Tương lai Microsoft

09:05 SA @ Thứ Bảy - 07 Tháng Giêng, 2006

Tổng giám đốc điều hành tập đoàn phần mềm nổi tiếng toàn cầu Microsoft, ông Steve Ballmer đang “cầm lái"- vàgiải quyết như thế nàovới những "dòng xoá" đe doạ đến chặng đường phát triển của “con tàu" Microsoft? Sau đâylà trích đoạn cuộc đối thoại giữaCEO Steve Ballmer và Tạp chí Businessweek tại New York vừa qua.

Trong mối quan hệ với Bill Gates.

Bill và tôi đã là bạn bè trong suốt 29 năm qua. Chúng tôi bên nhau kể từ ngày còn là sình viên. Sự thực là lần đầu tiên tôi đến với Microsoft, chúng tôi cũng có một thời kỳ “khó xử" với nhau, và cả hai phải cố gắng xem công việc là trên hết. Khi Bill yêu cầu tôi nhận chức CEO, điều đó cũng có nghĩa là ông ấy muốn tôi trở thành CEO. Lúc đó cả tôi và Bill đều không hiểu chính xác điều đó nghĩa là gì. Nhưng giờ thì chúng tôi đã “nhất trí” một cách giao tiếp mới, tôi biết khi nào thì nên chiều theo ông ấy, và ông ấy cũng biết khi nào nên chiều theo tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc, hợp tác cùng nhau theo một phong cách khác thường.

Nỗ lực tạo ra một Microsoft "hiền hoà" hơn, "tử tế" hơn.

Nếu phải nếm trải những gì mà chúng tôi đã trải qua với các cấp chính quyền chính phủ, hẳn bạn sẽ phải lùi lại và suy ngẫm: mình là ai, mình đang làm gì? Những rào cản, từ chính phủ, từ khách hàng, từ các đối tác, hiện nay rất khác xưa và lớn hơn rất nhiều. Làm thế nào bạn có được sự cân bằng giữa sự mạnh mẽ, vượt trội và tính cạnh tranh, xông xáo, trong khi vẫn duy trì mức độ cộng tác nhiệt tình với các Chính phủ? Phần mình, chúng tôi tin là đã làm việc chăm chỉ và vất vả nhằm đảm bảo trách nhiệm lãnh đạo đầu đàn của mình.

Microsoft đã tiến được bao xa trên chặng đường của mình?

Tôi nghĩ chúng tôi đã có những bước tiến bộ đáng kể nhưng tôi sẽ là người đầu tiên nói rằng chúng tôi cần làm tốt hơn nữa để xứng đáng với sự mong đợi của khách hàng và toàn ngành công nghệ thông tin.

Làm thế nào để trở thành một Steve Ballmer "hiền dịu" hơn?

Tôi đã cố gắng rất nhiều. Tôi vẫn có thể nhiệt huyết hơn và có thể nóng nảy tuôn ra hàng tràng câu trách mắng, song tôi cần phải hiểu vai trò CEO của mình trong Microsoft cũng như nhận ra việc "là nhà lãnh đạo của một Công ty” thì phải như thế nào. Tất nhiên, tôi vẫn đưa tất cả động lực, sự nhiệt tình và cảm thông vào công việc nhưng tôi sẽ phải thể hiện bằng phong thái khác.

Vậy liệu "ngài Ballmer hiền dịu" có sẵn sàng hoà thuận vơi các đối thủ?

Chắc chắn chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác. Ngay sau khi trở thành CEO tôi đã đến thăm Loay Ellison (CEO của Oracle Corp) và thảo luận về việc làm thế nào để chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau thật hiệu quả với những vấn đề quan trọng mà khách hàng quan tâm. Tôi không gặp Scott (CEO của Sun Microsystems) mấy năm nay, nhưng chúng tôi từng chơi trong một giải thi đấu golf cách đây một năm rưỡi - rất thân mật. Tôi công nhận là sẽ rất khó xử khi vướng vào chuyên kiện tụng với một ai đó, nhưng điều đó không hề khiến tôi thay đổi cách ứng xử tự nhiên với mọi người. Nhưng nói cho cùng, điều đó phụ thuộc vào cách bạn xử lý vấn đề.

Microsoft rút ra được bài học gì từ mặt trận chống độc quyền?

Chúng tôi nhìn nhận về mình như thế nào không quan trọng, vấn đề là chúng tôi phải nhìn nhận bản thân chúng tôi như cách mà mọi người nhìn nhận. Đó chính là bài học lớn nhất. Thế còn vụ kiện chống độc quyền của Liên minh Châu Âu? Mong ước lớn nhất của chúng tôi là vấn đề được giải quyết theo cách tốt nhất cho khách hàng và đúng nhất với tội trạng. Ngay cả khi vụ án đang được xét xử, chúng tôi cũng luôn muốn có những cuộc đối thoại mang tính xây dựng, để có phương án phù hợp nhất cho tất cả các bên. Chúng tôi cho rằng công việc của chúng tôi là đưa ra các ý tưởng mới và tích hợp chúng theo cách dễ hiểu nhất, hữu dụng nhất. Đó cũng là những gì mà khách hàng quan tâm. Và đó cũng là tiêu chí thiết kế sản phẩm riêng của chúng tôi. Song chúng tôi đã trải qua một chặng đường đau thương với chính phủ Mỹ. Điều quantrọng là dù theo xét xử của Bộ tư pháp, chúng tôi phải chấp nhận nhiều trách nhiệm với, song chúng tôi vẫn có khả năng phục vụ khách hàng theo cách mà họ đưa ra.

Chiến lược tăng trưởng của Microsoft trong tương lai?

10 năm nữa, thế giới công nghệ: a) sẽkhông khác gì bây giờ,hoặc b) tiến triển mạnh mẽ và hoàn toàn khác biệt với ngày hôm nay? Tôi nghĩ câu trả lời rõ ràng là phương án b). Mọi thứ sẽ thay đổi. Các giá trị mới sẽ được thêm vào. Điều đó có nghĩa là cơ hội luôn sẵn có. Tôi không biết liệu cơ hội đến vởiCông ty chúng tôi sẽ là 5%/ năm, hay l0%/năm, hay 15%/năm, song sự thực cơ hội là có thực, cũng bởivậy mà chúng tôi đang đầu tư 6,9 tỷ USD vào hoạt động R&D để thay đổi thế giới một cách tích cực.

Microsoft có lo lắng trước mối đe doạ của Linux?

Đó là một đối thủ cạnh tranh lập dị.Không có một Công ty, tập đoàn nào đằng sau nó. Bạn không biết chính xác ai ra xây dựng nên nó. Nó tự do. Tôi muốn nói: "Xem này, những gì chúng ta có là một chút bất lợi về giá cả". Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp điều bất lợi về giá cả. Hầu hết các nhà phân tích đều nghĩ đến mức giá của Windows mà các khách hàng phần cứng của chúng tôi phải trả, song hãy đừng suy nghĩ đó lại, và chú ý rằng bạn sẽ được sở hữu chiếc PC của mìnhđến 4 năm. Chúng ta có nên tiết kiệm 12 USD/năm để được sử dụng vô số ứng dụng khác của PC không, và lại rất dễ bảo hành? Chỉ 12 USD/năm, trong khi mọi người lại tiêu phí hết 90 - 100 USD/tháng cho hoá đơn ĐTĐĐ, ngoài ra chúng tôi còn tiết kiệm được vô số thời gian cho bạn. Bản thân tôi nghĩ đó là một giá trị tốt.

Còn mối đe doạ từ vi rút và sâu máy tính?

Có rất nhiều việc mà chúng tôi đang làm, và chúng tôi phải làm. Điều đầu tiên mà mọi người nói là tại sao Microsoft không sản xuất các phần mềm tốt hơn?". Nhưng tôi nghĩ sẽ không khôn ngoan nếu chúng tôi hay bất kỳ ai lại khẳng định sản phẩm rất hoàn hảo. Tất nhiên điều đầu tiên nên làm là nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ hai là hãy nói: "OK, nếu có rắc rối, lầm thế nào để giúp khách hàng xử lý rắc rối đó?”. Nếu khách hàng vẫn chưa có chương trình Windows Update, thì tôi sẽ tiến cử nó.Nó sẽ tự động chăm sóc máy tính của bạn. Hãy thiết lập chương trình này và nó sẽ cài đặt các phiên bản vá lỗi đặc biệt.

Spam và hacker thì sao?

Nếu những kẻ xấu tính kia không bị trừng trị, thì chúng ta sẽ không có đủ biện pháp ngăn chặn. Nếu một kẻ nào đó đánh bom vào một toà nhà trống, không ai chết nhưng nó đã để lại một khối hư hỏng khổng lồ, thì mọi người tất nhiên vẫn cho kẻ đó là một kẻ không tốt. Song nếu một ai đó gửi những bức thư rác (spam) đến cho bạn hoặc gây ra thiệt hại cho bạn hàng trăm triệu USD, bạn sẽ nói: "Chà, những đứa trẻ ranh mãnh. Chúng là hacker". Chúng ta nên hiểu rằng thiệt hại trong thế giới Internet chững nhiều như, hoặc nhiều hơn cả những thiệt hại trong thế giới vật chất. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi và cả các Công ty khác trong ngành công nghệ thông tin cần có sự hợp tác chặt chẽ cũng như sự thực thi pháp luật, làm thế nào để đảm bảo đủ biện pháp ngăn chặn vấn nạn này.

Làm thế nào với mối đe doạ từ lực lượng lao động Ấn Độ và Trung Quốc?

Mọi người thường chỉ tập trung vào sự chênh lệch tỷ lệ lao động. Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay là số nhân viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật. Hiện Mỹ là nước thứ 3 trên thế giới về số sinh viên tốt nghiệp khoa học máy tính, và đang ngày càng tụt hậu so với hai nước số 1 (Trung Quốc) và số 2 (Ấn Độ). Tại Mỹ, số nhân viên có trình đỏ ít hơn hẳn so với cách đây 5 năm. Một điều quan trọng hơn nữa là chúng ta cần khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên Mỹ hiểu hơn nữa.

Tại sao Microsoft lại quyết định triệu tập hầu hết các kỹ sư tại Redmond, Washington?

Tôi muốn mọi người luôn ở gần nhau. R&D là một hoạt động lớn của chúng tôi. Vấn đề quan trọng với Microsoft là: chúng tôi đã phát triển đúng sản phẩm "ruột" của mình chưa? Chúng tôi đã có mặt trên thị trường đúng thời điểm chưa? Chúng tôi có đổi mới? Tôi chấp nhận mọi phí tổn để chắc chắn Công ty có được những điều này. Quyết định này không chỉ giúp Microsoft được ở vào vị trí trung tâm của dòng xoáy công nghệ, mà còn giúp Công ty được gần với thị trường lớn nhất trên thế giới. Chẳng phải mọi người đang cố để được trưng bày sản phẩm đến tận khách hàng đó sao?

Quyết định về quyền chọn cổ phần có ý nghĩa gì?

Đã có những thời điểm tôi nghĩ rằng quyền chọn cổ phần là một phương pháp hoàn hảo để thưởng cho mọi người. Nhưng giá trị của quyền chọn phần lớn lại không kiên định. Một người có thể kiếm được rất nhiều tiền nhờ vào một quyền chọn, ngay cả khi cổ phiếu của người đó không thực sự tăng cao. Bởi vậy sẽ không công bằng khi gắn quyền chọn với lợi ích của cổ đông. Đó sẽ là một biện pháp điên rồ nếu dùng nó để trả lương cho nhân viên. Chúng tôi sẽ thưởng cho nhân viên dựa trên thành công của họ. Chúng tôi sẽ dùng cổ phiếu để thưởng, và cổ phiếu đó sẽ có giá trị hơn nếu cổ phiếu Công ty có giá, và ngược lại. Chúng tôi muốn gắn lợi ích của cổ đông và lợi ích của ông chủ.

Tương lai của bản thân Ballmer se như thể nào nếu Gates không tiến cử ông tham gia vào Microsoft năm 1980?

Có thể tôi sẽ trở thành trợ lý cho ngài chủ tịch của một Công ty (bảo hiểm ô tô có tên Progressive Insurance ở Cleveland... Nếu không có sự bền bỉ khuyến khích của Bill, có lẽ giờ tôi sẽ đang đi bán bảo hiểm ô tô.

Steve Ballmer - vị "công thần" của Microsoft

Năm 1980, chàng trai 24 tuổi Steve Ballmer, bạn học của Bill Gates tại Đại học Harvard, gia nhập Microsoft. Để có được nhân tài này, Gates đã phải nhờ đến tài thuyết phục của mẹ và chia sẻ 5% sở hữu công ty cho Ballmer. Từ đó, những bước phát triển của Microsoft đều gắn liền với những đóng góp quan trọng của Ballmer.

Tháng 8-1995, Microsoft Windows 95, sau hai lần trì hoãn, đã chính thức ra mắt. Lúc này giá trị cổ phần mà Bill trao cho Steve từ năm 1980 đã lên tới 2,7 tỉ USD. Và giờ đây con số đó đã là 25 tỉ USD, đưa Ballmer trở thành người Do Thái giàu nhất thế giới. Đó là sự tưởng thưởng xứng đáng vì có Ballmer, Microsoft có những bước phát triển vượt bậc.

Trong hơn 20 năm qua, Ballmer đã lãnh đạo một số bộ phận của Microsoft, bao gồm phòng kế hoạch, phát triển hệ điều hành, kinh doanh và hỗ trợ khách hàng. Tháng 7-1998, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị, tức là toàn bộ trách nhiệm điều hành Microsoft gần như được đặt lên vai ông.

Tiếp đó ông được đề cử làm Tổng giám đốc điều hành vào tháng 1/2000, trở lại nắm toàn bộ trách nhiệm quản lý công ty, tiếp tục tầm nhìn mà Microsoft theo đuổi: “mang lại sức mạnh cho mọi người với những phần mềm hoàn hảo - mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị”.

Công trạng lớn nhất của Ballmer là tạo nên một mẫu hình dịch vụ khách hàng rộng lớn trong thập niên 1990, xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững, toàn diện với khách hàng. Nhờ đó, hãng phần mềm khổng lồ gắn bó mật thiết với các đối tác và bảo đảm rằng nhu cầu của họ đều được mọi nhân viên Microsoft nghe, hiểu và phục vụ.

Một trong những kết quả của công cuộc này là hệ điều hành mạnh, ổn định Windows 2000, được thiết kế để hỗ trợ các nhu cầu cấp bách nhất của thương mại điện tử và của các doanh nghiệp.

Ballmer rất chú trọng phát triển hệ thống thông tin doanh nghiệp. “Thông tin là dòng máu của doanh nghiệp - ông nhận định - và phần mềm là thứ trao cho doanh nghiệp khả năng điều tiết nó. Phần mềm cho phép chúng ta thu thập, chỉnh sửa, truy cập, lưu trữ, chia sẻ, phân tích và hành động dựa trên thông tin. Nó cho phép các công ty phát huy tính cạnh tranh...”.

Ballmer ca ngợi giá trị của sự tích hợp. Ông khẳng định các sản phẩm tưởng chừng như tách biệt của Microsoft như các ứng dụng máy chủ và phần mềm điện thoại di động thật ra luôn tương thích với nhau. “Một số nhà sản xuất chống lại khuynh hướng tích hợp - ông viết - Chúng tôi nhìn thấy và cung cấp các giá trị độc đáo cho khách hàng nhờ sự hòa hợp này”.

Khi Ballmer đến Microsoft, hãng mới có 40 nhân viên. Ngày nay, công ty có tới 40.000 nhân viên với doanh số hằng năm lên tới 23 tỉ USD. Đạt được tầm vóc này, Microsoft đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ và mọi chặng đường của hãng đều ghi dấu ấn của Ballmer.

Cùng với Gates, Ballmer từng dẫn dắt Microsoft vượt qua nhiều khó khăn. Những năm 1990, Microsoft đã chậm chân trong việc bước vào thế giới Internet khiến họ phải trả giá đắt, nhìn Apple thống trị thị trường nhạc số, trong khi Google chỉ với hai người nhưng đã tạo ra công cụ tìm kiếm trị giá hàng tỉ USD.

Ngày nay, Mircrosoft phải căng mình hoạt động trong nhiều lĩnh vực như các ứng dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ điều khiển chơi game Xbox, điện thoại di động có giao diện web, hệ thống nhận dạng tiếng nói…

Giữa những khó khăn mới, Ballmer xác định Linux và phần mềm mã nguồn mở là thử thách mang tính cạnh tranh lớn nhất của Microsoft trong tương lai.

Trong một bức thư nội bộ gửi toàn bộ nhân viên để phân tích về vị trí của hãng trên thị trường và các mục tiêu trong những năm tới, ông viết: “Trong môi trường có ngân sách công nghệ thông tin eo hẹp và nhiều mối quan ngại về Microsoft, các phần mềm phi thương mại như Linux và OpenOffice được xem như những thay thế thú vị “đủ tốt” hoặc “miễn phí”.

Các sản phẩm phần mềm phi thương mại nói chung và Linux nói riêng mang lại thử thách cạnh tranh cho chúng ta và cho cả ngành công nghiệp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tập trung và lưu ý”.

Các cuộc tấn công gần đây của hacker nhằm vào trình duyệt Internet Explorer khiến Ballmer lo ngại:``Khách hàng của chúng ta vẫn bị tấn công vào các lỗ hổng bảo mật và chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để học từ những kẻ quậy phá những gì cần làm - ông viết trong thư thường niên gửi nhân viên công ty - Chúng ta đang cải thiện phương thức vá lỗi và hệ thống tích hợp nâng cấp phần mềm với dịch vụ phân phối sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp thêm nhiều công cụ họ cần để triển khai các bản cập nhật một cách dễ dàng”.

Những thử thách mới đồng thời cũng mở ra những cơ hội mới để Ballmer tỏ rõ năng lực. Ở tuổi 49 còn đầy nhiệt huyết, nhà lãnh đạo tài ba này lại tiếp tục công cuộc tìm kiếm lộ trình thích hợp nhất cho Microsoft trong những năm tới.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bill Gates

    23/08/2005Ông kiểm soát một số thứ mà thế giới PC không thể thiếu. Nếu chúng ta đang bàn đến tính sáng tạo và những ý tưởng, Bill Gate là một người Mỹ tầm thường. ông là lãnh đạo và đồng sáng lập hãng M, ông là người đàn ông giàu nhất thế giới và sự nghiệp của ông thì cho thấy: theo sau thì khôn ngoan hơn là dẫn đầu. Hãy để nhiều người cách tân đi tiên phong và chịu những thất bại nếu bạn hạn chế và theo họ bạn có thể sắp xếp ngay ngắn mọi thứ trong hoà bình và yên lặng. ...
  • Bill Gates đã nói

    17/08/2005“Bạn không nên quyết định hai lần cho một vấn đề. Hãy dành đủ thời gian và suy nghĩ để ra quyết định đúng đắn ngay từ lần đầu tiên để không cần thiết phải quay trở lại xem xét vấn đề”.
  • Mục lục

    12/03/2004Hà Vĩnh Tân, Bùi Quang MinhTìm hiểu về Microsoft và Bill Gates là một việc rất thú vị và bổ ích. "Những bí quyết thành công của Microsoft là gì?" như một món ăn nhanh (fastfood) phục vụ các độc giả hâm mộ Bill Gates và Microsoft...
  • Con đường thành công của vua máy tính Bill Gates

    26/04/2003Với tư tưởng mạnh bạo của người đi chinh phục, người đàn ông này đã biến Microsoft, một công ty nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ trở thành một trong những tập đoàn có ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới công nghệ. Ông được đánh giá là một doanh nhân kiệt xuất và không bao giờ khoan nhượng trên thương trường...
  • 12 kinh nghiệm thành công của Microsoft

    26/04/2003Khởi đầu chỉ là hai người bạn cùng làm việc chung trong một căn phòng nhỏ tại ký túc xá. Rồi từng bước, Bill Gates đã đưa Microsoft nhanh chóng trở thành một trong những công ty máy tính hàng đầu ở Mỹ. Bí quyết của Microsoft là gi?