Việt Nam để mất thời cơ

08:11 CH @ Thứ Tư - 01 Tháng Giêng, 2014

Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ...

Trong cuộc trò chuyện tiếp theo với Tuần Việt Nam, nhà báo Kavi Chongkittavorn đã nói về chuyện VN bỏ mất thời cơ cải cách. Đồng thời, ông cũng phân tích sâu hơn về triển vọng cải cách ở một nước lân cận khác, là Myanmar - một đề tài mà Kavi đã từng có những bài báo thành công.

Chọn đúng thời điểm

Ông nhìn nhận thế nào về bài báo ông viết cuối năm 2010 về kết quả Hội nghị ASEAN tại Việt Nam, "Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam đểlại nhiều bài học cho tất cả", đặc biệt là với Myanmar?

Việt Nam ngay từ 2004 đã giúp Myanmar gia nhập ASEM, và tiếp tục vào năm 2010, khi nước này chịu nhiều sức ép quốc tế về dân chủ và nhân quyền. Việt Nam đã xuất sắc trong vai trò này, khi hạ thấp những cuộctranh luận về Myanmar trong ASEAN và ASEAN+ bằng cách nêu rõ câu chuyện về Biển Đông. Điều này giải thích tại sao trong Diễn đàn An ninh Khu vực(ARF) vào tháng 7.2010, vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được quốc tếhóa.

Tất nhiên Việt Nam, với tư cách chủ nhà, không dại gì tự tay làm việc này, mà khéo léo chuyển vai trò này cho Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã nêu tại ARF vấn đề tự do và an toàn hàng hải, gây ra tranhluận lớn, và Ngoại trưởng Trung Quốc là Dương Khiết Trì đã phải bỏ phònghọp ra ngoài.

Việt Nam muốn giúp Myanmar thực hiện quá trình cải cách chỉ để bảođảm cho ASEAN 2010, do Việt Nam làm chủ nhà, thành công, nhưng khôngngờ Myanmar cải cách nhanh như vậy...

Không ai đoán trước được, nói gì tới Việt Nam. Mọi chuyện chỉ hiểnhiện với mọi người vào tháng 4.2012, khi diễn ra phiên bầu cử bổ sung ởQuốc hội Myanmar.

Chứ còn trước đó, vào năm 2011, những thay đổi ngấm ngầm chỉ có Mỹbiết. Có thể nói những cải cách ở Myanmar là để đáp ứng những đòi hỏichủ yếu từ Mỹ, và Myanmar đã làm mọi thứ để bình thường hóa quan hệngoại giao với Mỹ. Và điều quan trọng là người Mỹ tin rằng Myanmar tiếnhành cải cách là thực tâm chứ không phải đối phó.

Và mọi chuyện ở Myanmar đã chuyển biến rất mạnh: Phóng thích tù chínhtrị, trả tự do và quyền ứng cử cho bà San Suu Kyi, dàn xếp sự mâu thuẫnvới các bộ tộc thiểu số... Trong khi đó, Mỹ dần dần nới lỏng cấm vận,rồi gặp đại diện Myanmar ở New York... Sau đó, bất thình lình, tháng11.2011, Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố sẽ thăm Myanmar. Gần mộtnăm sau, đến lượt Tổng thống Barack Obama đã thăm Myanmar.

Cải cách ở Myanmar diễn ra rất nhanh và không hề chùn bước, khônggiống ở những nước khác. Trên thế giới, người ta có thể chọn cải cáchnhanh hay chậm, nhưng, theo tôi, Myanmar đã đúng khi chọn hướng giảiquyết nhanh và kiên quyết.

Ông giải thích thế nào về việc Myanmar duy trì chế độ độc tài quânsự trong hơn 30 năm, rồi bỗng nhiên cải cách dân chủ trong vỏn vẹn có 2năm?

Tôi nghĩ họ đã chọn đúng thời điểm. Họ đã nhìn ra khu vực, ra thếgiới, với những thay đổi, và tự xác định là mình có thể tự thay đổi nhưthế nào để thế giới và khu vực chấp nhận họ. Họ nhích xa Trung Quốc ra,và xích lại gần Mỹ. Họ là nước đầu tiên trong khu vực dám nói không vớiđầu tư của Trung Quốc vào dự án thủy điện Mystone.

Ông đánh giá Tổng thống Thein Sein thế nào?

Tuy là nhà quân sự, ông ấy vẫn là người ôn hòa, và, quan trọng hơn,ông ấy biết cơ hội mở ra không phải là vô hạn. Nếu không sử dụng bâygiờ, và sử dụng quyết liệt, cơ hội sẽ qua đi.

Việt Nam cũng từng có cơ hội đó trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm1996, trước khi khủng hoảng tài chính khu vực nổ ra, và khu vực lại rơivào trì trệ. Đó là lý do tại sao kinh tế Việt Nam có giai đoạn pháttriển ngoại mục từ năm 1988 đến đầu những năm '90, trước khi cải cách bịkhựng lại.

Dân tị nạn Hồi giáo Rohingya - một thách thức của Myanmar trong năm Chủ tịch ASEAN. Ảnh Internet

Việt Nam để mất thời cơ

Ông nghĩ tại sao Việt Nam lại bị khựng lại trong cải cách?

Một trong những lý do là Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đốithủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòngvới kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.

Thế còn bà San Suu Kyi đã hành động như thế nào, trong sự tương ứng với ông Thein Sein?

Một trong những lý do là Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.

Bà San Suu Kyi ý thức rõ rằng Tổng thống Thein Sein là người trungthực, bởi vì bà có quan hệ khá tốt với Phu nhân Tổng thống Thein Sein.Đó là lý do ta thấy ngày nay đảng đối lập và đảng cầm quyền làm việccùng nhau vì tương lai đất nước, chứ không chỉ trích lẫn nhau, như kiểuThái Lan, Malaysia, hay Indonesia.

Một lý do nữa mà San Suu Kyi có thể bắt tay với phái quân sự là vì cha bà ấy, Tướng Aung San, đã thành lập ra quân đội Myanmar.

Theo ông, quá trình cải cách ở Myanmar sẽ được tiếp tục như thế nào?

Bây giờ, điều bà San Suu Kyi chờ đợi là Hiến pháp Myanmar được sửađổi, để bà có thể tranh cử Tổng thống. Nhưng tôi nghĩ vấn đề này vẫn cònsớm, nếu so với những chuyện khác mà Myanmar phải ưu tiên là trước.Chẳng hạn, năm tới Myanmar sẽ là Chủ tịch ASEAN.

Ông đánh giá thế nào về những khó khăn khi Myanmar làm Chủ tịch ASEAN?

Tôi nghĩ có một số vấn đề mà Myanmar phải đương đầu.

Thứ nhất là vấn đề người tị nạn Hồi giáo Rohingya, liệu Myanmar códám đem ra bàn thảo tại diễn đàn ASEAN hay không. Myanmar đã từng khôngcho ASEAN thảo luận vấn đề này ở Căm-pu-chia và ở Brunei, khi coi đó làsự can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar. Nhưng khi là chủ nhà,Myanmar hoàn toàn có thể đưa vấn đề này ra bàn thảo.

Và nếu Myamar đưa vấn đề này ra ASEAN, uy tín nước này sẽ tăng thêm.Bởi vì, Indonesia tăng uy tín của mình vào năm 2012 đã đưa ra vấn đề lựclượng gìn giữ hòa bình đối với Đông Timor, kể từ cuộc cải cách theohướng dân chủ từ năm 1998.

Thứ hai, liệu Myanmar có phải là nước yêu cầu Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền kiểm điểm lại hoạt động sau 5 năm.

Thứ ba là Myanmar có thể thúc đẩy việc kiểm điểm lại hoạt động liênquan đến xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN trong 5 năm qua,và những gì mà việc xây dựng cộng đồng này đạt được.

Xin cám ơn ông.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo sư Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt

    16/07/2019GS Hoàng TụyCăn nhà GD đã cũ nát…nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà “dị dạng” chẳng ai muốn ở. Gia đình nào có khả năng đều tìm cách gửi con em ra nước ngoài để “chạy trốn” GD trong nước - GS Hoàng Tụy
  • Trách nhiệm hàng đầu - đổi mới văn hóa và giáo dục

    17/12/2015Nguyễn TrungChỉ có văn hoá và giáo dục dục mới có thể làm nên diện mạo một nước Việt Nam mới, sau đó mới đến công nghiệp hoá –hiện đại hoá! Có văn hoá, có giáo dục, mới có thể công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại...
  • Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

    11/12/2015Trường GiangTrình độ nhận thức thực tế khách quan của con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử. Có những điều mà ngày hôm nay cho là chân lý nhưng ngày mai lại bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ định do có những phát minh, phát kiến mới, làm thay đổi hiểu biết của con người. Do đó nhận thức của con người phải luôn luôn đổi mới...
  • Tín hiệu thời đại nền tảng của đổi mới tư duy

    31/03/2014Trường GiangTrong cuộc sống của loài người ngày nay đang xuất hiện những thực tiễn mới, sáng chói những hào quang trí tuệ. Thực tiễn mới đó luôn bật ra tín hiệu, giúp con người tiên tiến nắm bắt, giải mã, tạo ra những làn sóng đổi mới tư duy, đổi mới hành động để dần dần tạo ra một thực tiễn mới đại trà...
  • Vì đâu nên nỗi? Tác động văn hoá của “đổi mới” xét như một mô thức phát triển

    09/07/2011Lữ PhươngVấn đề xuống cấp văn hoá và nếp sống hiện nay đã lan rộng đến mức báo động đỏ, khắp nơi đã có rất nhiều người lên tiếng cảnh báo thống thiết. Theo tôi thì đây không phải chỉ là sự suy thoái riêng rẽ và đơn thuần về đạo đức, văn hoá mà thực sự bắt nguồn từ cái mô thức phát triển tổng thể đã quy định sự suy thoái thuộc các lĩnh vực này...
  • Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế

    02/02/2011TS. Nguyễn Đức Thành
    Nhiều người so sánh giai đoạn hiện nay với giai đoạn đổi mới trước đây, và chờ đợi những tư duy mong đợi một “tư duy mong đổi mới”. Dù tư duy ấy có thể gồm một bộ ý tưởng được suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng, có vẻ vẫn thuộc về lối tư duy cũ. Điều này có lẽ bắt nguồn từ kinh nghiệm của giai đoạn Đổi mới trước đây...
  • Dân chủ là chìa khóa, là đòn bẩy cho sự nghiệp đổi mới

    25/09/2010Hà Nhân, Phạm Tuyên ghiNhiều ý kiến đều chung nhận định, phải thực hiện dân chủ trong Đảng,
    dân chủ ngoài xã hội. Mong muốn Đại hội XI của Đảng phải toát lên không
    khí dân chủ, bởi dân chủ là chìa khóa, sức mạnh, đòn bẩy để đẩy mạnh sự
    nghiệp đổi mới...
  • Báo chí Việt Nam “đêm trước đổi mới”

    12/06/2009Đoan TrangTin tức hết sức lành mạnh, chỉn chu, không “lá cải” giật gân, thiên về quảng bá những điển hình tiên tiến; một số bài báo nổi tiếng góp phần vào sự nghiệp đổi mới sau đó… Đó là vài đặc điểm nổi bật của báo chí Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 tới “đêm trước đổi mới”, năm 1986.
  • xem toàn bộ