Truyền thống cần được trẻ hóa

09:28 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Hai, 2009

Nhiệm vụ cấp bách của Thơ Việt là phải mở cửa ra năm châu để thở, để chống lại nguy cơ tỉnh lẻ của nền thơ khuất gió.

Một nhà thơ hiện đại, theo tôi, phải là một bộ hành thơ của nền thơ nhân loại. Mình phải đọc thế giới để xem họ tiến đến đâu để khỏi lầm tưởng những bước đã quá khứ của họ là tương lai của mình.

Khi gặp tôi tại Hà Nội, tiến sĩ Bernd có hỏi "Thơ ông ít độc giả, vậy ông nghĩ thế nào về vấn đề truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới?".

Năm ngoái, một số bạn ở Paris đã hỏi tôi về vấn đề vừa riêng vừa chung này. Tôi xin phép lạm dụng ít thời giờ của các bạn để trả lời vắn tắt: "Một nền thơ thứ thiệt thường bắt đầu thiểu số và chỉ trở thành đa số với thời gian" như vì sao tắt ngàn năm tấc lòng giờ mới thông tin sáng.

Truyền thống là cần, nhưng tạo ra những truyền thống mới còn cần hơn. Một truyền thống không được trẻ hóa là một truyền thống chết.

Mong muốn sâu xa của người làm thơ hiện đại là tổ chức lễ Giáng sinh mình cùng với ngày lễ Phục sinh của ông cha. Trung thành với cổ nhân là làm khác họ như họ từng làm khác những thế hệ trước để lập ngôn.

Dân tộc và thế giới là hai mặt của cùng một vấn đề. Thế giới mà không dân tộc, thơ sẽ trở thành lai căng và trước sau rồi cũng sẽ tàn lụi vì mất gốc.

Dân tộc mà không thế giới, thơ có nguy cơ suy thoái thành những nền thơ thổ dân sống lay lắt trong những vùng bảo hộ heo hút.

Cách tân với một nhà thơ trẻ đã khó.

Cách tân với một nhà thơ già lại càng khó.

Con đường cách tân nhiều lúc hình như quá lạnh lẽo, cô đơn, quá mỏi chân với một người già.

Xin các bạn hãy cầu Thượng Đế phù hộ cho tôi.

Bản sắc dân tộc

... Trường kỳ hỏi nước tìm nguồn

Sản xuất ra một khái niệm thỏa đáng là một điều kiện cần chưa phải điều kiện đủ.

Một khái niệm không được xác định có nguy cơ trở thành một huyền thoại.

Theo lý thuyết một khái niệm phát ra, nếu không được nuôi dưỡng, với thời gian sẽ tiêu hao thông tin và có thể trở thành "tiếng động".

Ít lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng trong lúc nhận xét một số công trình văn học nghệ thuật hình như đã chớm có dấu hiệu lạm phát khái niệm phong phú bản sắc dân tộc mà nhiều khi cả người phát lẫn người tiếp thu chẳng rõ mặt mũi, mô tê ra sao.

Các nhà lý luận cần phải sớm phỏng dựng chân dung bản sắc nói trên càng chi tiết càng tốt.

Không một thẻ căn cước của bất kỳ công dân nào mà lại, có thể đơn giản ghi ở mục đặc điểm: phong phú bản sắc dân tộc.

Bản sắc dân tộc không phải một thứ tiền sẵn trong kho, lúc cần cứ việc rút ra tiêu trước, càng hiện đại thì lại càng phát hiện được bản sắc dân tộc một cách đầy đủ hơn, phong phú hơn.

Đã có một thời dư luận đánh đổ đồng những hoạt động tâm linh của dân tộc vào phạm trù duy tâm thậm chí mê tín - Với đà hiện đại hóa, một số hoạt động tâm linh (nó là một bộ phận không thể thiếu trong bản sắc dân tộc) đã được chú ý, phục hồi và quan trọng hơn nữa, được nghiên cứu.

Tiếp thu bản sắc dân tộc không phải một chuyển giao thụ động mà một quá trình phát hiện gạn đục khơi trong, một quá trình trẻ hóa và trường kỳ đổi mới.

Nói về thơ, Thể lục bát là một trong nhiều truyền thống chứ không phải truyền thống duy nhất của thơ Việt. Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến có lục bát đâu mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống hay.
Con hơn cha nhà có phúc cũng hay không kém.
Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh. Và cánh dùng để bay.

Tôi hay những truyền thống bay.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những đoản khúc Lê Đạt

    15/12/2018Nhà phê bình Phạm Xuân NguyênNgười “phu chữ” Lê Đạt đã dừng chân trên công trường chữ sản xuất thơ ca. Trong “bộ tứ” nhà thơ thường được nhắc đến của thời Nhân Văn – Giai Phẩm, ông là người ra đi thứ ba, sau Phùng Quán, Trần Dần. Cả bốn ông rồi ra đều được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật...
  • Vài suy nghĩ về cái Tôi trong thơ từ cách nhìn Phật Giáo

    16/11/2017Nguyễn Điệp HoaTưởng rằng có cái TÔI tuyệt đối, cái tôi đích thực, đó là một trong những ảo tưởng lớn nhất của loài người. Nhưng xem ra, căn bệnh này ở những người làm nghệ thuật và các nhà thơ còn nặng hơn nhiều so với những người khác...
  • Truyện ngắn của "phu chữ" Lê Đạt

    03/05/2008Sưu tầmMi là người bình thường (NXB Phụ Nữ) là tập truyện ngắn thứ hai vừa được tái bản của Lê Đạt (sau tập Hèn đại nhân - NXB Phụ Nữ 1997). Sách rời nhà in vừa đúng ngày ông mất (21-4-2008)...
  • Nhà thơ Lê Đạt: Người lạc quan ngoan cố

    20/03/2008Sưu tầmSau hơn một tháng rét đậm, rét hại kỷ lục thế kỷ, Ngày Thơ Việt Nam 2008 bỗng rực nắng bất ngờ, như một minh chứng cho sức sống vượt mọi thử thách của thơ Việt. Minh chứng thứ hai, lão tướng thơ Lê Đạt, chân bước cà nhắc vào tuổi bát tuần, vẫn có mặt làm rộn một góc sân Văn Miếu - Hà Nội với tiếng cười "lạc quan” ngoan cố rất đặc trưng...
  • Nhà thơ Lê Đạt và Tình U75

    20/03/2008Hữu ViệtTuổi 80 “lão tướng” Lê Đạt lại tiếp tục lên đường vào trận thơ mới có tên gọi “U75 từ tình” (NXB Phụ Nữ, 2007). Có lẽ để giúp bạn đọc khỏi phải vắt óc đoán trận chữ rất biến hóa của mình ngay từ cách đặt tên tập thơ, ông đã dành phần phi lộ để định nghĩa từ tình...
  • Trò chuyện với nhà thơ Lão Thực

    09/12/2006Vũ Ngọc TiếnCó một thời ấu trĩ, hễ ai nhắc đến Hiện sinh còn bị chuốc vạ vào thân, đã kìm hãm sự phát triển văn học Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX. Đáng tiếc, bước vào đổi mới, có một số người, để tỏ ra mình cấp tiến hơn các bạn viết, đã cố gồng cây bút lên cho có vẻ Hiện sinh, mà có khi Hiện sinh là gì họ còn chưa hiểu hết, sách Hiện sinh chắc gì đã đọc cho nghiêm túc. Ngược lại, có không ít người lại tỏ ra dị ứng, ác cảm với Hiện sinh. Triết học nào lập ra cũng vì con người, hướng dẫn con người đi tìm đến cội nguồn của hạnh phúc...
  • Nhà thơ trong thiên văn học

    11/10/2006
  • Yếu tính của thơ

    29/06/2006Hầu hết chúng ta ngày nay đều đồng nhất thơ với văn vần. Đối với chúng ta, một bài thơ là một trước tác được sắp xếp theo các dòng chữ có một mẫu hình xác định về nhịp điệu, và bày tỏ những cảm tưởng và ấn tượng cá nhân. Chúng ta phân biệt thơ với văn xuôi, là loại ngôn ngữ của hành ngôn và trước tác thông thường. ...
  • Thơ và vật lý hiện đại

    13/06/2006Lê ĐạtVào những năm 60 của thế kỷ trước, một sự kiện văn học đã đẩy tôi vào một tình trạng hết sức trầm luân về vật chất cũng như tinh thần...
  • Thơ là giọng, là phong cách của tư tưởng

    07/04/2006Thiếu chúng ta, thế giới vẫn hoàn chỉnh. Một sự thật không thể khoan thứ. Nhà thơ đáp lại bằng cách nổi loạn, muốn chứng tỏ rằng không phải thế. Do lòng tự đại bị tổn thương, niềm tự hào ương ngạnh hoặc nhu cầu tuyệt vọng, nhà thơ kinh niên tranh cãi với sự thật, và một điều kinh ngạc xảy ra: một sự thật khác được tạo nên, giống như một thành tố mới có phần đối nghịch với điều không thể khoan thứ.
  • Thơ hay là cái chết của thời gian

    28/09/2005Ngô Tự LậpVề thơ như là một tổ chức ngôn ngữ quái đản. Tiểu luận Thơ là gì là một bài viết rất đặc trưng cho phong cách của ông Phan Ngọc: nhiều tâm huyết nhưng cũng nhiều võ đoán. Suốt bài viết với giọng cực kỳ tự tin này lấp lánh đây đó những nhận xét sâu sắc bên cạnh những từ ngữ và thuật ngữ cố tình lạ tai gây cảm giác khó chịu: “Quái đản”, tính thao tác”, “sự thức nhận”… (Tôi xếp vào loại này cả những từ to tát không cần thiết khác như vượt gộp", "thao tác luận"... rất nhiều trong các bài viết của ông). Mặc dù thú vị, bài viết này, theo tôi, có nhiều điểm chưa thích đáng, cả trong các nhận định lẫn trong thao tác khoa học.
  • Thơ ca như một thứ tôn giáo

    21/10/2005Nhà thơ Trần Anh TháiKín đáo và ngại ngùng bởi không muốn nói nhiều về mình và tập thơ Trên đường vừa xuất bản, nhưng nhà thơ Trần Anh Thái tỏ ra cởi mở hơn khi đề cập đến thơ ca và công việc sáng tác của người nghệ sĩ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên với nhà thơ...
  • Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri?

    08/09/2005Những lý thuyết về thơ từ những thời kỳ xa xưa đều xoay quanh ý niệm nhà thơ như người thợ thủ công khéo léo, như nhà tiên tri đầy cảm hứng, hay như một sự kết hợp thế nào đó của cả hai. Trong thế giới cổ đại, từ “thơ” nguyên nghĩa là “chế tác”, và bao gồm mọi hình thái sáng tạo sinh sôi của con người – chế tác những cái hũ cũng như chế tác những bài thơ. Nhưng nó sớm mang ý nghĩa nghệ thuật “chế tác” văn chương, sự trình bày có tính chất tưởng tượng về hành động, tính cách, và cảm xúc con người – thông qua từ ngữ. “Sự chế tác” như vậy bao gồm những tác phẩm kịch, ...
  • Thơ là gì ?

    30/09/2005Phan NgọcTrong quá trình xây dựng bộ "Phong cách học cấu trúc tiếng Việt", tôi bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm, bởi vì các khái niệm trước đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có, còn công trình của tôi mang tính thao tác, phải tìm cái lý do, cái sở dĩ của các hiện tượng đã được xem là hiển nhiên....
  • xem toàn bộ