Vài cảm nhận về thời đại

07:36 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Mười Một, 2010
Những đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào? Bài viết này mong góp một số ý kiến có tính cá nhân cho hai câu hỏi trên.

Thế giới ngày càng trở nên động hơn đến mức “mọi thứ đều có thể”.
Có thể cái tiến bộ ngày hôm qua hôm nay đã không còn thích hợp nữa và ngày mai trở nên lạc hậu. Trong phương diện tri thức, những hệ thuyết mới liên tục ra đời để hoàn thiện và thay thế các hệ thuyết cũ, và qua đó mở rộng kho tàng tri thức nhân loại. Trong phương diện kinh tế và xã hội, mỗi phương thức tổ chức đời sống kinh tế - xã hội đều có những ưu, nhược điểm nhất định, và vì vậy sự thịnh suy của mỗi phương thức được quyết định bằng khả năng thích nghi của chúng trước những biến chuyển của thời cuộc. Lý thuyết về các hệ phức hợp (complexities) chỉ ra rằng không tồn tại

Cần phải có một “bậc tự do” và độ linh hoạt nhất định để tạo ra không gian cho việc học tập, rút kinh nghiệm thông qua những thử nghiệm đổi mới tư duy và chính sách.

những nguyên lý tất định, bất di bất dịch trong các hệ điều khiển phức hợp động. Điều này có ít nhất hai hệ quả đối với việc tổ chức kinh tế và xã hội. Thứ nhất, mọi kế hoạch hay chương trình phát triển kinh tế, xã hội chỉ nên có tính định hướng mà không nên tự trói chặt mình vào những chỉ tiêu định lượng duy ý chí và cứng nhắc. Thứ hai, khả năng thích nghi trong một môi trường năng động thông qua học tập là yếu tố then chốt cho sự thành công. Thử và sai là hệ quả tất yếu của nguyên lý này. Như thế có nghĩa là cần phải có một “bậc tự do” và độ linh hoạt nhất định để tạo ra không gian cho việc học tập, rút kinh nghiệm thông qua những thử nghiệm đổi mới tư duy và chính sách.

Không thể lãng quên những phần tử mịn hơn, động hơn của thế giới vi mô. Mịn hơn và động hơn là một đặc trưng lớn không chỉ của khoa học tự nhiên mà cũng là của khoa học xã hội nữa. Đáng tiếc là ở Việt Nam, mỗi khi nói tới hai chữ “khoa học” thì người ta lập tức nghĩ ngay tới khoa học tự nhiên và công nghệ mà quên bẵng khoa học xã hội, vốn là cơ sở cho sự phát triển tri thức về con người và về xã hội loài người.

Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đồng thời với sự phân cực của thế giới. Sau chiến tranh lạnh, thế giới đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại vì lợi ích chung của các quốc gia. Và một cách tất yếu, thế giới cũng đang trong quá trình chuyển tiếp từ một thế giới tựa lưỡng cực (quasi bipolar) sang đa cực. Những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền

Một khi thế giới còn bị thống trị bởi những tư tưởng đại loại như “hoặc là bạn hoặc là kẻ thù của nước Mỹ” thì không bao giờ có hòa bình và thịnh vượng trong thế giới này.

thông cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông đã và sẽ còn góp phần to lớn trong việc thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian giữa các quốc gia và khu vực. Điều này góp phần thực thi ý tưởng về một xã hội toàn cầu. Đứng trên góc độ kinh tế, chúng ta nhận thấy một thực tế rõ rệt là sự xích lại gần nhau của hai thái cực: Nhà nước của nhiều nước TBCN với những chương trình phúc lợi ngày càng mở rộng như trợ cấp y tế và giáo dục, quỹ viện trợ cho người nghèo và khuyết tật v.v. Ở cực kia, các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường với hiệu quả cao hơn, trong đó Việt Nam và Trung Quốc là hai ví dụ điển hình. Tuy nhiên, hạt nhân còn thiếu trong nền kinh tế toàn cầu này là một tinh thần tương thân tương ái, một lý tưởng kiến thiết thế giới đại đồng trên cơ sở bình đẳng và thực sự tôn trọng quyền tự do lựa chọn của nhau. Một khi thế giới còn bị thống trị bởi những tư tưởng đại loại như “hoặc là bạn hoặc là kẻ thù của nước Mỹ” thì không bao giờ có hòa bình và thịnh vượng trong thế giới này.

Sự hình thành một nền văn hóa và tri thức toàn cầu. Trong tiến trình này, mỗi quốc gia có cơ hội tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa và tri thức của mình. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cần có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa, coi đó là đóng góp to lớn cho kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Nói một cách ngắn gọn: “hòa nhưng không đồng” nên được coi là phương châm của hội nhập.

Hình ảnh của người “công dân toàn cầu” sẽ như thế nào?

Điều cơ bản đầu tiên là họ phải là chính mình trước khi họ tích hợp các yếu tố tích cực của các nền văn hóa khác. Họ là những người có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một trong các ngoại ngữ chính: Anh, Trung và Pháp. Họ liên tục cập nhật những tri thức mới của nhân loại, coi đó là một hoạt động tự giác và quá trình khám phá năng lực của bản thân. Họ là những người có một cái nhìn toàn cầu với ý thức rằng họ là không chỉ là người dân của một quốc gia cá biệt, mà họ còn là công dân của một thế giới rộng lớn hơn nhiều. Với cách nhìn nhận này, họ dễ tiếp thu và cởi mở hơn với những điều mới lạ. Hơn thế, họ cũng ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng lớn hơn này.
Nói tóm lại, những người công dân toàn cầu này có khả năng tư duy và nói bằng thứ “ngôn ngữ” của toàn cầu, nhưng với “sắc điệu” của riêng họ.

Sự phát triển của con người và của cộng đồng được đo lường bằng mức độ tự do một cách toàn diện của con người. Và trong quá trình hướng tới mục đích này, những giá trị về dân chủ và thị trường đã trở thành những giá trị phổ quát của nhân loại.

Nền kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu của thời đại. Trong thế kỷ 20, chúng ta đã từng biết đến nền kinh tế thị trường, nền kinh tế kế hoạch và nền kinh tế hỗn hợp với những công cụ phân phối đặc trưng và phương thức giải quyết các vấn đề kinh tế của chúng. Tiêu điểm của nền kinh tế tri thức, không giống các loại hình kinh tế trên, nhấn mạnh vào động lực phát triển của của xã hội trong thời đại mới. Nền kinh tế hiện đại không chỉ được xây dựng trên cơ sở tài sản vật chất và nguồn nhân lực mà quan trọng hơn phải được đặt nền móng ở khả năng học tập, tiếp thu và thích nghi của mọi thành viên của nó nhằm để thích ứng với môi trường toàn cầu liên tục phát triển và đầy biến động. Thách thức lớn nhất của nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam trong điều kiện hiện nay là do khoảng cách tri thức và trình độ phát triển cộng nghệ thông tin ở phạm vi đại chúng của chúng ta so với mặt bằng chung còn rất thấp; thêm vào đó với hạn chế về nguồn tài chính, nguy cơ tiếp tục tụt hậu nhanh hơn và xa hơn là hoàn toàn hiện thực.

Thế giới sẽ đi về đâu? Có lẽ sẽ không thể có câu trả lời đích xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra thế giới và xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại thì dường như toàn thể loài người không phân biệt khu vực địa lý, màu da, tiếng nói đều đang tiến về một hướng đích chung, đó là phấn đấu cho sự phát triển của con người và của cộng đồng, mà theo Amartya Sen, giáo sư được giải Nobel của trường Trinity College (thuộc đại học Cambridge) thì sự phát triển này lại được đo lường bằng mức độ tự do một cách toàn diện của con người. Và trong quá trình hướng tới mục đích này, những giá trị về dân chủ và thị trường đã trở thành những giá trị phổ quát của nhân loại.

Thế giới đang vận động với gia tốc tăng trưởng theo cấp số nhân. Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội hiếm có để bắt kịp với thế giới và hòa vào dòng chảy của thời đại. Trong nỗ lực này của đất nước, niềm tin và sức mạnh của dân tộc nằm ở tiềm năng của mỗi người dân Việt Nam, trong đó đội ngũ trí thức trẻ phải đảm đương vị trí tiên phong. Tương lai của đất nước phần lớn phụ thuộc vào ý chí, tinh thần, và trí tuệ của những trí thức trẻ này.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Một số vấn đề triết lý hiện đại

    28/12/2015Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác...
  • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

    07/01/2006Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia...vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau
  • Quan điểm Macxit về thời đại và đặc trưng của thời đại hiện nay

    26/12/2005Thời đại mà những người Mácxít nói đến, là một khái niệm chính trị, là sự khái quát chiến lược ở tầng nấc cao nhất về tiến trình phát triển và xu thế cơ bản của thế giới. Về mặt thời gian, nó chỉ một giai đoạn tương đối dài trong tiến trình phát triển lịch sử thế giới. Về mặt không gian, nó lấy đặc trưng phát triển xã hội của đại đa số quốc gia và khu vực trong phạm vi toàn thế giới làm căn cứ. Về mặt nội dung, nó là sự khái quát bản chất về các mâu thuẫn và vấn đề của thế giới. Nhìn từ phương hướng phát triển, nó là sự phản ánh cơ bản về tình thế cơ bản của tiến trình lịch sử thế giới...
  • Tản mạn chuyện thời gian

    30/11/2005Phạm Vũ Lửa HạKhi tạo ra những công cụ nhân tạo để đo lường thời gian, chúng ta định hình kinh nghiệm của mình về thời gian. Thời gian có ý nghĩa không chỉ với từng cá nhân mà còn đối với các tập thể hay các nền văn hóa....
  • Tương lai

    28/11/2005Trần Cao Dũng
    Tương lai sẽ đi về đâu? Con người sẽ sống ra sao khi chỉ có trí óc tưởng tượng bị giới hạn? Mọi thứ không ngừng thay đổi. Thời gian trôi đi một cách chóng mặt và nhân loại như đang chạy đua với nó. Kẻ nào sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vô hình này? ...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • xem toàn bộ