Văn hóa kinh doanh

02:56 CH @ Thứ Hai - 21 Tháng Năm, 2007

Kinh doanh kinh được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là “gây dựng, mở mang thêm”. Thứ hai là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi”. Chúng tôi xin hướng sự tìm tòi của mình trong văn hóa kinh doanh với lớp nghĩa thứ hai, tức là kinh doanh hướng tới mục đích lợi nhuận để tái đầu tư và đảm bảo lợi ích của người quản lý, người lao động và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hàng hóa và các dịch vụ xã hội.

Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, những toan tính vụ lợi thiển cận, thậm chí mang tính bóc lột, chỉ nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà bỏ qua vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, yếu tố văn hoá... đã để lại những bài học đắt giá, những hậu quả vô cùng tai hại: môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội, bệnh tật... ngày một trầm trọng. Có nghĩa là, sự tăng trưởng quá nhanh về kinh tế (GDP) đã không phản ánh sự phát triển về văn hoá và con người. Do vậy, quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh, làmcho cái lợi (kinh tế) gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ (kinh doanh có văn hoá) là xu hướng chung của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh có văn hoá) thể hiện qua việc kiếm lời chân chính trên cơ sở tài năng, sức lực của người kinh doanh. Đồng tiền thu được của người kinh doanh phải là đồng tiền làm ra bới sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin và nhu cầu thị trường, không ngừng cải tiến kỹ thuật, kiểu đáng sản phẩm, đổi mới các hình thức dịch vụ hướng tới tự tiện ích ngày càng cao... chứ không phải là bởi buôn lậu, hành vi gian lận thuế. làm hàng nhái hàng giả. hối lộ...Mặt khác văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh có văn hoá) còn thể hiện ở việc người kinh doanh phải biết quan tâm đến lợi ích tinh thần, khuyến khích tài năng sáng tạo của người lao động, giữ gìn và ngày càng củng cố chữ tín đối với bạn hàng và khách hàng.

Khi nói kinh doanh có văn hoá (hay văn hoá kinh doanh) là ta đã nói đến một vấn đề cốt lõi, mang tính bản chất của kinh doanh đó là vấn đề đạo đức của người kinh doanh. Nói cách khác kinh doanh có văn hoá là kinh doanh phải có đạo đức. Đạo đức cầu người kinh doanh không phải là vấn đề trừu tượng, mà rất cụ thể: tính trung thực, giữ chữ tín đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. không chạy theo lợi ích của cá nhân hay nhóm người để làm ăn đối trá. lừa đảo, chụp giật, "đánh quả" bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc loại trừ đối thủ trên thương trường. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chủ trương đưa ra hình ảnh tối ưu nhằm nâng cao uy tín cho doanh nghiệp qua những triết lý kinh doanh như phục vụ khách hàng hoàn hảo, coi khách hàng là thượng đế chữ tín quý hơn vàng, gửi trọn niềm tin... Phải chăng đây chính là những tác động lâu dài và bền vững nhất của văn hoá khi nó thâm nhập vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp?

Xây dựng văn hoá kinh doanh không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá mà cao hơn, nó phải là sự nhập thân của văn hoá vào công tác kinh doanh. Diều đó có nghĩa là chủ thể - người làm kinh doanh - phải thực sự là những doanh nhân văn hoá. Để đánh giá một doanh nhân có phải là một doanh nhân văn hoá hay không, theo chúng tôi cần nhìn nhận trên 6 yếu tố, điều kiện sau:

Là người có đạo đức tốt, có “tâm" theo những chuẩn mực của lối sống, văn hoá dân tộc.

Có sự trung thực và chữ “tín”.

Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật.

Có trình độ học vấn và ngoại ngữ.

Phát triển bền vững, sáng tạo và vì quyền lợi quốc gia.

Hoạt động xã hội - từ thiện.

Trong 6 tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn thứ 6 được đánh giá là tiêu chuẩn hệ quả tất yếu của 5 tiêu chuẩn trước nó. Tức là, bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng phải có và hướng đến trách nhiệm xã hội và chính nó trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của văn hoá kinh doanh.

Hiện nay, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, ngày vì người nghèo. các tài trợ cho những cuộc thi tìm kiếm tài năng kinh doanh, học sinh giỏi (ví như cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia", Tài năng kinh doanh trẻ...), Sinh viên sáng tạo (ví như cuộc thi Trí tuệ Việt Nam, Robocom...), gia đình hạnh phúc (ví như chương trình ở nhà chủ nhật...), người già vui khoẻ có ích... trên Truyền hình Việt Nam là một ví dụ sinh động cho những hoạt động xã hội - từ thiện của văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong thế kỷ XXI.

Việc các cơ quan: ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, Viện Tư vấn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Công ty Văn hóa Hà Nội tổ chức bình chọn và trao tặng Cúp Vàng "Vì sự phát triển cộng đồng" là việc làm rất kịp thời, có ý nghĩa nhằm tôn vinh những doanh nhân văn hóa này.

Văn hoá kinh doanh là một khái niệm đã có từ lâu trên thế giới, song nó là một khái niệm mới (một cách tương đối) và mở ở Việt Nam. Cuộc sống cũng như công việc kinh doanh không ngừng vận động, chắc chắn sẽ còn nhiều chuẩn mực khác để đánh giá văn hoá kinh doanh nữa mà từ góc độ của bản thân, mỗi chúng ta sẽ bổ sung thêm khi đặt mình vào công việc của một doanh nhân đang kinh doanh một cách có văn hoá.

Văn hoá kinh doanh có thể xem là chìa khoá mở ra sự thành công và phát triển của cả nền kinh tế đất nước nói chung, của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Doanh nhân khi khởi nghiệp cũng như khi đã trở thành nhũng "đại gia” đều cần tâm niệm và duy trì việc làm này. Bởi, văn hoá là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Đạo kinh doanh cũng là đạo làm người

    02/02/2006Vốn là cán bộ đoàn, học sư phạm, tôi làm doanh nhân do… thời thế. Gọi nôm na là nghề chọn mình. Không được đào tạo bài bản, chỉ qua trường đời. Từ thực tiễn tôi có một góc nhìn riêng về đạo đức kinh doanh...
  • Đưa đạo đức vào trong kinh doanh như thế nào?

    12/01/2006Ngô Minh QuânHầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng không biết phải làm thế nào để đưa vấn đề này vào trong các hoạt động của mình. Dựa trên kinh nghiệm từ nhiều công ty trên thế giới và kết quả các nghiên cứu khoa học, dưới đây là một số gợi ý cho việc cần làm và yếu tố cần có để thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp
  • Đạo đức kinh doanh

    08/01/2006Tôn Thất Nguyễn ThiêmNăm 2005 đi qua cùng với sự lắng lại của nhiều vụ xì-căng-đan của một số doanh nghiệp tại TPHCM. Những bài viết trong cụm bài này chỉ nhằm mục đích khơi gợi và nhen nhóm ý tưởng xây dựng một hệ thống quy tắc đạo đức kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp.
  • Sự tin cậy trong kinh doanh điện tử

    01/04/2004Sự tin cậy, giống như tình yêu, là một cảm giác tinh tế khó nắm bắt. Xây dựng nên thì khó, mà mất đi thì rất dễ. Trong kinh doanh, tin cậy là yếu tố vô cùng cần thiết để thu hút và giữ khách hàng. Và thế giới online "xa mặt cách lòng" để có sự tin cậy là cả một vấn đề lớn...
  • Triết lý 3 P trong văn hoá kinh doanh

    28/01/2004Trang Nhung FTUNhiều người thường cho rằng văn hoá kinh doanh là chuyện “màu mè“, là cái đến sau - khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, thành đạt. Liệu có đúng như thế chăng? Trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Kinh tế Sài gòn, giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm - Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học kinh tế, hiện đang giảng dạy tại trường Quản trị Doanh nghiệp Brussels, Bỉ đã trình bày kiến thức về triết lý 3 P: con người, sản phẩm và lợi nhuận...
  • 10 nguyên tắc vàng trong kinh doanh dịch vụ

    16/12/2003Nếu bạn có ý định tạo dựng một doanh nghiệp đi theo hướng cung ứng các sản phẩm dịch vụ thì sự thành công hay thất bại trong công việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu hút và duy trì khách hàng của bạn...
  • xem toàn bộ