Vấn đề phương pháp trong triết học Arixtốt

06:20 CH @ Thứ Bảy - 08 Tháng Bảy, 2006

Khi bàn tới vấn đề phương pháp trong triết học Arixtốt, chúng ta không thể bỏ qua các tác phẩm về logic học của ông. Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học đã xếp chúng vào vị trí số một trong số 8 loại tác phẩm của Arixtốt còn lưu lại đến ngày nay. Vào thời mình, Arixtốt chưa coi logic học là một bộ môn khoa học độc lập. Đối với ông, nó chỉ là công cụ của các khoa học.

Do vậy, khi tìm hiểu các tác phẩm của Arixtốt về lĩnh vực này, ta thấy thuật ngữ "logic học” (tiếng Hy Lạp là Logikè) chưa được ông sử dụng với tính cách là danh từ. Arixtốt mới chỉ sử dụng thuật ngữ này như những tính từ (logikos), thí dụ như: "tam đoạn luận logic", "lập luận logic", "những vấn đề logic"… Mặc dù vậy, người đời sau vẫn coi ông là "người cha của logic học" và cho rằng, "từ thời Arixtốt, logic học… đã là một khoa học hoàn chỉnh”.

Những vấn đề logic được Arixtốt trình bàytrong "Organon" đã đề cập tới phương pháp nhận thức, phương pháp' tư duy. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu người Nga M.M Rôdentan: "Arixtốt đã luận giải họe thuyết logic của mình là học thuyết về phương pháp nhận thức thế giới". Các phương pháp Arixtốt đề cập tới trong triết học của mình là phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp. Các phương pháp này được ông trình bày trong mối quan hệ biện chứng, trong đó phân tích, diễn dịch được đặt lên vị trí hàng đầu.

Tam đoạn luận của Arixtốt.Để hiểu được các phương pháp của Arixtốt và mối quan hệ giữa chúng, trước hết cần tìm hiểu tam đoạn luận của ông, bởi chính ở đây, ông đã trình bày một cách đầy đủ nhất về lý luận diễn dịch. Thuật ngữ "Tam đoạn luận” theo tiếng Hy Lạp là "Syllogismos". Arixtốt là người đầu tiên đưa ra học thuyết về tam đoạn luận và suy lý. Đây chính là cống hiến bất diệt của ông trong lịch sử phát triển logic học. Arixtốt đã dành cuốn một của tác phẩm "Analitika I" để mô tả chi tiết tam đoạn luận và coi đó là lý luận diễn dịch. Ba cuốn còn lại (cuốn hai của "Analitika II", cuốn một và cuốn hai của "Analitika II” ông dành cho việc thảo luận những vấn đề phương pháp luận có liên quan tới lý luận diễn dịch lôgic và việc áp dụng phép diễn dịch này về mặt lý luận và thực tiễn.

Trong chương một, cuốn một của "Analitika I"' Arixtốt đã định nghĩa: "Tam đoạn luận” là một mệnh đề mà trong đó nếu một cái nào đó được giả định, thì một cái khác nào đó cần phải bắt nguồn từ một cái đã định, vì rằng cái đã định đó là có". Tam đoạn luận của Arixtốt được cấu thành từ ba phán đoán, trong đó hai phán đoán là tiền đề, còn phán đoán thứ ba là kết luận .Cũng ở đây, ông đã định nghĩa thế nào là tiền đề và từ, thế nào là tam đoạn luận hoàn thiện và tam đoạn luận không hoàn thiện. Ông viết: “Tiền đề là một mệnh đề khẳng định hay phủ định một cái gì đó đối với một cái gì đó. Có - đó hoặc là tiền đề chung, hoặc là tiền đề riêng, hoặc là tiền đề bất định", "Từ" là cái được tiền đề tách ra, tức là cái thể hiện và cái mà nó thể hiện liên kết với nhau bằng động từ “là” hoặc động từ “không phải là", còn "tam đoạn luận” hoàn thiện là cái mà khi biểu lộ sự cần thiết, nó không cần một cái nào khác ngoài cái đã được thừa nhận. Tam đoạn luận không hoàn thiện cả cái cần một hoặc nhiều cái khác [cho nó], tuy rằng cần phải thông qua những từ đã cho, nhưng thông qua những tiền đề [đã cho] thì không được.

Arixtốt cho rằng cấu trúc của tam đoạn luận được xác định rất chặt chẽ và để có các phán đoán tạo thành một tam đoạn luận cần phải có chủ từ (subjet) "S",'vị từ (Predicat) "P" và trung từ (moyen terme) “M", hay như ông thường gọi là "từ nhỏ", "từ trung" và "từ lớn". Arixtốt đã định nghĩa rõ các khái niệm mà ông đưa ra như sau: “Tôi gọi từ lớn ngoài cùng là từ mà trong đó bao hàm cả từ trung, từ nhỏ là từ phụ thuộc vào từ trung, còn "từ trung là từ mà bản thân nó có trong một từ, đồng thời trong bản thân nó lại bao hàm một từ khác và về vị trí thì nó đứng ở giữa". Từ nhỏ (túc là chủ từ "S") và từ lớn (tức là vị từ úp ") thông qua từ trung "M" tạo ra mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể. Tùy thuộc vào vị trí của từ trung mà có các dạng (figures) tam đoạn luận khác nhau.

Khi nói về các dạng tam đoạn luận, Arixtốt đã nêu lên những biến thể (Modus) khác nhau để xác định tính chất của các tiền đề. Những tiền đề này có thể là tiền đề khẳng định chung, tiền đề phủ định chung, tiền đề khẳng định riêng và tiền đề phủ định riêng. Ngoài ra còn có loại tiền đề không xác định. Ông chứng minh rằng chỉ trong bốn trường hợp sau đầy là có thể rút ra được kết luận:

1) khi kết hợp một tiền đề khẳng định chung này với một tiền đề khẳng định chung khác,

2) khi kết hợp một tiền đề phủ định chung với một tiền đề khẳng định chung,

3) khi kết hợp một tiền đề khẳng định chung với một tiền đề khẳng định riêng và

4) khi kết hợp một tiền đề phủ định chung với một tiền đề khẳng định riêng.

Như vậy, để có được kết luận thì trong hai phán đoán tiền đề nhất thiết một tiền đề phải là tiền đề chung còn tiền đề kia nhất định phải là tiền đề khẳng định. Từ hai tiền đề riêng hay từ hai tiền đề phủ định đều không thể dẫn đến một điều gì cả. Thí dụ, "Một số người là người da trắng" và "Một số người là vận động viên" hay "Một số người không phải là người da trắng” và “Một số người không phải là vận động viên" - từ hai cặp phán đoán tiền đề trên chúng ta không thể rút ra được điều gì ở đây.

Như vậy, tam đoạn luận của Arixtốt là một quá trình vận động của tư duy đi từ cái chung đến cái đơn nhất. Ông viết: "Quả là không thể kết luận được rằng các góc của tam giác này bằng hai góc vuông nếu như không phải ở mọi tam giác chúng đều bằng hai góc vuông, hoặc là con người là sinh vật sống nếu như không phải mọi người đều là sinh vật sống”.

Phân tích và tổng hợp.Arixtốt đã gọi khoa học về tư duy của mình là "analitika" - tức là khoa học phân tích và vì vậy, một trong những tác phẩm logic học chủ yếu của ông có tên gọi "Analitika I" và "Analitika II". Ở đây Arixtốt đã sử dụng danh từ "sự phân tích" (tiếng Hy Lạp là analysis) như là sự phần giải cái phức tạp thành những cái đơn giản cho tôi khi không thề phân giải hơn nữa, tức là phân giải thành những khởi nguyên hay tiên đề. ông cho rằng cần phải bất đầu nghiên cứu khoa học từ việc phân tích những tài liệu kinh nghiệm. Chính vì vậy mà ông đã thu thập được một khối lượng tài liệu kinh nghiệm vô cùng phong phú đó lịch sử trước đó tích lấy được và phân tích chúng một cách khoa học trong nhiều lĩnh vực tri thức như triết học, y học nghệ thuật, sinh vật học, thiên văn… Nếu như trước Arixtốt, tụ nhiên mới chỉ được nghiên cứu một cách khái quát thì ông là người đầu tiên đã phân tích từng sự vật và hiện tượng riêng biệt của tự nhiên. Ở đây ông đánh giá cao vai trò của nhận thức cảm tính và coi cảm giác và kinh nghiệm có một ý nghĩa quan trọng để từđó nhận được tri thức về cái chung. Do vậy, Lênin đã gọi “Arixtốt là một người kinh nghiệm chủ nghĩa, nhưng đang tư duy”.

Trong học thuyết tam đoạn luận của mình, Arixtốt rất đề cao phương pháp phân tích. Nhưng, sẽ là không đầy đủ nếu cho rằng ông chỉ chú ý tới phương pháp phân tích mà không quan tâm đến phương pháp tổng hợp. Đúng, vấn đề phân tích và tổng hợp chỉ được giải quyết tốt để trong phép biện chứng của triết học Mác. Song, ngay từ thời cổ đại, Arixtốt là người đầu tiên đã nêu lên một cách khá rõ nét vấn đề này và bước đầu giải quyết nó khi bàn tới mối quan hệ giữa các phạm trù chung và cái đơn nhất trong học thuyết phạm trù, cũng như khi bàn từ quan hệ giữa chủ từ và vị từ trong học thuật tam đoạn luận của ông.

Theo Arixtốt, phân tích và tồng hợp được thực hiện trong các phán đoán mà từ đó rút ra kết luận. Trước hết, phán đoán được xây dựng trên cơ sớ của sự phân tích. Việc xác định chủ từ nằm trong vị từ được tiến hành bằng cách phân tích cái gì quy về cái gì. Phán đoán S-P cần có sự phân tích sơ bộ nhiều chủ từ mà kết quả của sự phân tích đó cho phép gắn chủ từ xác định đã cho với vị từ trong phán đoán. Nhưng mặt khác, do chủ từ và vị từ trong phán đoán không hoàn toàn đồng nhất và trùng hợp với nhau nên trong phán đoán chúng có thời điểm tổng hợp. Nói cách khác, thời điểm mà chủ từ và vị từ khác biệt nhau là thời điểm tổng hợp còn thời điểm mà chúng đồng nhất với nhau là thời điểm phân tích.

Để thấy rõ hơn vấn đề này, ta quay trở lại thí dụ về Xôcrát và cái chết. Trong phán đoán “Xôcrát là người" thì ở đây chính là sự xác định bản chất của "Xôcrát". Do vậy, phán đoán "Xôcrát là người" là phán đoán tổng hợp. Việc quy cái chung cho cái riêng ở đây được thực hiện trên cơ sở của sự tổng hợp. Song, do "con người" ở đây có sự khác biệt với "Xôcrát" nên phán đoán "Xôcrát là người" lại là một phán đoán phân tích. Ở đây, sự phân biệt cái chung và cải riêng được thực hiện trên cơ sở của sự phân tích. Vì thế, bất kỳ một phán đoán logic nào trong tam đoạn luận, nếu được xây dựng đúng thì nó không chỉ là phán đoán phân tích, hoặc chỉ là phán đoán tổng hợp, mà nó đồng thời là cái này và cái kia. "Mọi quá trình suy luận được bắt đầu từ một cái gì đó đã biết và thông qua một quá trình nội tai dẫn đến một cái gì đó trước đây chưa biết".

Kết luận "Xôcrát cũng chết" trong tam đoạn luận nói trên là một tri thức mới trong mối tương quan với các tiền đề. Trong trường hợp ngược lại, chủ từ và vị từ trong kết luận phải hoặc chỉ đồng nhất, hoặc chỉ khác biệt, điều này có nghĩa khái niệm "Xôcrát" hoặc hoàn toàn trùng với khái niệm "chết"' lúc đó yếu tố "sống" đã hoàn toàn bị loại trừ trong Xôcrát. Nếu ngược lại, hai khái niệm này sẽ hoàn toàn khác biệt nhau và như vậy "Xôcrát" sẽ không khi nào phải chết. Tóm lại, tam đoạn luận của Arixtốt là sự thống nhất giữa phân tích và tồng hợp. Ông cho rằng chứng minh có thể thực hiện được chính là vỉ trên cơ sở của "một cái gì đó" luôn tồn tại đồng thời "một cái khác".

Quy nạpvà diễn dịch.Đây là hai phương pháp lập luận biện chứng của tư duy logic được Arixtốt xem xét trong mối quan hệ qua lại với nhau. Trong chương 12, cuốn 1 của tác phẩm "Topika", ông viết: "Sau khi điều này đã được xác định, cần phải xem xét một cách riêng biệt xem có bao nhiêu loại lập luận biện chứng. Một loại là quy nạp, còn loại khác là tam đoạn luận. Thế nào là tam đoạn luận, điều này đã được nói tới trước đây. Quy nạp là sự đi từ cái đơn nhất đến cái chung. Thí dụ, nếu người lái tàu hiểu rõ công việc của mình là người lái tàu giỏi nhất và cũng như vậy người đánh xe hiểu rõ công việc của mình là người đánh xe giỏi nhất, thì nói chung, người hiểu rõ công việc của mình trong từng lĩnh vực là người giỏi nhất. Quy nạp là [phương pháp] có sức thuyết phục hơn và rõ ràng hơn. Đối với nhạn thức cảm tính, nó dễ hiểu hơn và được nhiều người sử dụng. Còn tam đoạn luận là "phương pháp” vô địch và hữu hiệu hơn để chống lại những ai muốn tranh luận. Cần nói thêm rằng, thuật ngữ "quy nạp" mà Arixtốt đã sử dụng bằng tiếng Hy Lạp là "epagògê" - dẫn dắt. Sau đó thuật ngữ này của ông được dịch ra tiếng Latinh là "inductio". Ngày nay, hầu hết trong ngôn ngữcủa các nước phương Tầy đều sử dụng thuật ngữ "quy nạp" có gốc từ của tiếng Latinh. Song, khi dịch thuật ngữ "quy nạp" của Anxtốt ra tiếng Nga các dịch giả đã sử dụng một thuật ngữ thuần túy Nga là "navedenie" để thay cho thuật ngư có gốc từ tiếng Latinh.

Trong triết học Arixtốt, học thuyết tam đoạn luận là phương pháp suy lý diễn dịch - phương pháp suy lý tam đoạn luận đi từ cái chung đến cái riêng, còn quy nạp là phương pháp suy lý phi tam đoạn luận đi từ cái riêng đến cái chung. Arixtốt đã đem tam đoạn luận đối lập với quy nạp. Ông viết: "Quy nạp trong chừng mực nào đó đối lập với tam đoạn luận, bởi vì tam đoạn luận thông qua từ trung chứng minh rằng từ [lớn] ngoài cùng thuộc về từ thứ ba, còn quy nạp chứng minh thông qua từ thứ ba rằng từ [lớn] ngoài cùng thuộc về từ trung. Về thực chất, suy lý thông qua từ trung đứng ở vị trí thứ nhất và được biết nhiều hơn. Nhưng, đối với chúng ta, suy lý thông qua quy nạp rõ ràng hơn".

Khi đem đối lập quy nạp với tam đoạn luận, một mặt, Arixtốt đã hoàn toàn đồng nhất diễn dịch với tam đoạn luận, mặt khác, ông lại tách rời diễn dịch với quy nạp. Cách lý giải như vậy của ông không đúng với những điều đã được ông trình bày về tam đoạn luận. Trên thực tế, phép diễn dịch của Anxtốt là phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng, còn tam đoạn luận là một cấu trúc logic đặc biệt và rõ ràng của sự chứng minh diễn dịch. Suy lý tam đoạn luận vẫn chưa dẫn tới sự chứng minh diễn dịch, nhưng suy lý diễn dịch không thể thực hiện thiếu tam đoạn luận. Tam đoạn luận là hình thức của diễn dịch, diễn dịch là nội dung của tam đoạn luận.

Lý luận diễn dịch của Arixtốt được ông trình bày trong tam đoạn luận không chỉ là sự vận động của tư duy từ cái chung đến cái đơn nhất, đó là quá trình vận động từ cái đơn nhất đến cái chung. Theo Arixtốt, khi chứng minh rằng "Xôcrát cũng chết" trên cơ sở "mọi người đều chết", thì trước đó, ở một mức độ nhất đinh, đã phải sử dụng phép quy nạp. Chúng ta đi tới một kết luận xác thực "Xôcrát cũng chết" trên cơ sở của một sự xác thực đã được đúc rút từ kinh nghiệm "mọi người đều chết". Do vậy, sự đối láp giữa tam đoạn luận với quy nạp ở đây không phải là sự đối lập tuyệt đối. Về mặt nào đó, tam đoạn luận của Arixtốt là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng giữa quy nạp và diễn dịch. Theo Arixtốt, trong tam đoạn luận thì diễn dịch chiếm ưu thể, nhưng quy nạp lại xuất hiện trước diễn dịch.

Mặc dù rất coi trọng vai trò của tam đoạn luận (hay của phương pháp diễn dịch), song Arixtốt hoàn toàn không xem nhẹ suy lý quy nạp trong quá trình nhận thức. Theo ông, cái chung được nhận thức thông qua khái niệm, còn cái riêng được nhận thức thông qua cảm giác. Ông đánh giá cao vai trò cửa nhận thức cảm tính và coi đó là nguồn gốc để nhận thức cái chung. Arixtốt viết: “Vì vậy người nào không cảm giác thì không biết cái đó với tính cách là biểu tượng, bởi vì các biểu tượng cũng chính là các cảm giác, nhưng không có vật chất". Như Arixtốt đã xác định "quy nạp là sự đi từ cái đơn nhất đến cái chung", vì vậy đối với ông, quy nạp là điều kiện cần thiết để nhận được cái chung. Ông viết : "Như vậy, rõ ràng là chúng ta cần nhận thức những [khởi nguyên] đầu tiên thông qua quy nạp, bởi chính như vậy mà tri giác sinh ra cái chung". Ở đây, Arixtốt hiểu quy nạp không chỉ là nhận thức cảm tính các sự vật riêng biệt. Nó gắn liền việc vạch rô cái chung trong các sự vật riêng biệt. Theo Arixtốt, cái chung và cái đơn nhất không phải là hai sự vật đối lập tuyệt đối. Các đơn nhất thể hiện thông qua cái chung vốn có của nó và không thể tách rời chứng. Không thể có cái chungthiếu cái đơn nhất và ngược lại. Ông viết: "Quả là chúng ta không thểnghĩ rằng có một cái nhà - một cái nhà nói chungngoài những cái nhà cá biệt".

Arixtốt cho rằng không thể nhận thức được cái chung khi chỉ dựa vào nhận thức cảm tính. Quy nạp chưa phải là sự chứng minh khoa học nhưng lại là yếu tố cần thiết cho tư duy khoa học. Quy nạp vạch hướng tiến đến cái chung nhưng chưa ở từng trạng thái luận giải cái chung. Sự luận giải này được thực hiện bằng cách chứng minh suy diễn - chứng minh tam đoạn luận. Theo Arixtốt, suy lý quy nạp cho ta tri thức về cái đơn nhất và không vạch ra được nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng, còn suy lý diễn dịch cho ta tri thức khoa học về cái chung và vạch ra được nguyên nhân các sự vật và hiện tượng. Do vậy, ông đã xếp tư duy lý luận ở vị trí hàng đầu, còn kinh nghiệm ở vị trí thứ hai và phương pháp diễn dịch đứng trước phương pháp quy nạp. Song, Arixtốt chưa khi nào xem xét quy nạp và diễn dịch như hai yếu tố loại trừ nhau trong quá trình nhận thức. Ông cho rằng trong sự hình thành cái chung, tức là để có được tri thức khoa học về cái tất yếu trong tự nhiên, luôn có sự tham gia của hai quá trình khác nhau là quy nạp và diễn dịch. Ông viết: "Quả thật, sự hiểu biết [cái đơn nhất] nhờ cái chung không thể có được nếu thiếu quy nạp, cũng như sự hiểu biết nó thông qua quy nạp không thể có được nếu thiếu tri giác cảm tính".

Như vậy, trong logic học của Arixtốt phân tích và tổng hợp là hai phương pháp luôn bổ sung cho nhau và không tách rời nhau. Quá trình suy lý quy nạp đi từ cái đơn nhất đến cái chung diễn ra nhờ sự phân tích còn quá trình suy lý diễn dịch để từ cáichung đến cái riêng diễn ra nhờ sự tổng hợp. Theo quan niệm của Arixtốt, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp cũng như một số vận động khác nhau của tư duy không thể tồn tại ở ngoài suy lý tam đoạn luận. Chúng luôn diễn ra trong mới quan hệ chặt chẽ với tam đoạn luận và thông qua tam đoạn luận. Mặc dù ở một mức độ nhất đinh, Arixtốt chưa thấy hết được vai trò của quy nạp và đánh giá quá cao vai trò của diễn dịch trong nhận thức, nhưng về cơ bản, ông đã hiểu đúng nội dung của chúng và sự thống nhất biện chứng giữa chúng. Do vậy, trong suất một thời gian dài từ cổ đại tới trung cổ chúng luôn được coi trọng là những phương pháp luận vạn năng của nhạn thức. Mãi tới thế kỷ XVII - XVIII, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, nhất là các khoa học thục nghiệm, các nhà triết học thời cận đại bắt đầu nhận thấy những hạn chế trong các phương pháp của Arixtốt và tìm cách xây dựng một lý luận mới về phương pháp.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Logic hình thức và nhận thức khoa học

    15/05/2018GS. Phan Đình DiệuTrải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Arixtốt đến nay, logic hình thức đã là công cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau, nó cũng là công cụ tư duy hợp lý trong mọi mặt đời sống nhận thức của con người. Ngày nay, ở giai đoạn mà con người đang có tham vọng dùng máy móc để tự động hóa từng bước các hoạt động trí tuệ...
  • Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học

    30/06/2006Nguyễn Ngọc HàNhư ta đã biết, khi trình bày ý nghĩ và tư tưởng của mình, mỗi người đều buộc phải sử dụng các thuật ngữ hay tín hiệu, ký hiệu nào đó. Thuật ngữ nào cũng có nghĩaxác định. Vấn đề là ở chỗ, giữa thuật ngữ và nghĩa của nó bao giờ cũng có quan hệ phức tạp.Tình hình phức tạp đó có ở mọi lĩnh vực của nhận thức: triết học, các khoa học khác, các loại hình nghệ thuật, văn hoá…
  • Chứng minh và chân lý trong toán học

    31/03/2006Trích từ cuốn Khoa học và các khoa học của Gilles – Gaston Granger, NXB Thế giớiCông việc của nhà toán học hoàn toàn không qui về chỗ chứng minh. Các bài toán mà anh ta gặp hoặc tự đề ra cho mình chắc hẳn có thể thuộc kiểu: mệnh đề này mà tôi phỏng đoán là chân lý, tôi có thể chứng minh được không?
  • Logic toán và cơ sở toán học

    10/02/2006GS. Phan Đình DiệuBước sang đầu thế kỉ 20, lý thuyết tập hợp đã cung cấp một cơ cở tuyệt vời, làm nền tảng thống nhất cho việc xây dựng và phát triển hầu như toàn bộ các ngành toán học khác...
  • Vài nét về hệ thống phạm trù trong triết học Arixtốt

    15/01/2006Nguyễn Văn DũngArixtốt là người đầu tiên đã đưa ra một hệ thống các phạm trù. Đây là điểm khởi đầu cho tất cả các học thuyết tiếp theo về phạm trù. Hệ thống phạm trù của Arixtốt là sự khái quát và kế tục những thành quả của toàn bộ nền triết học Hy Lạp cổ đại giai đoạn trước ông. Nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử triết học và ngày nay nhiều phạm trù của nó vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi vì đó là những phạm trù cơ bản nhất trong tư duy của nhân loại...
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây

    21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội...để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • Chúng ta sợ suy tư

    14/05/2003Ngô Văn Tao phỏng dịch - Martin HeideggerHãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay...
  • xem toàn bộ