Vấn đề cấp bách

05:36 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Tám, 2008
Báo Văn nghệ số 17-18, ra ngày 27/4/2002 có bài Một số vấn đề cấp bách về đạo đức xã hội. Đề tài bấy lâu được nhiều người quan tâm, mà người viết lại là Phó Chủ tịch nước.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, bà cho rằng: "Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, cuộc sống văn hóa, vật chất của người dân ngày được cải thiện thì đời sống văn hóa, tinh thần không theo kịp những tệ nạn xã hội, những tiêu cực trong xã hội phát triển nhanh, mạnh đến mức báo động, đạo đức con người giảm sút..." Và nếu không kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh nội bộ thì chưa thể lường hết hậu quả.

Theo bà, sở dĩ có tình trạng trên là do "Xuất phát từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, cá thể... xã hội ta mang nặng tính cá nhân, tư hữu, đố kỵ, cục bộ địa phương... Ngày nay qua hai cuộc kháng chiến kéo dài, gian khổ mọi người đều nghĩ đến lợi ích của mình, của gia đình mình... Trong lúc đó, một bộ phận không ít cán bộ Đảng, Nhà nước không gương mẫu, tham nhũng, cơ hội, thực dụng, kèn cựa địa vị".

Bà viết: "Chúng ta đi vào kinh tế thị trường chưa có một sự chuẩn bị chu đáo về tư tưởng, lý luận cũng như về mặt quản lý Nhà nước. Và điều đáng nói ở đây là trong quá trình đổi mới, chúng ta chưa nhìn ra khuyết nhược điểm này để kịp thời khắc phục... để quá kéo dài, những khuyết điểm đó trở thành nếp sống, những khuyết tật khó chữa... Thêm vào đó, sự yếu kém trong công tác kiểm tra, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp dẫn đến nhiều vụ tham nhũng, lừa đảo, gian lận, làm thất thoát tài sản Nhà nước và làm hư hỏng cán bộ. Chúng ta chứng kiến tệ tham nhũng không giảm mà còn có nguy cơ trầm trọng hơn, một số người trong đó có cả Đảng viên, cán bộ sống xa hoa, truỵ lạc, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn".

Và tác giả nhấn mạnh, không nên chỉ tập trung về kinh tế, mà bỏ quên hay coi nhẹ mặt trận văn hóa. "Phải kịp thời nêu ra định hướng những giá trị đạo đức xã hội cho nhân dân ta và quyết tâm phấn đấu thực hiện". Có như vậy thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Bà cũng nói: đức trị phải đi đôi với pháp trị. Đảng và Nhà nước có trong sạch, vững mạnh thì mới có đủ uy tín, quyền lực lãnh đạo và quản lý xã hội!
Đây cũng là những băn khoăn trăn trở của toàn Đảng, toàn dân, của cả nước được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng trong đó có Nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Ngày xưa Tử Cống hỏi Khổng Tử về cách trị nước, Khổng Tử đáp: "Nhà cầm quyền phải có ba điều kiện: lương thực đủ nuôi dân, binh lực đủ để bảo vệ dân và lòng tin của dân đối với mình". Tử Cống hỏi: "Trong 3 điều ấy nếu bất đắc dĩ mà phải bỏ bớt thì bỏ điều nào trước?" Khổng Tử trả lời: "Bỏ binh lực" Tử Cống hỏi tiếp: "Nhưng nếu phải bỏ nữa?" Khổng Tử nói: "Bỏ lương thực". Bởi còn niềm tin thì mọi thứ, trong đó hai điều trọng yếu kia rồi cũng sẽ có. Lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng nước ta đã chứng minh điều đó.

Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay vấn đề niềm tin là rất quan trọng. Dân tộc ta tin theo Đảng, làm nên biết bao kỳ tích trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò, vị thế xứng đáng trong cộng đồng Quốc tế, được cả thế giới khâm phục, nhưng trước những hiện tượng tiêu cực ngày một nhiều trong xã hội hiện nay, ai nấy không khỏi băn khoăn nghĩ ngợi, buồn lo.

Cách đây khoảng chục năm, trong một hội nghị bàn về đổi mới, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, hiện đại, văn minh, công bằng và dân chủ, ngồi bên nhà văn Tô Hoài, một nhà văn nổi tiếng, lịch lãm, tôi có hỏi: "Theo anh thì bao giờ nước ta mới cất cánh được?" Anh trả lời: còn lâu,, Tôi hỏi tiếp: "Sao vậy?" Anh bảo: "Vì người mình hay có thói láu vặt”…

Bây giờ thì trò láu vặt ấy đã phát triển tràn lan. Rải đinh ra đường để thủng lốp xe thiên hạ, phun thuốc trừ sâu có độc tố mạnh cho rau mau xanh tết, tháo cả bù loong, đinh vít đường tàu chỉ để kiếm vài ngàn... Cái trò khôn vặt, chỉ nghĩ đến mình có khi tác hại vô kể: gây ra chết người, thậm chí hủy diệt cả một khu rừng nguyên sinh bạt ngàn hàng trăm năm chưa chắc đã khôi phục lại được. Còn bao nhiêu những người có chức có quyền bất chấp chế độ, sắm xe ôtô giá trị bằng cả ngàn con trâu, đua nhau xây trụ sở và biệt thự riêng to cao, làm thất thoát hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước, để cho bọn xã hội đen tự tung tự tác thì có còn là chuyện láu vặt nữa hay không? Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích xem phim Bao Công của Trung Quốc.

Giờ đây nước ta đang cần nhiều những người như Bao Công, không sợ đất, không sợ trời, không sợ cả vua, (mà trong chế độ phong kiến thì vua còn ở trên cả pháp luật), kiên cường dũng mãnh tiêu diệt cái xấu, cái ác, đang làm nhức nhối cả xã hội.

Đức trị phải kết hợp với pháp trị. Nhưng theo tôi lúc này cần tăng cường pháp trị, thẳng tay với kẻ xấu đang mọc lên như nấm ngang nhiên tồn tại trong sự yếu kém và lỏng lẻo về quản lý của các cơ quan, đơn vị.

Thiện bao giờ cũng thắng ác, đó là quy luật của muôn đời. Huống chi ta còn có pháp luật, còn có nhân dân. Nhân dân luôn là chỗ dựa vững chắc, đứng đằng sau những người có tâm có tài, luôn vì dân vì nước, quyết liệt đấu tranh cho công bằng và lẽ phải. Ai cũng nhớ câu Sức dân như trước, được đẩy thuyền lên, đồng thời cũng có thể làm lật thuyền. Nhân dân mong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới đây sẽ được tổ chức dân chủ, công bằng, đúng pháp luật, để nhân dân chọn mặt gửi vàng, bầu ra những người thực sự có tài, có đức đảm đương được nhiệm vụ lịch sử sắp tới. Có như vậy ngày 19/5/2002 tới mới thực sự là ngày hội của quần chúng.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Ta thừa và thiếu những gì?

    29/08/2019Đỗ Hoàng GiangChúng ta rất cần cù lao động nhưng nhiều khi sinh ra tâm lý thích hưởng thụ. Phải thừa nhận rằng tinh thần ham làm chịu khó của dân ta đáng khâm phục, vừa làm nhà nước vừa làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập...
  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Vốn xã hội: Gây vốn từ đâu?

    27/07/2015Nguyễn Ngọc BíchỞ đây xin nêu nên một yếu tố gây dựng vốn xã hội khác quan trọng hơn so với luật pháp. Yếu tố tôi nêu lên ở đây là đạo đức...
  • Tuổi trẻ đang bị …tấn công

    09/02/2015Nguyễn Trung DânCái cảm giác như đang có luồng sóng ngầm sắp trở nên sóng dữ, sóng ác nhấn chìm tất cả cái đẹp đẽ, hy vọng, tương lai của giới trẻ với lối sống rất đáng quan ngại lo âu trong những ngôi nhà của chúng ta. Từ giáo dục cho đến nếp sống xã hội, các chuẩn mực đạo đức gần như vắng bóng thì lấy gì xây dựng nề nếp gia đình đây?
  • Về sự hình thành nhân cách

    13/11/2014Cao Thu HằngTrên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, bài viết lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống . Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Di chúc

    23/01/2014Có một ông xẩm mù cao tuổi, ngón đàn của ông thật tuyệt diệu, nổi tiếng xa gần. Ông mang theo một đứa bé mù, đi hát rong kiếm sống, lang bạt khắp nơi...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Danh và thực

    12/01/2008Tạ Duy AnhXưa nay có kẻ danh để không “nát với cỏ cây” thường hiếm. Vì hiếm nên qúy. Quý nên được ngưỡng vọng, tôn kính. Giầu có chưa là gì. Quyền thế chưa là cái đinh gì so với danh vọng, danh tiếng. Chính thế mà chữ danh luôn luôn là nỗi khao khát đầy mầu sắc bi kịch của biết bao người. Có cả muôn vạn cách để lưu danh ở đời. Nhưng có lẽ cái cách mà nhiều người tìm đến nhất là học...
  • Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay

    29/07/2007Nguyễn Văn PhúcChủ động xây dựngnền đạo đức mớilà một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Bài viết trêncơ sở phân tíchmột cách khách quan sự biếnđộng củađạo đức trongđiều kiện kinh tế thị trường,đã luận chứng một số giải pháp căn bản tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức mới...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • Gia phong thời hội nhập

    14/02/2007GS Lê Văn Lan100năm trước, bấy giờ là đầu thế kỷ 20. Đất nước, dân tộc và văn hoá của chúng ta, lúc bấy giờ diễn ra một cuộc vận động/và phong trào/lớn tiếng/ tên là "Duy Tân"...
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • xem toàn bộ