Ung bướu cần cắt bỏ

04:37 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Mười Một, 2005

Sinh thời, NGND Nguyễn Lân đã phát biểu: "Cấm tiệt cái việc dạy thêm". Ông phản đối, lên án kịch liệt tình trạng in ấn xuất bản quá nhiều sách "ăn theo" SGK đưa vào nhà trường nhất là sách toán, văn, tiếng Việt ở bậc tiểu học.Kẻ ăn không hết...
Bộ GDĐT có chỉ thị số 15/CT về việc dạy thêm, học thêm, song đi vào cuộc sống, chỉ thị này không được thực hiện mà nó lại bị lợi dụng để hợp pháp hoá việc dạy thêm tràn lan. Chỉ thị cho phép bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, cho dạy thêm nhóm học sinh 5-6 em, cho dạy thêm học sinh cuối cấp đi thi đã làm cho việc dạy thêm phát triển như một phản ứng dây chuyền.

Từ một lớp, người ta có thể chia thành 2 lớp nhỏ: Lớp học sinh khá, lớp học sinh kém để dạy thêm. Rồi từ các lớp nhỏ người ta lại chia thành các nhóm để dạy thêm ở nhà học sinh, hay nhà của giáo viên.

Trong khi các môn học để đi thi học thêm tràn lan, có trường đã cắt bớt cả giờ chính khoá phân phối theo chương trình của bộ, của sở những môn giáo dục thể chất, giáo dục công dân. Giáo dục thể chất ở THPT 2 tiết/tuần chỉ còn 1 tiết/tuần, giáo dục công dân 1,5 tiết/tuần chỉ còn 1 tiết/tuần.

Việc cắt tiết học nội khoá nói trên còn ảnh hưởng đến thu nhập của giáo viên trường ngoài công lập vì lương của họ được trả theo giờ dạy. Cùng trong một trường, giáo viên dạy toán, lý, hoá, ngoại ngữ thì dạy cả sáng, chiều, tối, ngày nghỉ... giáo viên dạy công dân, kỹ thuật, thể chất thì chẳng có dạy thêm, dạy chính khoá cũng bị cắt xén giờ lên lớp, đúng là kẻ ăn không hết, người lần không ra...

Ba tác hại
1.
Dạy thêm, học thêm tràn lan đã phá vỡ giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi nhẹ về giáo dục chính trị, đạo đức, giáo dục thể chất. Điểm thi môn sử vào các trường đại học vừa qua là một ví dụ đáng báo động.

2. Một nguy cơ lớn nhất là việc dạy thêm, học thêm tràn lan đã phá vỡ phương pháp giảng dạy và học tập khoa học tích cực như học sinh không còn thì giờ học tập cá nhân, tự nghiên cứu, tự học tập, không tiêu hoá được kiến thức, hiểu lơ mơ, nhầm lẫn, khi làm bài kiểm tra thì tìm cách quay cóp, dùng phao khi thi.

Giáo viên thì không còn thời gian để chuẩn bị bài thí nghiệm, thực hành dẫn đến dạy chay, học chay, không ít giáo viên dạy giỏi phải chạy sô, là thợ dạy, không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

3. Việc dạy thêm, học thêm tràn lan đã trở thành một cuộc chạy đua ngày càng quyết liệt của đông đảo cha mẹ học sinh, đặc biệt là những gia đình khá giả. Một bộ phận cha mẹ học sinh khác cũng không muốn cho con em mình phải học thêm như vậy, một mặt vì phải tốn kém tiền của, một mặt lo sức khoẻ cho con nhưng lại sợ con mình thua bè bạn, sợ giáo viên phân biệt đối xử nên cũng phải gồng sức rượt đuổi.

Hậu quả tai hại mà ai cũng thấy là trẻ em bị bệnh về mắt ngày càng nhiều, cong, vẹo cột sống ngày càng tăng, suy nhược về tinh thần, mắc bệnh trầm cảm. Một bộ phận không chịu nổi cách học nặng nề gò bó sinh ra quậy phá, trốn học đua đòi sa ngã vào tệ nạn xã hội, gây án...

Nước ta đã phổ cập giáo dục tiểu học, đang phổ cập giáo dục THCS, giáo dục đại học đã về tới các tỉnh. Hội Khuyến học đang cổ vũ cho việc xây dựng một xã hội học tập. Khi 100% dân cư đến trường thì sự tồn tại và hưng thịnh của một đất nước được quyết định bởi nền giáo dục. Vì vậy phải tìm mọi cách cắt bỏ ung bướu dạy thêm, học thêm tràn làn càng sớm càng tốt.

Theo một đề tài nghiên cứu khoa học về dạy thêm, người ta đã công bố tỉ lệ học sinh học thêm như sau: Tiểu học 96% toán, tiếng Việt; THCS: 98,9% toán, 92,2% ngoại ngữ, 73,3% văn - tiếng Việt; THPT: 98,8% toán, 95,1% lý, 95,1% hoá. Thời gian học thêm: 54,3% học thêm từ 6 đến 15 giờ/tuần; 20,2% học thêm 16 giờ/tuần trở lên.
Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Tại sao phải học thêm?

    29/08/2005Một học sinh lớp 10 Trường THPT Hùng Vương, TP.HCMDạy thêm, học thêm được người lớn chúng ta nói đến nhiều nhưng không giảm. Qua cái nhìn của một học sinh lớp 10, một lần nữa chúng ta không khỏi giật mình khi nghĩ đến việc chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
  • Các giáo sư vẫn “bán” mình!

    15/08/2005Mai Minh (thực hiện)Nổi cộm trong đội ngũ giáo sư (GS) hiện nay, vấn đề lương đã trở thành một bức xúc không thể giải toả. Dư luận thì eo xèo GS có sống bằng lương đâu mà phải kêu! Quả thật, theo một kết luận của Hội đồng chức danh GS nhà nước, thu nhập thấp nhất của một GS cũng cao gấp ít nhất 1,5 đến 3 lần mức lương quy định.
  • Giáo dục là hàng hoá?

    09/07/2005Nguyễn HươngHiện nay có ý kiến cho rằng cốt lõi đổi mới tư duy giáo dục là phải thừa nhận giáo dục là hàng hoá, coi giáo dục là thị trường, không để giáo dục quay lưng với kinh tế thị trường. Quan điểm đó có đúng không? Phải chăng đó là liều thuốc có thể chữa trị các căn bệnh trì trệ, bất cập, tụt hậu của giáo dục như nhiều người mong muốn?
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Để dạy thêm - học thêm tràn lan, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

    10/12/2003Thanh HàThanh tra Giáo dục vừa kết thúc một đợt thanh tra thực trạng dạy thêm học thêm (DTHT) ở 10 tỉnh thành trong cả nước. Từ kết quả đánh giá của năm đoàn thanh tra, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 10-12, ông Trần Bá Giao - phó chánh Thanh tra Giáo dục - cho biết...
  • Khắc phục tình trạng dạy thêm - học thêm

    01/11/2003Chúng ta nhìn xem bức tranh ngành giáo dục ngày nay: THẦY THẦY DẠY THÊM - TRÒ TRÒ PHẢI HỌC THÊM...
  • Cặp học sinh nặng nhất 4,5 kg

    30/10/2003Chiều nay (30/10), tổ "đi cân đột xuất" của Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT đã hoàn tất công việc "cân cặp" trong hai ngày 29 và 30/10 tại một số trường Tiểu học ở Hà Nội . Ông Trần Quốc Thái, quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT cho biết, việc này nằm trong hoạt động kiểm tra toàn bộ chương trình học của học sinh tiểu học để đánh giá mức độ "nặng, nhẹ" trong việc học tập của các em...
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Giáo dục - Lực bất tòng tâm?

    23/08/2003Võ Sư PhạmNhiều điều xã hội kêu ca về chuyện học thường được nghe thanh minh tại lực bất tòng tâm. Rồi ai cũng hiểu ta thừa tâm, chỉ thiếu lực. Lực là tiền, là cơ sở vật chất để thực hiện cái tâm. Còn cái tâm là gì?
  • Tuyên chiến với bệnh thành tích: Ai cần động viên?

    18/08/2003Một câu chuyện ngoài hành lang lớp học: có một giáo viên lớp 5 đã dặn học sinh của mình: "Nếu vào phòng thi mà không làm bài được thì cứ xin đi tiểu để ra ngoài gặp thầy, thầy sẽ giúp cho...” Bé Dương, con của chị Minh, đã nhớ kỹ lời thầy dặn. Trong một buổi thi tốt nghiệp tiểu học, bé đã xin "đi tiểu” đến ba lần để gặp thầy - đang làm giám thị hành lang tại nơi bé thi. Thầy đã giúp bé ba "chiêu” và bé đã... đường hoàng tốt nghiệp tiểu học!
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • Nhà nghề trong nhà trường

    10/02/2003Hàn LongNhìn một cách nào đó, sinh viên vừa là sản phẩm vừa là khách hàng của nhà trường. Vì vậy, nhà trường vừa phải liên tục theo dõi chất lượng sản phẩm, vừa phải ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng.
  • xem toàn bộ