Tự chủ - Tự do - Công bình

03:41 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Ba, 2018
Chúng ta đều đọc biết câu ‘không có gì quý hơn độc lập tự do’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Tuyên Ngôn Độc Lập 1945. Đó là tư tưởng lớn với nhân loại, là khẩu hiệu chính trị vĩ đại, là cảm hứng bất tận cho các tầng lớp nhân dân mong cầu những quyền lợi khác nhau!
,
Độc Lập: là khả năng tự lựa chọn hay tự quyết định thực hiện những việc của mình mà không bị phụ thuộc hay bị chi phối bởi người khác!
Thực ra trong Thế giới hội nhập, Độc Lập rất tương đối, nhưng đồng dạng với ý nghĩa đó là khái niệm Tự Chủ( chuyển hoá trên thực tế khái niệm Độc Lập đến các cá nhân, Cộng đồng đến cấp độ Quốc gia ).
.
Do trật tự từ ngữ trong câu nói bất hủ trên mà tôi muốn viết bài này với tiêu điểm: Tự Chủ phải là nhân tố cần có trước Tự Do! Thậm chí quý nhất!
Tôi không cần bình thêm về ý nghĩa của ‘Tự Do’ mà muốn bày tỏ: Trong thực tiễn đời sống của những con người cụ thể, khi ‘Tự Chủ’ chưa thể thì ‘Tự Do’ có thể là điều quý nhất không?
.
.
Về tính thứ tự hẳn nhiên ai có thể tự chủ thì mới biết quý trọng và biết sử dụng tốt Tự Do! Nói về con Gấu Trúc trong chuồng hay chú Chim được nuôi từ bé trong lồng, lâu dần không thể tự chủ, mà thả ra cho tự do thì chỉ có chết uổng ! Trẻ con cũng thế, cho dù học thông minh, nhà có kinh tế, được bao cấp chi li, sau cho đi xa , nếu không biết cách tự chủ trước bao nhiêu cảnh huống không như ý, những thiếu hụt, trở ngại... thì khi được ‘Tự Do’ ở đất nước rất tự do, lại không còn sự kiểm soát của cha mẹ, thì rất nhiều người như họ đã thất bại hoặc sa ngã trước những thử thách bình thường!
.
Có những tổ chức (ví như nhiều doanh nghiệp Nhà nước, hay các nhóm quen sống trong bao cấp...) không được quyền tự chủ, thậm chí ‘tự nguyện’ / hoặc cam phận chịu bớt quyền đó của mình, lẽ đương nhiên cũng phải bị mất bớt quyền Tự Do! Các bên lâu dần đều thấy rất khó chịu, xung đột với nhau!
Khi nhiều cá nhân, tổ chức, Cộng đồng... không thể tự chủ ( vì nhiều lý do khác nhau ) nên chẳng thể Tự Do... Bởi thế ý nghĩa cốt yếu và phổ quát của Công Bình bị vô hiệu trong phạm vi Quốc gia!
.
Vì : Công Bình là PHẦN MỖI BÊN NHẬN ĐƯỢC TRONG ( CÔNG NHẬN / ĐỐI XỬ / PHÂN CHIA ) = đúng với kết quả mà chính họ đắc dụng được từ ( Tự Chủ<—>Tự Do )
.
Nói về một Cộng đồng hay Quốc gia! Tính ‘Tự Chủ’thể hiện ở trình độ quản trị đối với những mối quan hệ; hoạt động; làm ăn.... sao cho tất cả đi vào trật tự / kỉ cương / chuẩn mực / văn minh / tiến bộ...
Nếu điều đó không hiện thực nổi ở mức mọi sự , mọi người đều ‘bình thường’ được thì Cộng đồng / Quốc gia đó sẽ có Tự Do như thế nào? Sử dụng Tự Do có được ra sao ? Có thể từng thành viên được Tự Do, nhưng khi đó Cộng đồng / Quốc gia sẽ nhận được ‘sản phẩm sau tiêu dùng Tự Do’ của họ sẽ là gì?
.
.
Hình dung đơn giản nhất là kẻ không thể Tự Chủ mà được Tự Do thì báo hại Cộng đồng! Cộng đồng không thể tự chủ mà được Tự Dosẽ báo hại Quốc gia Từ đó tất yếu đi đến hình dung phức tạp hơn : những hệ quả của sự không thể tự chủ tốt, sẽ phải hạn chế quyền Tự Do của họ lại ( cá nhân / hay Cộng đồng ) : từ điều chỉnh thể chế xiết chặt lại, tệ hại hơn có sự can dự của Ngoại Quốc ! Dù bằng kiểu cách gì thì đều đẩy Quốc gia phải lùi bước trên hành trình tiến bộ!
.
Nguy hiểm hơn là Công Bình ( theo nghĩa nêu trên ) không thể hiện thực được , sẽ là nguyên cớ cho sự lũng đoạn quyền lực từ một nhóm người có lợi thế , đồng thời sự đấu tranh của những nhóm còn lại bị thua thiệt hay bất mãn! Rốt cuộc một Quốc gia không thể hiện thực được Công Bình đồng nghĩa tự vô hiệu hoá hệ thống Luật pháp của chính mình ! Hẳn nhiên là quyền lực mafia sẽ chiếm mọi chỗ...
.
Trở lại tiêu điểm chính của bài viết này, tôi định nghĩa: Tự Do là một trạng thái của cá nhân/ Cộng đồng/ hay Quốc gia về quyền tự lựa chọn, có ý nghĩa tối cao khi cùng với khả năng Tự Chủ cao trên thực tế với những lựa chọn của mình! Đồng thời điều đó không làm mất đi tính Công Bình với những người khác!
.
Vậy nên như trên tôi viết: ‘Không có gì quý hơn Độc Lập - Tự Do’ thực ra là khẩu hiệu chính trị vĩ đại ! Nhưng một chế độ chính trị tuyệt vời khi tạo ra được môi trường và những điều kiện thực tế để mọi người nâng cao khả năng TỰ CHỦ đối với những lựa chọn của họ.
.
Nửa cuối thế kỷ 20, ở ta có khẩu hiệu ‘làm chủ tập thể’. Thật là ‘siêu hình’ đến mức bất chấp thực tế! Khi người ta không thể Tự Chủ với cá nhân thì nói gì đến Làm Chủ tập thể! Cho dù nếu thế được một phần chăng nữa thì tập thể phải tự bớt quyền của mình để uỷ trao cho những cá nhân của nó để có thể ‘làm chủ một tập thể đã bị yếu, mờ nhạt đi’... Thế là vài cá nhân nào đó ưu thế hơn sẽ là ‘chủ soái’ trong thứ quy tắc biến dị ấy! Công Bình vì thế lùi xa!
...
Mở rộng ra: Tự Chủ (về năng lực và hành động), Tự Do(về thể hiện và lựa chọn), và Công Bình(về cơ hội và đối xử) có quan hệ mật thiết, bổ trợ nhau! Khi giao hưởng đạt đến tuyệt đỉnh thì Bác Ái ra đời, có thể nói đó là Thiên Đàng của nhân loại! Nhưng Gam Chủ phải là Tự Chủ hiện thực đến từng cá nhân: chúng ta thuộc về quy luật của Thiên nhiên theo cách Con người!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương pháp giải quyết

    09/08/2019Nguyễn Tấn HùngThực hiện công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hoà các mối quan hệ lợi ích. Song, ở đây lại thường nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải được nghiên cứa và giải quyết. Đó là các vấn đề: 1) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, 2) Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước, 3) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động, 4) Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Tản mạn về tự trọng

    28/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTự trọng là thuộc tính chung cần có ở mọi người, vốn ảnh hưởng tự nhiên từ cư xử của người Lớn ( theo nghĩa tuổi tác và chức vụ ) mà củng cố dần hay bị mất đi. Trên đây mới chỉ là đôi nét điển hình thôi, chứ thực tiễn về điều này thì vô vàn ví dụ hay dở. Tất nhiên chúng ta hướng tới hình thành lòng Tự trọng dựa trên liêm chính, chính trực và trách nhiệm trong các quan hệ xã hội...
  • Thành công bằng sự tử tế

    03/04/2017Thông qua cuốn sách Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế, tác giả Inamori Kazuo -mong muốn độc giả có thể tìm thấy con đường phải đi sau khi được tiếp xúc với những lời vàng ngọc của võ sĩ “samurai chân chính cuối cùng” Saigo Takamori...
  • Người trí thức giữ mình bằng liêm chính và tự trọng

    11/03/2016Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiệnCuốn sách mới ấn hành Luật sư Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên cho thấy đất nước vừa có độc lập đã lo xây dựng ngay một nhà nước pháp quyền với tư tưởng rất hiện đại. Cuốn sách còn cho thấy một trí thức... sống lạ với câu hỏi đến hôm nay vẫn khó giải đáp hết được: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”.
  • Công bằng một tí

    18/02/2015Nguyễn Ngọc BíchCông bằng được định nghĩa là trả cho mỗi người cái quyền mà họ được hưởng. Ngược với nó là bất công nghĩa là xâm chiếm, tước đoạt những quyền của người khác...
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Lòng tự trọng của anh bán thịt dê

    27/04/2014Thùy LinhTừ lâu dân chúng đã được chứng kiến lòng “tự trọng” của chính quyền, quan chức là thế nào. Lòng “tự trọng” của họ được bảo đảm bởi luật pháp, quyền lực, tiền bạc, cảnh sát, an ninh, nhà tù…mỗi khi cảm thấy “tự trọng” bản thân của họ bị phê phán, chê bai. Nhiều dân chúng phải hy sinh “tự trọng” để né tránh nỗi sợ hãi mà chính quyền gây ra...
  • Đảm bảo công bằng

    10/04/2014Tàu Discovery đang trên đường trở về trái đất từ trạm vũ trụ quốc tế Alpha, trong bốn phi hành gia có một người da đen. Bỗng xuất hiện một chỗ hỏng ở vỏ ngoài con tàu, cần một người hy sinh leo ra khắc phục sự cố...
  • Tâm thức nông dân và công bằng xã hội nông thôn

    17/03/2009TS. Nguyễn Đức TruyếnNhà nước hỗ trợ người nghèo hơn 3.800 tỉ đồng ăn Tết Kỷ sửu, nhưng một phần không nhỏ trong số tiền này vẫn không đến đúng những người nghèo nhất. Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến đã lý giải hiện tượng này
  • Người trẻ phải tự chủ

    27/12/2008Lê Ngọc Sơn - Phương Loan (Thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trung đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước...
  • Lẽ công bằng là gì?

    08/10/2006Liệu chúng ta có thể nhất trí với nhau về bản chất của lẽ công bằng không? Mọi người mọi chế độ rất bất đồng với nhau về chuyện thế nào là công bằng và bất công. Phải chăng ý nghĩa của lẽ công bằng là một vấn đề tùy thích cá nhân, hay phải chăng đã có một ý nghĩa phổ quát nào đó mà chúng ta có thể đồng ý?
  • Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

    15/07/2006Lê Cần TĩnhTăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Cào bằng hay công bằng?

    13/12/2005Lê Văn HảoKhi bàn về đặc điểm của người Việt Nam biểu hiện trong hành vi phân chia lợi ích, phần lớn các tác giả đều cho rằng, nét nổi bật là sự cào bằng.
  • Đánh thức lòng tự trọng bị xúc phạm

    23/10/2003GS. Tương LaiXã hội cần ứng xử với sinh viên với tư cách là “con người có giáo dục”, tức là “con người sẽ quyết định khả năng hoạt động của xã hội. Con người này cũng là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội. Để nhận được sự ứng xử đó, sinh viên phải tỏ rõ mình chính là “con người có giáo dục”.
  • xem toàn bộ