Trường học cho giám đốc

05:26 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Tám, 2017

Một thuyền trưởngbất tài nếu không vạch được hải đồ hợp lý cho con tàu. Một giám đốc kém cỏi nếu không biết cách điều hành hiệu quả một Công ty. Vì vậy, những trường học dành cho giám đốc đã ra đời, để giúp họ lèo lái con tàu doanh nghiệp cập bến thành công.

Trong quan điểm của không ít doanh nghiệp, để canh tranh hiệu quả, điều quan trọng hơn hết là nắm bắt và vận dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm (hoặc dịch vụ) với chất lượng cao nhất. Điều này sẽ gây thiện cảm cho người tiêu dùng hoặc khách hàng và nếu chất lượng tốt, thương hiệu sẽ mạnh, lợi nhuận chắc chắn sẽ tăng. Song, công nghệ không phải là kỹ năng duy nhất mà một Công ty cần phải có. Nhiều trường hợp Công ty nội địa tuy có sản phẩm tốt nhưng không thể thâm nhập thị trường nước ngoài, và không đáp ứng được những đòi hỏi trong đơn đặt hàng của đối tác.

Thuyền trưởng cho mỗi con tàu doanh nghiệp

Ngày nay, một vài Công ty nội địa đang trên đà mở rộng hoạt động. Vì vậy, tính hiệu quả và đồng bộ là điều quan tâm đặc biệt và cần thiết khi mở rộng quy mô. Tuy nhiên, sự mở rộng này cũng làm cho nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và thử thách. Thực tế, một doanh nghiệp doanh nghiệp có thể thành công bước đầu nếu có công nghệ và kỹ năng vận hành công nghệ hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp đã đủ những kỹ năng để tự phát triển trong một quy mô rộng lớn. Điều dễ hiểu, một kỹ sư giỏi và một nhà quản lý giỏi không bao giờ song hành.

Nếu ví doanh nghiệp như con tàu lênh đênh trên biển thì mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một thuyền trưởng tài ba để chèo chống con tàu qua cơn bão biển. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có quy mô lớn hơn. Đó là kết quả tất yếu của việc nhiều doanh nghiệp Nhà nước lớn được cổ phần hóa bên cạnh sự phát triển có hệ thống của Công ty tư nhân thế hệ đầu tiên. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ cũng đang vươn sức để trở thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai. Và tất cả các chủ doanh nghiệp đều nhận định, con thuyền to sẽ gây nhiều khó khăn cho người cầm lái. Xu hướng mở rộng quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam là kết quả của việc gia tăng cổ đông và phân chia nhỏ quyền sở hữu cũng như chức năng quản lý trong doanh nghiệp. Người lãnh đạo các Công ty như vậy sẽ không phải là người chủ sở hữu doanh nghiệp. Thay vào đó, có thể là những cá nhân có phần hạn vốn trong Công ty với tư cách nhà đầu tư độc lập. Những nhà đầu tư này nắm rõ quyền lợi cổ đông của họ và sẽ tìm kiếm sự bảo đảm về quyền lợi này trong các Công ty mà họ muốn đầu tư. Ngược lại, họ có nghĩa vụ cung cấp vốn cổ phần tìm bạntìm hạn cho doanh nghiệp mà họ đã chọn, để mở rộng quy mô.

Khi việc hợp tác này được thực hiện, ban giám đốc của Công ty sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các hoạt động, quản lý. Ban giám đốc gồm các thành viên là những cá nhân hay cổ đông trong Công ty. Thật sự, họ được ví như thuyên trưởng của một con tàu, làm sao để tàu luôn tìm được những bến đỗ mới và giữ cho tàu thoát khỏi những con nước nguy hiểm. Quan trọng nhất là không được để tàu chìm.

Kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm là hai điều quan trọng cho vị thuyền trưởng và ban giám đốc. Một thuyền trưởng bất tài nếu không thể vạch được hải đồ hợp lý cho con tàu. Một giám đốc doanh nghiệp kém cỏi nếu không biết cách điều hành hiệu quả một Công ty. Và tiếc thay, những kinh nghiệm đó lại rất thiếu trong các DN VN hiện nay. Thiết nghĩ, cần phải đầu tu nhiều thời gian để phát triển nguồn nhân lực quản ly giàu kỹ năng và kinh nghiệm, từ đó mới có thể giúp các doanh nghiệp vững tin mở rộng quy mô.

Trường học cho "thuyền trưởng”

Giải pháp cho vấn đề này là lập một tổ chức hoặc hiệp hội chuyên tìm kiếm, phát triển những kỹ năng và kinh nghiệm cho các giám đốc, giống mô hình Viện Đào tạo giám đốc (ID) mà nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng. Những công cụ mà ID cung cấp nêu trên đã chứng minh sự hữu ích thực tiễn trong tiến trình phát triển kinh tế doanh nghiệp. Nhiều năm trước đây, khi hàng loạt những Công ty mới đăng nhập vào TTCK, Singapore đã nhận ra sự thiếu hụt rất lớn những giám đốc điều hành gián tiếp có kinh nghiệm trong các Công ty. Các nhà đầu tư Singapore bắt đầu quan tâm đến khả năng của những vị giám đốc điều hành. Tuy số lượng nhân lực này còn hạn chế, song với sự cung cấp các chương trình huấn luyện và phát triển chuyên nghiệp của ID, số lượng giám đốc có chất lượng chắn chắn sẽ được mở rộng trong thời gian tới. Bằng cách cung cấp những kiến thức về ủy nhiệm nhân sự từ ID, các chủ doanh nghiệp hay cổ đông của họ có thể tự tin ủy nhiệm quyền hạn cho giám đốc mà họ chọn để gánh vác trách nhiệm quản lý.

Bài học về sự ủy nhiệm quyền hành này đã giúp các Công ty cổ phần tìm thấy những giám đốc điều hành gián tiếp thích hợp nhất, tạo niềm tin đầu tư từ phía những nhà đầu tư nước ngoài. Nó cũng giúp các Công ty nhỏ đang mở rộng quy mô nhanh chóng tìm thấy những giám đốc có kinh nghiệm ở vị trí thích hợp, giúp doanh nghiệp của họ tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.

Trong bài học về sự ủy nhiệm, ID ở Hồng Kông đã chỉ rõ cho các doanh nghiệp những phẩm chất của một giám đốc điều hành gián tiếp gồm:

  • Thông minh: có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để quản lý và trình bày các quyết định rõ ràng.
  • Chuyên gia: đưa những kỹ năng đặc biệt để chuyên môn hóa việc quản lý các phòng ban.
  • Hướng ngoại: khả năng hiểu biết những sự kiện bên ngoài.
  • Óc thẩm định: nhận ra những vấn đề mang tính tổng thể đề cung cấp giải pháp trọng tâm.
  • Khả năng tiếp xúc: liên kết doanh nghiệp với các tổ chức hoặc cá nhân có khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.
  • Chất xúc tác: biết đặt câu hỏi cho những vấn đề đang tồn tại, giới thiệu ý tưởng mới, kích thích sự cải tiến doanh nghiệp.
  • Đại sứ: giới thiệu bộ mặt Công ty đến cộng đồng.
  • Người tạo nên vị thế: khả năng mang lại lòng tin, uy tín của đối tác cho các doanh nghiệp.
  • Khả năng điều hành: người tìm thấy hướng điều hành tích cực, có thể tìm kiếm những vị trí quản lý khác.
  • Khả năng giám sát: có tiếng nói độc lập dù là ở vi trí của một cổ đông nhỏ.
  • Người biết chia sẻ: hiểu và chia sẻ với những trăn trở của Chủ tịch hội đồng quản trị và người điều hành trực tiếp.
  • Một van xả an toàn: có thể xoa dịu xung đột giữa các thành viên trong các phòng ban.

Ngày nay, thành viên phải trả một chi phí trước khi tham gia ID vì đây là một tổ chức độc lặp và tự quản tài chính. Tuy vậy, các thành viên vẫn sẵn lòng trả phí bởi họ ý thức và nhận ra giá trị lợi ích của mình khi tham gia ID. Tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp thống nhất đã được Hội đồng Chính phủ thông qua và sẽ được thực thi trong năm 2006. Điều luật này sẽ góp phần củng cố những quy định hiện thời trong việc hợp tác điều hành giữa các Công ty nội địa, bao gồm vai trò và trách nhiệm của ban giám đốc và cách thức vận hành chức năng cửa các phòng ban.

Song, với bất kỳ một luật mới nào, tất yếu sẽ luôn gặp những khó khăn bước đầu trong việc thực thi.

Và để thực thi hiệu quả, trước hết phải có người vững kỹ năng và kinh nghiệm để đưa các lý thuyết pháp luật vào thực tiễn. Vì vậy, nên chăng có những lớp đào tạo thực tiễn từ ID hay một tổ chức đại loại như vày? Chắc chắn câu trả lời sẽ là "Có". Bởi vì một ban quản trị tốt sẽ làm cho công việc kinh doanh tốt hơn!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”

    03/11/2015Trang Nhung FTU dịchBạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership)...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Văn hoá doanh nghiệp

    17/02/2006Võ Đắc KhôiDoanh nghiệp nào đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân và tập thể. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng.
  • Giá trị và tầm nhìn

    04/02/2006Hoàng Quỳnh LiênGiá trị tạo ra nền tảng của hình thức quản lý trong một doanh nghiệp. Giá trị cung cấp bằng chứng về thói quen, và do đó, có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định marketing...
  • Peter Drucker: Người tôn vinh nghề quản trị

    28/11/2005Phạm Vũ Lửa HạPeter Drucker được xem là nhà tư tưởng lớn về quản trị và kinh doanh của thế kỷ 20. Hiếm có vấn đề nào mà giới kinh doanh làm, suy nghĩ hay đương đầu mà ông chưa bàn đến. Ông đã sáng chế nhiều thuật ngữ và cổ xúy cho những khái niệm (ví dụ như "quản trị theo mục tiêu") nay đã đi vào ngôn ngữ hàng ngày của giới kinh doanh. Và nhiều ý tưởng sáng tạo của ông đã thành những phần không thể thiếu của nghề quản trị...
  • Sức cuốn hút của những nhà lãnh đạo

    22/07/2005"Công việc là sự tìm kiếm ý nghĩa cho mỗi ngày cũng như kế sinh nhai hàng ngày, để được công nhận mình cũng như là vì đồng tiền, vì sự ngạc nhiên nhiều hơn là sự uể oải; tóm lại, vì ý nghĩa cuộc sống hơn là vì những ngày Thứ 2 đến Thứ 6 buồn tẻ" - Studs Berkel ...
  • 10 lời khuyên giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công

    02/02/2004Lãnh đạo một công ty lớn là một trong những công việc quan trọng nhất trên thế giới. Đây là một công việc vốn đã cực kỳ khó khăn và dường như ngày càng khó hơn nữa. Sau đây là 10 phẩm chất cần có để trở thành một người có thể đảm trách tốt công việc này...
  • xem toàn bộ