Tự động hóa: Phúc hay họa?

03:18 CH @ Thứ Tư - 10 Tháng Tám, 2005

Thưa tiến sĩ Adler,

Ở một thời đại năng suất cao, khi mà nền kinh tế sản xuất ra nhiều hàng hóa chưa từng thấy, chúng tôi nghe Cơ quan thống kê lao động cho rằng “mất việc làm do tự động hóa” đang làm giảm đi 200.000 chỗ làm mỗi năm trong các ngành công nghiệp. Phải chẳng tình trạng được gọi là “mất việc làm” này chỉ là nhất thời và nó có thể được bù đắp bằng năng suất cao hơn và những loại công ăn việc làm mới, để tự động hóa sau cùng sẽ nâng cao, thay vì hạ thấp, số lượng chỗ làm?Hay là sự “mất việc làm do tự động hóa” có nghĩa là một giảm sút thường trực số chỗ làm trong một nền kinh tế có năng suất ngày càng cao? Nếu như vậy thì lúc đó “những người mất việc” sẽ làm gì?

K.F.

K.F. thân mến,

Từ 25 thế kỷ trước, triết gia Aristotle đã ghi nhận rằng lao động của con người sẽ trở nên không cần thiếtnếu có được những công cụ sản xuất hoàn toàn tự động. “Nếu mọi công cụ đều có thể làm công việc của chúng khi nhận được lệnh, hoặc bằng cách nhận ra điều cần làm trước sẵn sàng… nếu con thoi tự dệt vải và nếu mảnh phím tự chơi đàn mà không cần tới một bàn tay điều khiển, thì những người lao động sẽ không cần đến người phục dịch và các chủ nô không cần tới nô lệ nữa.” Tình trạng hoàn toàn tự động hóa giờ đã là một khả năng có thực và thậm chí đã là một thực tế tại một số nhà máy. Tuy nhiên, viễn cảnh một nền sản xuất bấm-nút từng có vẻ rất đáng mơ ước này, cũng đáng sợ đối với chúng ta ngày nay.

Lý do của cảm giác lo ngại này là vấn đề nhức nhối của việcphải làm gì với những con người “vô công rồi nghề” do tự động hóa sản xuất sản sinh ra. Những vấn đề tương tự như vậy đã xuất hiện nhiều lần từ khi diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ 18. Những phát minh trong ngành dệt và việc sử dụng máy hơi nước đã đưa tới những thay đổi mang tính cách mạng trong lối sống của con người, và đi tới nền văn minh đô thị hóa, công nghiệp hóa, tập trung dân cư và năng suất cao hiện nay. Tuy nhiên, những thợ thủ công, vốn bị mất việc vì những phát minh mới, lại chẳng thấy vui sướng gì trước viễn tượng về một thế giới mới táo bạo này. Họ đã trả thù bằng cách đốt phá máy móc và dùng bạo lực với những người chế ra máy.

Như chúng ta đã được học ở trường, đây là một phản ứng thiển cận, vì sau cùng việc sản xuất bằng máy đã tạo ra số công ăn việc làm mới lớn hơn rất nhiều so với số chỗ làm bị nó lấy mất đi. Trong chừng mực nào đó, tiến trình này cũng đã lập lại cùng lúc với những tiến bộ công nghệ trong thế kỷ 19 và 20. Số công nhân bị mất việc do những phương pháp mới, về lâu dài, sẽ được cân bằng nhiều hơn bởi số công nhân có được chỗ làm mới trong nền kinh tế ngày càng tăng tiến và trong rất nhiều công việc dịch vụ do những phát minh mới tạo ra.

Tuy nhiên, không có tiến bộ nào xóa bỏ được vai trò của con người trong việc giúp cho máy móc làm được đúng chức năng của chúng. Thực vậy, những người vận hành máy là rất quan trọng đối với những máy móc mới đến nỗi tên gọi “người vận hành máy” đã đồng nghĩa với tên gọi “công nhân”. Con người đã trở thành người điều khiển máy, thay vì là lao động thủ công như trước đây.

Nhưng mặt khác, tự động hóa đã xóa bỏ nhu cầu cần có người điều khiển máy vì nó kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của máy móc thông qua những máy vi tính. Hoạt động duy nhất còn quan trọng của con người trong một nhà máy hoàn toàn tự động hóa làviệc tư duy của các chuyên gia, những người làm cho máy vi tính điều khiển các máy móc và nạp thêm cho chúng những thông tin và mệnh lệnh mới.

Nếu xu hướng tự động hóa ngày nay cứ tiếp tục thì thật khó nhìn thấy chỗ làm mới sẽ từ đâu sinh ra để thay thế những công việc đã bị máy móc xóa bỏ vĩnh viễn. Năng suất cao vẫn có thể đạt được mà lại tốn ít sức lao động hơn. Tự động hóa trong những công việc bàn giấy và dịch vụ khiến việc chuyển những công nhân thất nghiệp sang những ngành nghề khác trở nên khó hơn. Những con số và hàng lỗ đục trên các tập chi phiếu hay phiếu trả lương ngày nay cho thấy trí óc và bàn tay con người ngày càng bị loại ra khỏi những công việc bàn giấy.

Với tình trạng “mất việc làm” vĩnh viễn, thì lực lượng thất nghiệp ngày càng đông ấy làm sao trở thành người tiêu thụ được? Carl F. Stover gần đây cho rằng một xã hội có số người thất nghiệp ngày càng đông thì sẽ cần đến một chế độ phân phối mới, tỉ như phát cho mỗi người một số tem phiếu hàng tháng để mua hàng nhu yếu. Một đề nghị khác là rút giảm số ngày làm việc và chia số giờ làm việc trong tuần cho lực lượng lao động hiện có. Tuy nhiên, điều này dựa trên giả định rằng chỉ còn lại một ít công việc để làm bằng sức người và nền kinh tế mới chỉ tự động hóa một phần.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Các quy luật phát triển của các hệ thống kỹ thuật

    19/04/2005Phan DũngThực tế cho thấy, người ta chỉ có thể chủ động thu được các kết quả ở một lĩnh vực nào đó bằng cách phát hiện, nắm vững và vận dụng tốt các quy luật chi phối lĩnh vực đó. Những việc làm trái quy luật chắc chắn dẫn đến thất bại, phải trả giá đắt, và nhiều khi để lại những hậu quả xấu, khó khắc phục. Nhà sáng chế, nếu sử dụng tốt các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật sẽ định hướng qua trình suy nghĩ sáng tạo, phát hiện và giải một cách có ý thức các bài toán, đưa ra sáng chế có triển vọng áp dụng lớn...