm của mình là luôn nhất! ( cải cách này kia... và không thành tâm nhận thức lại về hậu quả tệ của những chương trình báo hại xã hội lại tự ca một cách mĩ miều... là những ví dụ )
  • Mọi giới phải an phận thủ thường, mũ ni che tai, ăn quẩn cối xay, bức bối mê ngủ mãi trong không gian tù túng được khoanh sẵn vòng tròn chuyên chế tự mị và với những lề thói tập quán hủ tục, đội mũ kim cô tư tưởng mà tự sướng, đã thế ai cũng muốn nhoi lên hào phú, được ăn trên ngồi chốc kẻ khác với hủ tính tiểu hữu làm nhỏ nhược đi từng người
  • Các tổ chức không hình thành được những giá trị, năng lực tạo ra những sản phẩm thực tiến bộ, có sức mạnh đẩy phóng, góp phần đưa quốc gia đến tương lai tươi sáng, đáng kính trọng. Bị những 'hố đen' văn hoá, giáo dục, lãnh đạo sai lầm....nuốt chửng vào lòng nó, nghiền nát những tiềm năng và nhân tố tích cực
  • Các cơ chế vận hành xã hội xiên xẹo, xổi thì, lầm lạc trong cơ chế thị trường, méo mó về các chuẩn mực, 'lạc đà rúc cát' trước các vấn đề và thách thức, luật pháp bị trùm tối trong 'lệ làng'...trì trệ dị ứng với tiêu chuẩn văn minh quản trị... Đi giật lùi, rò rẫm đến tương lai với kinh nghiệm quá khứ tiểu nông và đối nhân xử thế đầy bất trắc
  • Tâm lý bất lực trước kẻ xấu, im lặng trước việc xấu, nhiều người tìm được lý do cho tồn tại điều xấu của mình, sống chung với cái xấu, nhân bản thói xấu, hả hê dùng cách xấu để hành nhau...Nhưng bị mất lòng tin về những biểu hiện tốt mà nghi ngờ sự hảo tâm là đánh bóng tên tuổi, với nghệ sĩ khóc thương thân phận trẻ nghèo là diễn kịch, trước sự tận tâm của một quan chức cho là mị dân, dè bỉu một giáo sư ăn mặc xuềnh xoàng dạy học sinh miền núi là giả vờ... Thực ra lòng tin đã bị tước đoạt, tính tốt đã bị lạm dụng bao lâu...


Xã hội như thế thì sáng tạo là thực tế xa vời, khai phát được tư tưởng mới là viển vông, chỉ thải loại vào chính trong lòng nó những tích tụ xú uế độc hại. Không chuỗi liên kết nào muốn dung nạp nó, vì nó có khuynh hướng hấp thụ điều xấu từ bên ngoài, không thể tự thay đổi mà dần mục ruỗng hoặc bị náo loạn bên ngoài đập vỡ, nguy hiểm hơn bị lợi dụng cho những mục tiêu thấp kém của kẻ khác

Vậy nên thế nào?Nhiều người nói: cải cách giáo dục!Những người khác: khai hoá dân trí!.... Nhưng chúng ta tự hỏi:

  • Hai điều trên khởi sắc ra sao, hiện thực được thế nào, bao trí thức học giả trở thành nô tài cho maphia xã hội khi chính trị bạo tàn, phản động?
  • Nhiều Đất nước vốn lạc hậu, thiếu tài nguyên, thoát xác từ thuộc địa, dân trí thấp...nhờ chính trị tiến bộ đã vươn vai trong vài chục năm thành cường quốc đó thôi!
  • Chúng ta nghĩ thế nào về Washington, Lincol, Pere Đại đế, Lý Quang Diệu, Mandela... những lãnh tụ vĩ đại biến đổi Đất nước đau khổ của họ thành Quốc gia hùng cường?

Các công cụ đã có sẵn, sức dân như biển, tiềm năng chẳng thiếu, cơ hội luôn có, sân chơi rất rộng, đối tác đây đó...mong ước quá nhiều, bằng cấp thừa thãi, dân số đông đảo, thiên nhiên ưu đãi....Tất thày ( dù tốt, bao nhiêu ) cũng là những con số (0) tiềm năng... phải đợi con số (1) đứng đầu !

Chúng ta làm gì cho một Quốc gia hùng cường? Tôi đã có cơ hội hỏi một số người 'cận quan trọng':

  • Một ngày hưởng thụ được bao nhiêu về 'ngũ khoái' của con người? Cần bao nhiêu tiền cho điều đó? Họ lắc đầu tự ngao ngán rệu rã vì muôn điều áp lực và rũ rĩ của bản thân, và sự chứng kiến thảm hại của 'bề trên'!
  • Vậy tại sao phải bòn vét nhân sinh, dân tình đến vậy? Có liêm xỉ của công dân và ý thức về trọng trách? Họ trả lời: có! Nhưng tính chất lãnh đạo và nền chính trị...mà thế! Ai cũng hiểu cả đấy! Đều trong cái rọ của sự hủ bại mà thế cả thôi! Ham nó, ghét nó, sợ nó, khinh nó...
  • Trong các hội nghị gặp gỡ quốc tế có ai hỏi ai về sự giàu có cá nhân không? Các quan chức được đối tác định vị bởi điều gì? Trả lời: tuyệt nhiên ko ai khoe giàu có của nả tiền bạc hơn người...không thể, lố bịch! Nhưng người quan chức mỗi nước được tôn trọng hay không bởi mang theo Quyền lực mềm của Quốc gia và đẳng cấp cá nhân của họ!

Vâng! Tôi đã bộc lộ logic và điều muốn nói trong bài viết của mình!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao hai triều đại Lý Trần lại đạt được sự thịnh vượng?

    22/08/2014Hà Thủy NguyênThời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều sách sử cho rằng triều đại nhà Lê mới là triều đại mạnh nhất, nhưng đa số người đọc đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: sự thịnh vượng và tập trung quyền lực...
  • Con đường dẫn đến sự thịnh vượng

    16/08/2014Nguyễn Trần BạtCó một khát vọng giống nhau giữa các cộng đồng dân tộc là khát vọng về sự thịnh vượng. Mỗi một dân tộc lại được hình thành bằng một lịch sử riêng, do vậy, mỗi dân tộc lại có một con đường riêng đi tìm kiếm sự thịnh vượng nhưng trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì có gì chung giữa các con đường đi đến sự thịnh vượng của các dân tộc? Và nếu có thì con đường ấy như thế nào?
  • Dân tộc hào vượng, Quốc gia hùng cường

    12/08/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta không muốn tự hào vì thế kỷ nào cũng có chiến thắng trong chiến tranh ! Chiến tranh xảy ra nhân dân luôn là bị thua thiệt nặng nề, dai dẳng và dính nhiều di căn nhất ! Chúng ta học hỏi cách không để xảy ra chiến tranh không phải bằng tâm lý chấp nhận kẻ bạo cường, cam phận đội vòng kim cô ma mị , mong tồn tại trong thân phận thấp hèn, bị khinh rẻ trong thế giới văn minh. Đó chính là phải KHAI TÂM, PHÁT LỰC, TẠO THẾ, MỞ ĐẠO cho từng người Dân...
  • Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó

    29/05/2014…Cái gì giải thích những sự khác biệt lớn này về nghèo khó và thịnh vượng và các hình mẫu tăng trưởng? Vì sao các quốc gia Tây Âu và các nhánh thuộc địa của chúng đầy người định cư Âu châu bắt đầu tăng trưởng trong thế kỷ mười chín, hầu như không nhìn lại? Cái gì giải thích sự xếp hạng dai dẳng về bất bình đẳng ở bên trong châu Mỹ? Vì sao các quốc gia Phi châu hạ-Sahara và Trung Đông đã không đạt kiểu tăng trưởng thấy ở Tây Âu, trong khi phần lớn Đông Á đã trải nghiệm tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh dễ gây tai nạn?
  • Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI

    23/01/2013TS. Sử học Nguyễn NhãTôi vốn là nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cách nhìn ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, nhận thấy rằng hiện nay không còn là nguy cơ xâm lược mà thật sự đã xảy ra xâm lược lãnh thổ ở Biển Đông và xâm lược phá nát kinh tế văn hóa xã hội Việt một cách thâm sâu chưa từng có...
  • Quan điểm và cách nhìn nhận của học giả Việt Nam về sự sụp đổ của Liên Xô và tiền đồ chủ nghĩa xã hội.

    30/07/2010Trần Nguyên ViệtTrong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích quan điểm và cách nhìn nhận của các học giả Việt Nam trong những năm gần đây về những nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài, khách quan lẫn chủ quan dẫn đến sự sụp đổ đó và về tiền đồ tươi sáng, về triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong tương lai từ thực tiễn đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc.
  • Thúc đẩy sự thịnh vượng

    12/05/2009Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupCó thể nói, trên thế giới có bao nhiêu quốc gia, có bao nhiêu dân tộc và có bao nhiêu con người là có bằng ấy ước mơ, bằng ấy khát vọng. Mỗi một ước mơ, mỗi một khát vọng đều xuất phát từ những hoàn cảnh lịch sử riêng. Nhưng mơ ước về sự thịnh vượng luôn là mục tiêu chung của con người. Và nơi khởi nguồn cho sự thịnh vượng chính là tầng lớp đặc biệt trong xã hội - tầng lớp trí thức.
  • xem toàn bộ