Về sở hữu, vị thế và xã hội hóa

10:35 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Hai, 2019

Các bài viết của tôi, hoàn toàn không phải là những bài trích dẫn kinh điển…nhưng đương nhiên được tham chiếu trên những nền tảng tri thức kinh điển về những điều đề cập. Tôi viết theo cách nhìn của mình, nói chung rất ngắn, luôn cần đến ‘ kiến thức đối ứng’ để chia sẻ về tư tưởng và ngụ ý nằm sâu trong những dòng chữ… Hơn hết là chữ Tâm của chúng ta đối với điều muốn bày tỏ...

Đây là ba khái niệm lớn nhất trong đời sống Con người và luôn mang tính Cá thể, tính Thời đại, tính Cộng đồng. Ngày nay những khái niệm đó càng rõ ràng và càng là điều thôi thúc với mọi người hơn cả….dường như có thể coi đó là sự quan tâm xuyên suốt, như sự nghiệp, là chặng đường phấn đấu và được xem là thành đạt hay không của mỗi người….

.

Ba Khái niệm này liên tác với nhau, cái này là phái sinh của cái kia…và Thể chế, Thiết chế của các Quốc gia phải giải quyết bài toán đó cho tất cả những công dân trong cấu trúc Giai tầng của mình

Sở Hữu : là Cái ( hay Điều ) được Pháp luật thừa nhận về Quyền ( sử dụng, chiếm hữu , định đoạt ), bởi vậy người có Quyền ấy có thể hoàn toàn Quyết định về Cái ( hay Điều đó ).

Vị thế: là mức độ ảnh hưởng mang tính đẳng cấp, tính chi phối của một Cá thể, khiến cho Cộng đồng nhận thấy, hay phải thủ thừa hoặc buộc phải tính đến trong sự lựa chọn của mình

Xã hội hóa : là khuynh hướng tương tác, tham gia cùng, bổ trợ hai chiều giữa Xã hội <-> Cá Thể về những mưu cầu cũng như giá trị sống mà mỗi người trong đó nên và phải hội được.

Khái niệm Sở Hữu trở thành một mưu cầu mạnh mẽ nhất của ‘Con người Cá thể’. Và khái niệm Vị thế - một động lực thôi thúc mạnh mẽ nhất của ‘Con người Xã hội’.

.

Chúng ở sâu thẳm và thường trực trong Ý thức của mỗi người – kể từ khi Con người thoát khỏi hang động Nguyên Thủy và cuộc sinh tồn thông qua hoạt động sản xuất, bắt đầu sử dụng Công cụ, cần đến tài nguyên và nguồn lực…mà từ đó sinh ra các Xã hội….để rồi càng về sau này…Sở hữu và Vị thế càng được xã hội hóa nhiều và mạnh hơn !

Sở Hữu thuộc về một Thể nhân hay là thuộc đại diện Pháp nhân, thì dù thế nào thế nào mức độ Quyền (P) và phạm vi Quyết (D) liên quan đến Sở Hữu như định nghĩa nói trên có khuynh hướng tự nhiên hay bắt buộc đi đến sự hội tụ - là Một gắn với một Cá nhân, bởi sự gắn bó giữa (P) & (D) là rất hữu cơ và phải là tương đương.

Người vốn có (P) mà không có (D) gọi là bị ăn cướp, hay Kẻ có (D) lại vốn không thực có (P) thì là đi ăn cướp mà thôi. Bởi vậy sự xung đột về (P) & (D) là điều muôn thưở của Con người từ khi sơ khai. Cơ hội duy nhất để hội tụ được (P) & (D)mà tối thiểu xung đột đó là Xã hội hóa cả (P) và (D). Đó là cách mà Người ta, trên thực tế, có thể giải được bài toán rất khó khăn gọi là ‘WIN – WIN

(P), vốn dĩ ban đầu, theo luật Trời định, tùy vào Năng lực của Cá thể – ví như Con Hổ trên đồng cỏ ! (P) luôn được ưu ái cho kẻ mạnh về Năng lực. Nhưng (D), dần hình thành, theo luật Người định, tùy vào cái giai tầng của người ta leo lên được – ví như con Vua cháu Chúa ! (D) luôn được ưu ái cho người có Địa vị. Theo mức độ tăng của Địa vị mà dẫn đến nguy cơ giành được (P) vốn không phải của mình, cho dù không có năng lực - lúc này tạo ra nghịch lý với luật Trời ! Bắt đầu của những vòng quay tai họa.

Vị thế, một cách thực sự, hơn cả Địa vị sắp sẵn bởi ý chí xếp hạng Giai tầng, phải là vai trò tích cực của Cá thể trong môi trường sống – xã hội, được thể hiện bởi nỗ lực tự thân đem lại ích lợi cho Cộng đồng, hoặc từ các ưu trội về giá trị phát triển được Cộng đồng thừa nhận. Như vậy Vị thế đó, tự nó khẳng định khả năng xã hội hóa mạnh mẽ giá trị của mình, không bằng cách áp đặt hay chiếm mọi thứ của Xã hội thành Sở hữu riêng. Đồng thời những Cái ( hay Điều ) của nó đã đạt trình độ chia sẻ rất cao trong Xã hội. Do đó Vị thế cần phải được tôn vinh bởi tinh thần dân chủ của Xã hội văn minh, từ đó mới đi đến khả năng Xã hội hóa (D) như là cách làm giảm thiểu được cái nghịch lý đó.

Xã hội hóa! Khi khuynh hướng đó phổ biến, mạnh mẽ, hướng tới văn minh và đem lại thực sự những cơ hội khả thi cho tất cả mọi người thì Sở hữu Cá nhân sẽ nhiều hơn. Vị thế mà mỗi người đạt được trở nên chính đáng và chính thống….Tất cả quay trở lại phục vụ lợi ích Cộng đồng chứ không phải là vinh thân phì gia như những kẻ quan chức ăn trên ngồi chốc, bọn trọc phú xôi thịt, bầy trí thức hư danh …Tất cả chúng đúng là loài Kí sinh của xã hội. và khuynh hướng Xã hội hóa trong một Xã hội tiên bộ phải có khả năng loại bỏ chúng! Nền chính trị của mỗi quốc gia chịu trách nhiệm về điều đó !

Cuối cùng tôi đưa ra công thức sau, theo nghĩa văn minh tiến bộ :

( Sở hữu + Vị thế ) của Cá Nhân = Khả năng ra Quyết định của Cá nhân đó =Mức độ đóng góp của Cá nhân đó thúc đẩy Xã hội hóa ( Sở hữu + Vị thế ) của Cộng đồng = Trình độ Xã hội hóa (Sở hữu + Vị thế ) của Cá nhân đó = Đẳng cấp

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mối quan hệ giữa sở hữu tư và tha hóa

    26/03/2018Ngụy Tiểu BìnhC.Mác đã không chỉ dùng khái niệm tha hoá để giải thích về sự đối tượng hoá (sự vật hoá) bản chất con người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, C. Mác vẫn chưa có sự phân biệt rõ hai phương thức biểu thị khác nhau của sự đối tượng hoá bản chất chủ thể, đó là: sự tha hoá nội sinh (dị hoá) và tha hoá ngoại sinh (ngoại hoá)...
  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Lạc sở hữu

    05/08/2015Tạ Thị Ngọc ThảoKhi doanh gia đọc sách Phật là cốt tìm một chút lắng đọng trong tâm hồn. Nhưng không ngờ từ những giờ phút bình yên nay lai nhận biết thêm nhiều điều mới mẻ sâu sắc... Quả, triết lý nhà Phật có sức hấp dẫn dù lòng người, kể cả những người quanh năm bận rộn mua và bán...
  • Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

    14/05/2007Đoàn Quang ThọQuan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
  • "Xã hội hóa cái đầu"

    14/10/2006CameraGần đây cụm từ xã hội hóa được nhắc đến quá nhiều trên mặt báo. Xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa sân khấu, xã hội hóa điện ảnh, xã hội hóa... tùm lum thứ.Cứ như thể có cái gì mới mẻ lắm, tiến bộ lắm đang nhúc nhích tiến đến gần xã hội chúng ta.
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Những bất cập trong việc xã hội hóa giáo dục

    08/02/2003Bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 18-5-2000 nêu ra: chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa là nhiệm vụ cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay.
  • xem toàn bộ