Văn hoá và... “văn hoá”

01:09 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Mười Hai, 2006

Tôi xin mở đầu bằng hai kỷ niệm.

Năm 1951 - 52, trong rừng Việt Bắc chống Pháp, cơ quan hậu cần của quân đội ta có một cộng tác viên rất đặc biệt, mà mấy anh em văn hoá - văn nghệ chúng tôi không biết tên, chỉ thấy mọi người cung kính gọi bằng họ, là bác Vi. Một cụ già quắc thước, sắc sảo, ăn lương tiểu đoàn trưởng tuy chỉ ngồi một chỗ, dịch sách chữ Hán cho quân đội. Về ngoại hình, từ vóc dáng đến đôi mắt, vầng trán đến chòm râu thưa, bác Vi giống Bác Hồ đến nỗi ai mới gặp cũng lầm, và mỗi lần Tổng cục mở hội nghị lớn, bác Vi phải tránh lộ mặt trước các cán bộ trung - cao từ các địa phương lên họp. Nhưng kỳ diệu hơn nữa, là tài năng khác thường của cụ. Một dịp nào khác, tôi sẽ phải thuật lại những câu chuyện nghe như huyền thoại về cuộc đời bôn ba cách mạng của bác Vi, nhưng ở đây chỉ xin kể ngắn câu chuyện bác Vị học vẽ thuỷ mặc. Bác kể: … “Cầy cục mãi, tớ mới xin được chân học việc với một ông thầy Tàu. Mùa đông tuyết trắng, chỉ còng lưng đun nước pha trà mài mực, rồi trố mắt xem thầy múa bút như phù thuỷ vẽ bùa. Lâu quá, mãi rồi sắp nản, thì một hôm đẹp trời, thầy gọi ra cho làm bài tập vỡ lòng. Trên mặt bàn dài căng sẵn một tờ giấy tuyên chỉ, thứ giấy vẽ trắng bong, hút nước như bấc. Hí hửng nghe đề bài, đơn giản đến nực cười: vạch một đường thẳng lên tờ giấy. Nhưng khi thầy đưa ra mấy yêu cầu thì không cười được nữa. Một không được chạm tay xuống mặt giấy, dù là đầu ngón út. Hai, nét vẽ phải thẳng căng như sợi chỉ, không được run, không được cong, không được toè, không được đứt. Ba, kéo bút liền mạch một hơi, không ngập ngừng, từ lúc bút chạm giấy đến lúc nhấc lên!... Các cậu hiểu chứ? Tớ ì ạch đánh vật với bài suốt ba tháng, phá của thầy một đống giấy vứt đi, rồi đành vái thầy, xin đi học nghề khác!".

Quốc họa Trung Hoa là thế. Vẽ nhanh loang loáng, có khi chỉ nửa giờ xong tranh, kể cả đề lạc khoản. Nhưng để có cái nửa giờ xuất thần ấy, phải qua nhiều năm ròng rã tu dưỡng, cảm khái, tư duy và luyện bút không nghỉ.

Kỷ niệm thứ hai, là “mâu thuẫn âm lượng” giữa bố con tôi.

Cách đây một phần tư thế kỷ, tôi với cậu con trai từng đối đầu nhau quanh núm volume của bộ tăng âm. Bố nghe nhạc cổ điển ở nấc 2, nấc 3. Con nghe nhạc trẻ mở nấc 8, nấc 9, rung cả cửa kính. Thời ấy miền Bắc còn thịnh băng cối qua giàn AKAI hay TEAC khuân từ Sài Gòn ra, với cặp loa thùng PIONEER nặng hơn cối đá. Bố nghe Chopin, Mozart hay Verdi, con nghe Beatles, ABBA, Pink Floyd… Nay thì ơn trời, con tôi trung niên tròn bốn mươi tuổi, từ thành phố Hồ Chí Minh ra chơi đã biết ôm ra tặng bố hàng chồng đĩa CD Classic Meditationloại “gin” của Đức và Mỹ, và “sám hối” tâm tình: “Đã lâu lắm rồi, con không chịu được Heavy metallnữa bố ạ. Con vẫn chưa thật hiểu nhạc cổ điển, nhưng bắt đầu cảm thấy phẩmchất đặc biệt, khác xa. Con đánh dấu mấy bài tự chọn, để bố nhận định lại thẩm âm của con… “Tôi giở ra xem, thở phào khi thấy “cậu cả” đã biết nghe Tiếng hát nàng Solveigcủa Grieg, Sérénatacủa Toselli hay Truyện kể của Hoffmanncủa Offenbach…Mừng hơn nữa, cậu chàng đã vươn được lên tầm văn hoá đích thực giữa cảnh sôi động xô bồ, nơi mà từ sản xuất kinh doanh đến ăn chơi xả láng kiểu Mỹ đều đi trước và đi xa hơn thủ đô văn hiến. Hơn nữa, thằng cháu nội choai choai trung học của tôi cũng được bố nó kín đáo hướng dẫn để biết tự chọn thứ nhạc đáng nghe, không phí thì giờ vào chát, mà cũng không chạy theo các gu top hitthời thượng. Dù trường hợp của con tôi không phải duy nhất hay quá hiếm, song chắc hẳn cũng không đại diện cho thị hiếu số đông tuổi trẻ bây giờ. Nhịp cầu mỹ cảm không đến nỗi gãy giữa các thế hệ, hoá ra cũng mất hai mươi năm trải nghiệm thực tế thoát khỏi những cám dỗ xu thời.

Tôi thuộc lớp người hoài cổ, nuối tiếc những giá trị nhân văn đã soi rọi đường đời. Như Vang bóng một thờiChùa Đàncủa Nguyễn Tuân. Như Nhà thờ Đức Bàở tuổi thơ, chăm chút ngồi xem ông ngoại tỉa những dò thuỷ tiên trắng muốt. Tôi “trót” thấm thứ văn hoá chắt lọc, thanh tao của Hà Nội cũ, vâng, có bị chê trách là gu “tầng lớp trên” cũng cứ tự hào.

Quá khứ văn hoá có trở lại được không, quá khứ văn hoá không việc gì phải “trở lại”, nhưng thích nghi, dịch chuyển và tiếp biến liền mạch sang hiện tại và cả tương lai. Hình thái có thể khác, nhưng tinh hoa không mai một. Ngót hai trăm năm sau khi Beethoven qua đời, khúc Âu ca niềm vui trong chương kết Giao hưởng số 9của ông vẫn được Hollywood khai thác đắc địa vào phim đương đại, và mới đây thôi, giai điệu giản dị và bất hủ ấy lại được dành cho Triệu Vi bày tỏ niềm vui trong phim truyền hình Tân dòng sông ly biệt của Trung Hoa…Hơn năm thế kỷ sau khi bị xử chém oan khiên, Nguyễn Trãi sống lại dõng dạc, sững sững qua pho tiểu thuyết đồ sộ Vạn Xuân - kết qủa bảy năm tâm huyết của nhà văn nữ người Pháp Yveline Féray, một người không biết tiếng Việt, chữ Hán, chữ Nôm. Một kiệt tác trên văn đàn Pháp đương đại, mà nhà văn hoá lớn Trần Bạch Đằng hết lời ca ngợi, với niềm mặc cảm dân tộc là … khúc sử thi bi tráng thời Trần ấy lại không do một ngòi bút Việt Nam viết ra! Mười năm sau quyển Vạn Xuân, Yveline Féray cho in tiếp cuốn tiểu thuyết giàu hư cấu về Hải Thượng Lãn Ông lên kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Bà gửi tặng sách cho tôi, kèm lá thư thổ lộ rằng bà phải mất mấy năm để “hồi phục tinh thần” sau khi dốc kiệt lửa sáng tạo vào vĩ nhân Nguyễn Trãi…Vậy mà Yveline Féray không đoạt kỷ lục “viết lâu” vì đã có một ông bạn bút già của người Pháp, dành hẳn hơn hai mươi năm chuyển thể thiên đại sử thi ấn Độ Marabharata thành kịch bản sân khấu, trình diễn nhiều buổi tới mấy tiếng đồng hồ…

Đó là những biểu hiện đa dạng của văn hoá chiều sâu, văn hoá tâm huyết tràn trề thanh khí nhân văn, tạo nên những nhân cách lớn, qua vô vàn dẫn dụ trong biên niên sử của các dân tộc, các thời đại.

*
* *

Đối mặt, thậm chí đối đầu với nền văn hoá ấy, là nền văn hoá ào ạt tràn vào các châu lục hôm nay, có thể gọi không quá lời là “văn hoá tiêu dùng”, “văn hoá tranh thủ” được hưởng ứng rầm rộ, coi là cập nhật, phù hợp với thời đại, chứ không “lề mề” và quá lao tâm khổ tứ như văn hoá “kiểu cũ”.

Lập luận logíc “sinh hoạt vật chất thế nào, tất có mỹ cảm thế ấy” hoàn toàn đúng. Nhưng chỉ đúng khi con người chưa đủ trí tuệ và tài năng tự giải phóng khỏi miếng cơm manh áo. Xã hội phát triển cao, thì sự phân biệt giàu - nghèo về trí tuệ. Bởi trí tuệ và mỹ cảm gồm những giá trị độc lập, cao hơn cơm áo gạo tiền. Ra đường hôm nay, dễ dàng bắt gặp những bộ mặt lỗ mãng bặm trợn phóng Spacy vọt ra cửa biệt thự chóp nhọn, những ông chủ làm ăn phát đạt choãi chân trên vỉa hè, văng tục vào… điện thoại di động, những thanh niên ngực áo in chữ “Kiss me” và cả “Harvard Univesity”, chỉ trỏ một nhà văn hoá già yếu đi qua, bình luận: “Chữ nghĩa đầy bồ đấy, mẹ, xe đạp tòng tọc, mẹ, ăn cái giải gì!”, rồi cười hô hố kéo nhau vào quán karaoke… Cái gì thấp, cái gì cao, và ai giàu ai nghèo ở đây vậy?

Văn hoá vốn là biểu hiện tốt đẹp nhất của nhân cách, là phẩm chất tích luỹ dài lâu mới có. Còn nghệ thuật? Sáng tạo nghệ thuật - cũng như phát minh khoa học, chính là biểu hiện cao nhất, khó nhất và đáng tự hào nhất của mỗi con người, không đồng đều. Còn lại, năng lực tiềm ẩn mà ai cũng có, chỉ có luyện rèn tích luỹ mới hy vọng tạo nên công quả gì đó đáng kể. Tích luỹ ấy chính là sự học. Học suốt đời để tự nâng cao hiểu biết, mở rộng khả năng, đóng góp tài trí, chứ đâu phải để khoe mẽ mảnh bằng, dù là chứng chỉ đích thực, không nói đến những học hàm học vị mua bán như mớ rau giữa chợ. Vì thế, nếu hiểu văn hoá là quá trình phấn đấu sáng tạo của con người để tự vươn lên mãi, ắt phải dứt khoát gạt bỏ mọi giá trị ảo.

Phải nhấn rất mạnh khái niệm tích luỹ, để khẳng định rằng quá trình tích luỹ không thể chóng vánh. Tích luỹ phải trả giá bằng thời gian, không thể sốt ruột, đi tắt, nhảy cóc, đốt cháy giai đoạn. Tuổi trẻ ngày nay có lợi thế hơn hẳn lớp già, bởi được lớn lên trong thời đại diệu kỳ của tin học. Nhiều bộ óc trẻ đang tỏa sáng qua dàn vi tính, khẳng định những thành tựu bước đầu đầy hứa hẹn và triển vọng. Một số ít khác tuy chưa chiếm lĩnh được tầm cao, song đã nhạy bén và không ngoan, biết lấy internet làm nguồn cập nhật thông tin, thu nạp kiến thức, trau dồi vốn liếng trí tuệ… Song, điều ai cũng biết, là internet không chỉ có mặt hay mặt tốt. Trong khi các bạn trẻ nói trên hợp thành lực lượng tích cực, nền tảng trở thành chủ nhân gánh vác tương lai đất nước, thì cũng không thiếu gì thanh niên nam nữ quanh ta phung phí thời gian vào việc tán gẫu (chatting) trên các sạp chợ internet, và qua chattừng hứng lấy những hậu quả đáng buồn. Chính mặt trái của mạng internet cũng đã và đang gây ra không ít bi kịch cho lớp trẻ quen sống buông thả, bằng cách nhồi thêm độc tố văn hoá vào những cái đầu non trẻ nhẹ dạ hôm nay.

Mặt khác, trong số tri thức trẻ khai thác trên internet để tự trau dồi, cũng có người quên rằng internet chỉ có thể là nguồn thông tin nhanh, nhạy nhưng rút gọn,trong khi chính văn hóađọc mới là đại dương kiến thức tầm sâu.Đơn giản là, nếu internet (cùng với công nghệ nghe - nhìn) thay thế được văn hóa đọc, thì các thư viện, các nhà xuất bản tại các cường quốc tin học đều theo nhau đóng cửa hết, song thực tế đang diễn biến ngược lại. Tôi dám khẳng định lại ở đây một ý kiến đã nói từ ba năm trước, rằng hiệu sách ở Mỹ thật sự là một siêu thị trí tuệ,nơi người ham học đã vào thì không muốn ra. Còn điều kiện nào lý tưởng hơn để đọc (tức là tự học) khi có sẵn bàn ghế, ánh sáng tiện nghi giữa một rừng sách, thích quyển nào tôi ra quyển ấy, ngồi từ sáng đến chiều chẳng ai đến quấy rầy,dù bằng một câu hỏi ngắn. Đọc xong bỏ cả đống sách trên bàn, cứ thế ra về, cũng chẳng thấy nhân viên nào ra trách móc nửa lời (tất nhiên nếu bạn “quên” chưa trả tiền mà đã cầm theo một quyển dù nhỏ, thì chuông báo động reng ngay). Hiệu sách ở Mỹ là như thế.

Cái thú đọc sách xuất hiện từ thời cổ Hy Lạp, Trung Hoa, ấn Độ cho đến ngày nay, lưu truyền suốt mấy nghìn năm, xem ra đến Việt Nam thời mở cửa đã nhạt nhòa đi nhiều, nhất là trong đám thanh niên ăn chơi dông dài.

Ta có thể thắp hương xin phép cụ Tú Xương mà than rằng:

Đạo đọc đời nay đã chán rồi.
Mười người không đọc, chín người chơi...

Quả thế, vì đọc sách thì còn đâu thì giờ mà nhậu nhẹt, karaoke, đua xe, hút hít, chích và chát,chưa nói chuyện bồ bịch và... sinh sản vị thành niên.

Thật ra, không phải thế hệ trẻ “dấy lên” phong trào “văn hóa ăn liền”. Họ cũng chỉ là nạn nhân. Mà cũng chẳng phải đợi đến kỷ nguyên tin học, con người mới bập vào văn hóa vội vàng.Đầu têu châm ngòi cho văn hóa cao tốc, chính là giới kinh doanh văn hóa,từ những năm 50-60 của thế kỷ trước đã chế tạo những sản phẩm văn hóa ăn nhanh(cultural fastfood) dưới dạng sách khổ nhỏ bỏ túi, tóm lượcnhững kiệt tác văn học thế giới, Hugo, Tolstoi, Dumas, Thackeray, Dickens đến Goethe... “Văn hóa rút gọn” xem nhanh ấy vứt bỏ văn chương, chỉ cốt thuật chuyện, nhằm vào đông đảo những kẻ bon chen kinh tế mà vẫn muốn được tiếng là không sao lãng văn hóa. Nó cũng na ná như phần lớn phim truyền hình của ta thời nay, phớt lờ mỹ cảm bố cục, dàn dựng, tạo hình, vứt bỏ kinh tế trong lời thoại và diễn xuất, chỉ cần kể chuyện lan man như loại tranh truyện động hình - sản phẩm biện chứng của nền kinh tế cạnh tranh vì lợi nhuận tối đa, đẩy dân chúng vào dòng xoáy tăng tốc không gì hãm nổi, theo quỹ đạo tỏa nở xoáy ốc. Và cũng như ô nhiễm sinh thái vật chất, khi ô nhiễm sinh thái tinh thần được nhận thức rõ nét thì đã quá muộn. Trên toàn thế giới, tiện nghi hưởng thụ vật chất tiếp tục đánh đổi lấy cái gì đó từa tựa như cuộc tự hủy kéo dài của nhân phẩm và nhân cách.

*

* *

Hãy thừa nhận rằng thứ văn hóa vội vàng thời nay rất hợp với số đông. Mà dân trí càng thấp, sự hưởng ứng càng rầm rộ. Tạm gác mỹ từ “thưởng ngoạn” sang bên, để nói rằng việc tiêu dùngnhững văn hóa phẩm cao tốc không cần đòi hỏi mỹ cảm, trí tuệ gì nhiều. Trong văn hóa chợmà nói đến “chân - thiện - mỹ” nhắc tới “dân tộc và hiện đại”, “truyền thống và bản sắc”, thậm chí đến chính khái niệm văn hóa,đều ít nhiều gượng ép, lạc lõng, thậm chí khôi hài, mai mỉa. Đám đông cần giải tỏa thần kinh sau mỗi giành giật cật lực về kinh tế, hơn là... vươn lên (hơn nữa, trong đám đông ấy, không ít người hiểu “vươn lên” đồng nghĩa với phát tài phát lộc).

Tình hình trên đang diễn biến toàn cầu. Nhưng mỗi vùng đều có nét dị biệt. Chẳng hạn, các nước phát triển có thể song song đáp ứng cả những nhu cầu văn hóa đích thực tầm cao... dành cho người giàu,trong khi các nước nghèo chỉ có thể lựa chọn một phía, là văn hóa chợ (dán cái nhãn sạch sẽ là “văn hóa phổ thông”), bởi con ma sĩ diện giấu dốt, và thói lười biếng ngại khó ám ảnh, che khuất mục tiêu phấn đấu nên người. Lời nhắn bảo của cổ nhân thật đúng trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật: Quý hồ tinh, bất quý hồ đa.Mà chắc sẽ còn đúng mãi mãi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa học

    14/12/2017Đỗ Minh HợpPhải chăng chủ nghĩa hiện sinh thật sự như là nó được hiểu trong các tài liệu viết về nó? Phải chăng nó đã thật sự thuộc về dĩ vãng? Và, cuối cùng, việc nghiên cứu hiện thời về chủ nghĩa hiện sinh liệu còn có ý nghĩa gì nữa không? Đối với tôi, chủ nghĩa hiện sinh chưa chết, hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây.
    ...phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Thế động của văn hóa

    03/11/2014Trần Kiêm ĐoànKhi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Lại chuyện văn hoá từ chức

    04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
  • Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc

    01/01/1900Nguyễn Bình YênSo với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như TrungQuốc, Ấn Độ và một số nước TâyÂu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trò chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

    01/01/1900Tô Huy RứaLà ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...
  • Một cách nghĩ về văn hóa

    06/11/2006Vũ Duy ThôngĐã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động.
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người

    29/10/2006Hồ Sĩ VịnhVào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người

    09/11/2006Nguyễn Văn HuyênVăn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, nhẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình...
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • Các lý thuyết mới về văn hóa

    01/09/2006Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa. Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên...
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Văn hoá học là gì?

    02/07/2006A. Ia. Phlier (Từ Thị Loan dịch)Văn hoá học là khoa học hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn, như một chức năng đặc biệt và như tính tình thái của tồn tại con người...
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Văn hóa

    22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Từ nghiên cứu văn minh đến văn học

    19/04/2006Phạm Khiêm ÍchChúng ta đang sống trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử nhân loại - thời kỳ xã hội loài người biến đổi từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp. Trong bối cảnh chung của nền văn minh thế giới, các nền văn minh khu vực và dân tộc đang phát triển mạnh mẽ, trải qua những biến động dữ dội...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Xây dựng chính sách văn hóa cần cụ thể và thiết thực

    24/02/2006Nguyễn HòaTừ luận điểm “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” của Đại hội IX đến luận điểm: “phát triển văn hóa để thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội” của Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội X, có thể thấy một vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam trong những năm tháng trước mắt là yêu cầu về tính cụ thể và thiết thực...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

    28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ