Ứng xử với thông tin

12:36 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Mười Một, 2015

Khái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay.

Có những tin tức mà chúng ta muốn bí mật hóa nhưng sự bùng nổ của Internet lại khiến nó bị công khai hóa. Thậm chí trong rất nhiều trường hợp sự công khai hóa luôn đi kèm với xu thế đẩy tin tức ra xa bản chất của nó. Nghĩa là tin tức bị biến dạng, bị nói phóng lên, nói khác đi nhằm một dụng ý xấu nào đó.

Lúc ấy, giá như chúng ta không bí mật, giá như chúng ta cũng công khai hóa thông tin thì những công dân IT (và chắc chắn là cả những đối tượng khác) sẽ có một nhận thức khác. Hoặc chí ít trong họ sẽ nảy sinh một so sánh: cùng một sự kiện, trong hai luồng tin đang được phát tán kia, luồng nào đúng, luồng nào sai? Lúc ấy họ sẽ nhìn vào cuộc sống để tìm câu trả lời đích thực, nghĩa là “thông tin bị biến dạng” mà kẻ nào đó lợi dụng sẽ bị hạn chế “tính tác động” ở mức thấp nhất.

Mặt khác, trong cuộc sống những cái bị che giấu luôn khiến người ta cố sức tìm kiếm. Bởi vì người ta sẽ đặt ra nghi vấn: chắc phải có gì mờ ám lắm thì mới che giấu (?). Trong thế giới mạng, qua một nguồn nào đó người ta sẽ chạm tới cái bị che giấu. Và cái nguồn ấy, vô hình trung lại trở thành “nguồn phát ngôn” duy nhất của thông tin bị che giấu kia. Lúc này tác hại, sự nguy hiểm mà cái nguồn duy nhất đó gây ra như thế nào là điều ai cũng có thể đoán biết.

Trong xã hội hôm nay, khi chúng ta cố tình bí mật hóa một thông tin có nghĩa là chúng ta đã tự chặt đứt một cánh quân trong trận tuyến thông tin của mình. Hiển nhiên không phải mọi thứ đều có thể công khai hóa. Nhưng trong phạm vi có thể, hãy mở rộng tính công khai, minh bạch thông tin ở mức tối đa. Đó chính là cách ứng xử khôn ngoan nhất trong cái xã hội thông tin hết sức nhạy bén này.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ếch ngồi đáy giếng…

    01/12/2018Trần NguyênCó siêu hình không nếu coi Internet như "một phần không thể thiếu của cuộc sống"? Có không tưởng chăng nếu coi việc có tri thức đã là tận cùng? Với một xã hội như của chúng ta hiện nay?
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Những cơ sở cho việc kiểm duyệt

    07/02/2006Cuộc tranh luận về vấn đề kiểm duyệt đã có từ thời xa xưa và đến nay vẫn còn tiếp diễn. Đây là một câu hỏi khó khăn và tế nhị, như tất cả những câu hỏi liên quan đến quyền kiểm soát chính thức đối với những vấn đề tác động đến đạo đức công chúng...
  • Đả đảo “chủ nghĩa lạc quan về một thời đại hoàng kim”

    07/02/2006Sophie BoukhariNhững kẻ ca ngợi “nền kinh tế mới” đang vấp phải sự phản bác ác liệt của những chuyên gia kỳ cựu, đứng đầu là Paul Krugman - nhà kinh tế học của MIT...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • xem toàn bộ