Tùy bút về 'xác ướp và lăng mộ'

11:32 SA @ Thứ Ba - 06 Tháng Giêng, 2015

Tôi thành kính với văn hóa, nhưng muốn bàn về chủ đề này, cố không bị rơi vào ‘mạo phạm’ đối với tập quán của một số xã hội, hoặc bị liên tưởng đến chuyện ‘Vua Chúa ngày xửa ngày nay’…..Tôi luôn duy trì, bảo tồn cách viết khái quát nhưng khơi gợi của mình cùng với tối thiểu việc trích dẫn điển sách…..để tự khai phóng hơn nhưng trách nhiệm hơn với ‘văn mình’…

Thân 'cát bụi trần ai' cần 'hoàn nguyên luân vũ'! Nên các Chính Nhân thành Thánh đều mong được thế!

Tại sao các Đế vương cổ đại của nhiều nước ( như Ai Cập, Trung Hoa…) lại luôn có mong muốn được ướp xác?Sau này còn thấy cho đến thời hiện đại, ở một số nước khác nữa ( thường là các nước chậm tiến hóa, nhưng cùng giống ở chuyên chế ) - nơi đó thực chẳng theo tư tưởng Đạo Phật gì ( thậm chí còn nhuộm sẫm lý luận xa lạ với thuyết đầu thai / siêu thoát / luân hồi ….), nhưng khi đã là ‘kẻ bá vương’ rồi cũng thích ướp xác quàn lăng mộ ?! Chung quy đều có hai lý do cơ bản như sau :


- Sự ích kỷ tột cùng của những kẻ mang ‘quyền lực cao hơn nhân sinh’! Không chỉ muốn cả Thiên hạ vì mình, tuân theo mình mọi chuyện khi còn sống…mà còn có ý chí mạnh mẽ hơn cho đến lức sắp chết, rằng : bằng mọi giá, thể hiện được quyền lực, khát vọng đó mang xuống mồ….Ngoài ra khi sở hữu quyền lực tối thượng như thế, họ còn mơ hồ nhưng mạnh mẽ tâm lý : được tận hưởng mọi thứ tuyệt đỉnh như khi còn sống…

- Những kẻ hậu duệ, tiếp nối quyền lực từ họ như thế, muốn đời đời được củng cố, truyền nối cho con cháu (như Tần Thủy Hoàng muốn đến Tần vạn thế…) nên cũng có nhu cầu nhất thiết phải ướp xác song thân quàn trong lăng mộ càng uy nghi, bề thế, kỳ bí… càng như một biểu tượng mãi mãi với thời gian….hiện hữu, hòng đóng đinh vào tâm thức thiên hạ sự linh thiêng vương gia họ gắn với Trời Đất ( như kim tự tháp Kiop, khổng lồ, nằm giao điểm của xích đạo và kinh độ 0…lỗ nhận ánh sáng hướng về Bắc Đẩu…)


Dù sao thì những Kim tự tháp ở Ai Cập, Tajmaha ở Ấn Độ, lăng mộ Tần Thủy Hoàng thuộc loại vĩ đại bởi : ý tưởng siêu thường, truyền thuyết tuyệt đỉnh, trình độ xây dựng, độc đáo của kiến trúc, với vô số nguồn lực được sử dụng, bí quyết của khoa học, cùng bao nhiêu tinh hoa trí tuệ và lao động bền bỉ của hàng triệu người một thời làm nên…do vậy theo thời gian nó đã trở thành ‘quý’ đến mức là di sản quốc gia….đứng trong danh mục xếp hạng của thế giới về điểm đến du lịch…nên hậu thế không phá bỏ, mà còn tự hào… thành muôn dòng người …đến thăm viếng…đến cầu xin…đến bày tỏ…đến củng cố….đến hoài niệm, đến biểu dương….

Nhưng. ..vạn vật, muôn loài, mọi chúng sinh… được sinh ra từ ‘cát bụi Trần ai’ sau hành trình sống của nó đều phải trở về với ‘hoàn nguyên luân vũ’…là hợp quy luật. .( tìm hiểu kỹ về thuyết siêu thoát, luân hồi…theo Chính Đạo, thì cũng là vậy ) chứ không theo cách ‘bệnh hoạn tư tưởng’ mà ướp xác quàn vĩnh cửu trong lăng mộ như trên… Vì thế những lăng mộ kể cả như thế cũng dần tiếp đóng đinh trong dòng chảy sinh tồn văn hóa, tư tưởng của đất nước đó – đúng như những vua chúa xưa mong thế….Hệ quả gì sẽ nặng nề với tương lai hơn, với khát vọng ‘ướp xác quàn lăng ‘ như thế còn lan đến thời hiện đại vào trong cả cách của dân gian ??? Tôi triển khai viết ra ý tứ của mình từ suy nghĩ như thế…

1. Hãy hình dung kỹ về chuỗi sinh hóa!Một thi thể ( dù ướp tẩm, khâm liệm đến trình độ siêu đẳng đến thế nào ) thì không thể tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn hủy hoại…lại được quàn mãi trong môi trường hẹp, kín, tối……thì sau khi các vi khuẩn đã ‘ăn xác’ thì chúng ăn nhau…đã thế lại sinh sản cực nhanh trong điều kiện như thế….thì sinh ra những thứ cực độc hại đến như thế nào….( chúng ăn thứ xấu, ăn nhau,…thải ra thứ xấu…lại tiếp tục ăn vào thứ xấu đã thải, những xác chết của vi khuẩn khác… Trong khi sự sống bình thường và phát triển thì chuỗi ‘đồng hóa / dị hóa’ phải luôn là sự tiếp nạp tinh hoa, chọn lọc ưu trội, thanh tẩy cặn bã….để tiến hóa …) Nên dễ hiểu rằng khi: bới phải, đụng vào, thâm nhập….nó…hoặc để nó thoát ra môi trường bên ngoài….nhiều người liên quan đều gặp phải phản ứng hủy hoại cực kỳ kinh khủng cho tinh thần và thể chất của họ….đến mức sống sau đó mà ‘bất lường, bất trắc, bất đắc kì tử’ ( y học không giải thích được – là bởi tác động của ổ các vi khuẩn được sinh ra phản tiến hóa như thế ). Khổ thay, chuyện đó lại được một số kẻ ‘vụ lợi xã hội’ diễn giải thêm phần huyền bí…kích thích bao nhiêu người khác ( vốn thích tò mò đồn thổi….hay bị cuốn vào những điều mê hoặc…). Các Vua Chúa xưa có hiểu thế không? Ngoài hai lý do tôi viết trên, thì nếu biết có điều này thì họ cũng thích….vì khiến chẳng kẻ nào sau này dám tùy tiện động vào…để không bị phá quật… Nói phương diện chuỗi sinh hóa như trên để rõ hơn rằng : sự tồn tại của các xác ướp trong các lăng mộ, khi xã hội duy trì theo thời gian…cùng với ý thức ‘tôn thờ quyền lực, tụng ca huyền bí… để kí sinh tham sân si’ ….vô hình chúng các đời hậu thế của xã hội đó đã ‘bị yểm’theo nghĩa: bị đẩy vào sự phản quy luật, nên dù sở hữu rất nhiều khu lăng mộ ướp xác như vậy cũng khó phát triển lắm thay… Vì thế khoa học khảo cổ và lịch sử đúng nghĩa, hay ở chỗ: tìm hiểu kĩ về quá khứ, rút ra thêm các quy luật, chọn lọc kế thừa tinh hoa trong một số khía cạnh của xưa để lại, bảo tàng một số nguyên bản mẫu có giá trị nghiên cứu tiếp… đồng thời đi đến phá tan sự ‘huyền bí kì ám’….làm u mê đầu độc hậu thế! Từ đó gợi ý cho xã hội nên phá bỏ những nơi như thế….

2. Từ những ‘mô hình lăng mộ xác ước’ của các bậc Vua Chúa…. lan tỏa dần nhưng mạnh mẽ, lâu bền vào tâm thức đời sống dân chúng…( như một khát vọng, như một ‘chuẩn mực quyền lực’ cần đạt được và thể hiện…) bước đầu từ những tầng lớp quyền chức và giàu có…. Sau là những biến cách, biến thái, biến dị…muôn vàn, và phổ cập…có thể thấy như đua nhau cải táng và xây lăng mộ ‘tổ tiên’…thổi thêm vào ‘thuyết phong thủy’, tạo thành cả khu mộ của dòng họ mình hoành tráng …hòng truyền giữ ‘cửu trùng’….Ở nhiều làng thôn thì có thể thấy những ‘uyển sỹ’ khảo cổ những ‘hư nhân’ và ‘ảo tích’ địa phương’ để có ‘luận chứng’ xây ‘thành hoàng’ cụ tổ, rồi đền mẫu ….nhiều lắm….Đồng thời…tỏ ra thành kính dâng cúng lên cho tiền bối đã qua đời, những gán ghép : tích hợp huyền danh, nhiệm năng độ trì ….thỏa được muôn nhu cầu vinh thân cho người thường… càng đậm đặc, càng thiêng liêng, càng oai oách thì dường như khả năng phù hộ con cháu càng nghiệm….càng được ‘tín đồ’ thập phương về chiêm bái thờ cúng…..Lâu dần thành văn hóa truyền thống thiêng liêng, thành nền tảng tâm linh …đi vào các dòng chảy của các hoạt động kinh tế xã hội….khắp mọi miền….đời đời thế hệ sau này…Lại tạo cơ hội cho những người muốn lưu danh muôn thửa nhờ cách rất dễ là phúng một số tiền ( gọi là Công Đức ) thay vì có thành tựu, phát minh, công ích tuyệt vời…( cứ gì cứ phải có tên đặt cho các đường phố, hoặc được khắc tên trên bia tiến sĩ ở Văn miếu ?! )… Rồi nhờ thời gian và tâm hồn thích thêu dệt huyền hoặc, huyễn ngã… của dân gian… không hóa Thánh cũng ‘thành Nhân’… dần như thêm chứng thực cho nơi đền miếu rằng : có những ‘tha khách’ là này là nọ đã đến, đã tin, đã góp… Vì thế, đó cũng là cách ‘di truyền bởi dân gian hóa’ kiểu ‘ướp xác quàn lăng’ của các Vua chúa chuyên chế ngày xưa…ở mức độ thấp nhưng phổ biến, được gọi là ‘tập quán văn hóa làng xã….đến xã hội’…. Những vi khuẩn sinh hóa nói ở (1), thì trong (2) này sẽ thành ‘vi tha’ ( là vi khuẩn mang tính bệnh lý xã hội, thâm nhập và tác động tha hóa đến từng cá nhân )…. Như thế xã hội phát triển tiến hóa được chăng ???

Những điều trên bị lạm sai mãi, càng biến thái theo thời gian... vượt ra ngoài khuôn khổ văn hóa phát triển lành mạnh, tôi tạm gọi là ‘văn hóa xác ướp lăng mộ’ nhằm dựng nên, duy trì, bảo tồn những ‘biểu tượng chết’ hòng mê hoặc tâm linh, phục vụ mong muốn ‘độc tôn, độc trị’ của vua chúa đến kẻ trưởng giả. Thật văn minh, khi ai đó thực là vĩ nhân, nên tạc tượng họ, đưa vào bảo tàng chung cùng những chứng tích cống hiến của họ để đời sau kính trọng và tiếp tục học hỏi…


Cho nên:
- Thiện sinh minh Thái thuận lẽ, trở về với khái niệm siêu thoát đúng quy luật nhưng thánh nhân siêu thế của Chính Đạo

- Mỗi người nên để lại giá trị hay của mình góp cho Nhân gian tiến bộ, hơn là muốn mình luôn 'nhất' và giữ mãi ‘thân xác’ cùng tên của mình

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người bất tử

    26/11/2019Hồng Minh tổng hợpTrong những năm trở lại đây, cái tên Aubrey David Nicholas Jasper de Grey không còn xa lạ gì với giới lão khoa và những tín đồ của thần Bất tử...
  • Khoa học hay tâm linh?

    31/10/2016Phong DoanhKhoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có Khoa học...
  • Loài người trước ngưỡng cửa thế giới bất tử?

    05/09/2016Mỗi ngày trên thế giới, có hàng chục phát minh sáng kiến liên quan đến việc kéo dài sự sống được giới khoa học công bố. Những cơ quan sinh học nhân tạo và điện tử, liệu pháp cấy gen, hormon... xuất hiện ngày một phổ biến đều với mục đích đưa con người tiến gần tới sự bất tử...
  • Không có cái gọi là "Chủ Nghĩa Duy Vật Tâm Linh"

    30/07/2014Đỗ Kiên CườngMột cách ngắn gọn, về mặt triết học, tôi cho rằng không thể có cái gọi là “chủ nghĩa duy vật tâm linh” với tư cách là một triết thuyết có thể sánh vai với các triết thuyết khác. Về mặt khoa học, có vẻ Hồ Bá Thâm muốn cổ vũ cho sinh lực luận, một quan niệm triết học - khoa học đã chết từ năm 1828, khi ông đang muốn tin linh hồn có thật dựa trên các hiện tượng đầu thai hoặc luân hồi...
  • Nhận thức lại bản chất của ý thức và tâm linh

    30/07/2014Hồ Bá ThâmTrước sự tác động của khoa học hiện đại cũng như các hiện tượng tâm linh đang tạo ra những nhận thức về ý thức, về bản chất của ý thức và tâm linh, thậm chí có thể dẫn tới thay đổi nhận thức khá quan trọng, có tính cơ bản về vấn đề này...
  • Những quan niệm khác nhau về sự bất tử của con người

    21/05/2014PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngMong ước về sự bất tử (immortality) của cá nhân là một hiện tượng tâm lý chung của nhân loại. Bất kỳ người nào, dù là duy tâm hay duy vật, hữu thần hay vô thần ít nhiều đều trăn trở, đều suy tư về vấn đề này. Đi tìm câu trả lời cho nó không chỉ có tôn giáo, triết học mà có cả những nhà khoa học có đầu óc vĩ đại nhất.
  • Sống và Chết

    05/02/2014Võ Văn Lân“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề...
  • Trị liệu tâm linh

    29/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngTrị liệu tâm linh là bất cứ phương pháp điều trị nào không dùng các tác nhân vật chất. Nó có nhiều tên gọi khác nhau: trị liệu tâm linh, trị liệu tinh thần, trị liệu niềm tin, trị liệu dị thường, trị liệu (đặt) bàn tay... Khí công, nhân điện, yoga, khí công Bùi Long Thành, dưỡng sinh tâm thể, chữa bệnh qua truyền hình của Kaspirovski hay liệu pháp Dzhuna (Liên Xô) đều có thể xếp vào loại hình này.
  • Các hiện tượng dị thường là gì?

    28/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngCác hiện tượng dị thường hay các hiện tượng lạ là tập hợp nhiều hiện tượng phức tạp, từ các chủ đề tín ngưỡng - tôn giáo (như thần thánh, ma quỉ, thiên đường, địa ngục…) cho tới các lý thuyết khoa học mới mà ban đầu người ta chưa hiểu nên bị xem là dị thường. Xin giới hạn chủ đề trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học đang gây tranh cãi là cận (hay ngoại) tâm lý (parapsychology)...
  • “Anonymous” – Chỉ ý tưởng là bất tử

    17/09/2013Hà Thủy NguyênTác giả thật sự của những vở kịch và những bài thơ ký tên W. Shakespeare hay Anonymous là Edward de Vere, bá tước xứ Oxford. Bá tước là một người uyên bác, đam mê thi ca và kịch nghệ. Ông là người ảnh hưởng đến một cuộc nổi dậy của các bá tước chống lại gia tộc Cecil đang nắm quyền lực chi phối nữ hoàng lúc bấy giờ, nhưng họ đã thất bại. Edward de Vere từ một người giàu có và quyền lực cuối đời chết trong cô đơn, tuyệt vọng, nhưng hơn ai hết, ông biết rằng ngôn từ của ông có quyền lực hơn bất cứ vị thế chính trị hay sức mạnh quân sự nào...
  • Sau 20 năm nữa con người sẽ bất tử?

    03/09/2013Minh ThúyTới năm 2030, con người sẽ đạt được sự bất tử. Và ở thời điểm đó, con người cũng sẽ xây dựng được các bản sao dự trữ những ký ức của mình. Đó là lời tuyên bố mà nhà sáng chế kiêm chuyên gia về ngành tương lai học người Mỹ Raymond Kurzweyl vừa đưa ra mới đây...
  • Những hậu quả của bất tử

    13/12/2008Hồng Minh tổng hợpNếu tuổi thọ của bạn kéo dài 20 hay 30 năm, hẳn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được sum vầy cùng cháu chắt của mình và nhìn chúng trưởng thành. Nếu tuổi thọ của bạn kéo dài thêm 100 hay 200 năm, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi của khoa học, của các thể chế chính trị, lối sống của người dân… Nhưng nếu sống thêm 300, 400, 500, 1000 năm hoặc hơn thế nữa, bạn có biết mình sẽ làm gì và ra sao không?
  • Những ai đang tin vào bất tử

    27/09/2008Hồng Minh tổng hợpMột nhân vật trẻ mãi không già dường như từ bao đời nay đã trở nên quen thuộc trong mỗi câu chuyện cổ tích được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh một ước mơ dai dẳng mà loài người mải miết theo đuổi. Ngày nay, những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ gene càng khiến giấc mộng bất tử trở nên ám ảnh hơn lúc nào hết, loài người lại có những hi vọng thực để kể tiếp câu chuyện chinh phục tử thần của mình.
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Vấn đề sự bất tử

    26/12/2005Niềm tin vào sự bất tử tùy thuộc vào một quan niệm nào đó về linh hồn con người. Nếu linh hồn, hoặc thành phần thiết yếu của nó, được coi là phi vật chất và có khả năng hiện hữu bên ngoài thân xác, thì nó cũng được coi là bất khả hủy diệt. Tuy nhiên, những người tin vào sự bất tử của linh hồn vẫn bất đồng với nhau về vấn đề linh hồn hệ tại ở cái gì. Có ba lý thuyết chính. ...
  • xem toàn bộ