Văn hóa và giao lưu

04:49 CH @ Thứ Năm - 08 Tháng Giêng, 2015

Từ những năm 1950, ngay sau khi hòa bình lập lại, Nhà nước ta đã rất quan tâm tới công việc giao lưu văn hóa với bên ngoài (chủ yếu là với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũ). Một ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài đã được thành lập để đảm nhiệm chức năng này. Ủy ban là một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Hồi ấy tất cả các mối giao lưu văn hóa với nước ngoài đều được thu về một mối, dưới sự chỉ đạo và phối hợp chung đã mang lại những kết quả đáng kể.

Rất nhiều đoàn nghệ thuật nước bạn đã sang thăm, biểu diễn ở Việt Nam tạo nên một không khí hồ hởi sôi động trên một nửa nước vừa được giải phóng, đang bắt tay xây dựng kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh. Nhiều đoàn văn công của ta được cử ra nước ngoài mang đến cho bạn bè thế giới những thông điệp hòa bình hữu nghị qua những điệu múa lời ca đậm đà bản sắc dân tộc. Phim ảnh Việt Nam đã xuất hiện trên các diễn đàn điện ảnh của các nước trong phe XHCN như Moscow (Liên Xô), Carlovy Vary (Tiệp Khắc), Lepzig (Đức) với những giải Vàng, giải Bạc, giải nữ diễn viên xuất sắc, cùng vô số Bằng khen. Một thời gian sau, ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài giải thể và chức năng liên lạc văn hóa với nước ngoài được giao về cho Bộ Văn hóa quản lý (thông qua Vụ Đối ngoại của Bộ).

Trong thế giới ngày nay, sự bùng nổ các phương tiện thông tin đại chúng đã làm cho việc giao lưu văn hóa bước sang một giai đoạn mới, mang một sắc thái mới chưa từng có từ trước. Sự ảnh hướng qua lại của các nền văn hóa là một đặc điểm nổi bật. Văn hóa đã đi vào đời sống hàng ngày của con người thông qua sách báo, truyền hình, phim ảnh và đặc biệt là Internet, một công cụ vượt qua mọi ranh giới, xích gần con người lại với nhau nhưng cũng mang lại không ít những điều tai hại (có người ví nó như con ngựa thành Troa trong thần thoại Hy Lạp). Giao lưu văn hóa là một hành xử hai chiều: Đem tinh hoa văn hóa của mình giới thiệu với người nước ngoài và ngược lại đem những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài để giới thiệu với người trong nước, qua đó học hỏi làm giàu thêm cho văn hóa của nước mình. Vế thứ nhất chúng ta đã làm và làm tốt. Những di sản văn hóa của cha ông ta để lại đã chinh phục hàng triệu trái tim khắp năm châu mà công đầu có lẽ phải kể đền Múa rồi nước. Không đâu múa rối nước xuất hiện mà không làm xiêu lòng người xem, từ trẻ con đến người lớn bất kể quốc tịch, màu da, chính kiến. Rồi đến Nhã nhạc Cung đình Huế, Tuồng, Chèo, Dân ca...

Nhưng những việc làm đó chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu những vốn cổ đã có trong kho tàng di sản văn hóa truyền thống. Chúng ta còn ít giới thiệu ra ngoài những giá trị văn hóa mới, hoặc nếu có thì cũng chưa để lại ấn tượng gì nhiều. Ta thấy rõ điều đó trong văn học, hội họa, âm nhạc, kể cả điện ảnh một phương tiện có sức thu hút đông đảo người xem nhất. Có thể nói trên bình diện văn hóa chúng ta chưa tạo ra được những thương hiệu (ngoại trừ trong lĩnh vực biểu diễn với tên tuổi của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn). Để có thể thông qua văn học nghệ thuật giới thiệu với thế giới một hình ảnh Việt Nam sẵn sàng hội nhập, san sàng làm bạn với rất cá các nước thì điều tiên quyết là phái từ bỏ lối tuyên truyền một chiều, tự ca ngợi mình. Khiêm tốn và chân thành là hai yếu tố quan trọng để thu hút lòng người. Trong quan hệ giữa con người và con người cũng vậy Không ai muốn gần với một người lúc nào cũng vỗ ngực tự cho mình cái gì cũng hơn thiên hạ, đó là lối tuyên truyền của một thời đã qua.

Xin bàn đến khía cạnh tiếp thu văn hóa từ bên ngoài. Có thể nói văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa nguyên. Nó biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, mà cụ thể là văn hóa Trung Hoa và Pháp để làm giàu cho chính mình. Một sự tiếp thu có chọn lọc, có điều chỉnh cho thích nghi với hoàn cánh của mình đã làm cho văn hóa của chúng ta thêm phong phú đa dạng. Đó chính là sức sống của văn hóa Việt Nam. Có một đặc điểm cần ghi nhận: sự tiếp thu văn hóa từ bên ngoài trước đây được tiến hành qua tầng lớp trí thức (nho sĩ hay trí thức Tây học). Đó là lớp người có học thức, do đó việc tiếp thu của họ có sự lựa chọn, có sự sàng lọc. Họ biết phân biệt đâu là những giá trị văn hỏa đích thức cần học hỏi và đâu là những thứ sản phẩm văn hóa không nên tiếp thu: Ngày đó, nếu muốn tiếp cận với văn hóa từ bên ngoài cần phái tinh thông ngoại ngữ (chí ít là chữ Hán và tiếng Pháp). Nhưng ngày nay tình hình đã khác Người ta không cần có văn hóa cao, không cần biết ngoại ngữ vẫn có thể tiếp cận được với văn hóa từ bên ngoài. Văn hóa ngoại lai tìm đến tận hang cùng ngõ hẻm, đến ngay đầu giường của mọi người bất kể đó là kẻ có học hay thất học, trình độ văn hóa cao hay thấp. Sự tiếp thu văn hóa có chọn lọc đã không còn nữa và tác động của những sán phẩm văn hóa xấu, độc hại đối với một bộ phận không nhỏ những thanh niên và tầng lớp ít học đã trớ nên báo động.

Ông Dean Wilson, một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Mỹ khi trả lời phông viên Báo Thanh Niên ngày 21/11/2006 đã tỏ ra rất băn khoăn với hiện trạng của sinh hoạt văn hỏa nước ta. Ông nói: "Có một điểm tôi cảm thấy lo lắng và phái nói ngay là khán giả Việt Nam hình như rất thụ động trước sự xâm lấn của những hình thức văn hóa ngoại lai. Cơ chế thị trường trong điện ảnh không chỉ đơn giản là lợi nhuận và những trò giật gân. Điện ảnh thực sự phải gắn liền với tài năng, sự thưởng thức có chọn lọc và khá năng khám phá đến tận cùng những vấn đề của cá nhân con người". Câu nói trên của một người đến từ một nền cơ chế thị trường số một thế giới khiến chúng ta phải suy nghĩ. Thật vậy, khi mới bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều người đã vội coi lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu cho mọi sản phẩm, kể cả sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Đúng như ông Dean nói, nghệ thuật đích thực bao giờ cũng gắn liền với tài năng và con người vẫn là yếu tố hàng đầu (chứ không phải kinh phí, tiền của, hay máy móc, phương tiện). Một nhận xét của ông Dean khiến ta phái giật mình: "Khán giá Việt Nam hình như rất thụ động trước sự xâm lấn của những hình thức văn hóa ngoại lai". Quả thực, chúng ta đang chứng kiến một cuộc xâm lấn của văn hóa ngoại lai tràn ngập trên khắp màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ, sân khấu ca nhạc, thị rường sách, đã hát... và thật đáng buồn, chúng ta hết sức thụ động trước sự xâm lấn đó. Sự thường thức văn hóa có chọn lọc bao giờ cũng là đòi hỏi của một xã hội văn minh và mỗi thành viên trong xã hội đó phải mang trong mình dấu ấn văn hóa của đất nước mình, đủ sức đề kháng với những thứ văn hóa độc hại và nhận biết đâu là những giá trị văn hóa đích thực.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Thế động của văn hóa

    03/11/2014Trần Kiêm ĐoànKhi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Giữ gìn và khai thác di sản văn hóa dân tộc

    13/03/2007GS, TS Phạm Đức Dương“Văn hóa là cái còn lại sau khi đã quên hết - ta cố giữ lấy những cái gì còn lại đó”.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

    01/01/1900Tô Huy RứaLà ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...
  • Một cách nghĩ về văn hóa

    06/11/2006Vũ Duy ThôngĐã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động.
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • xem toàn bộ