Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

05:30 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Mười Hai, 2005

"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy.

Như chúng ta đã biết công cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của đất nước ta là một trong những vấn đề lớn nhất trong mấy năm qua. Cả xã hội đã đổ không biết bao công sức với mong muốn đưa nền giáo dục nước nhà phát triển. Không ngoa khi ta nói CCGD được ưu ái bậc nhất. Trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, đang trên đà phát triển, ngành nào cũng cần vốn, chúng ta mới thấy điều này mới thật đáng quý biết bao.

Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều ý kiến, biện pháp của tập thể, cá nhân được đưa ra với mong muốn làm sao để CCGD đạt kết quả cao nhất. Nhiều kết quả và biện pháp trong đó được ghi nhận và thực thi nhưng kết quả mới chỉ đáp ứng được một phần sự kỳ vọng của xã hội.

Tại sao vậy? Những ý kiến và biện pháp đó không hợp lý? Có thể lắm chứ bởi nếu các biện pháp đó đúng, hay thì CCGD phải có kết quả tốt đẹp hơn chứ. Vậy tại sao những biện pháp đó không hay, không hợp lý? Bạn có bao giờ tự hỏi mình như vậy không? Bạn có trăn trở với CCGD nước nhà? Nếu có, ý kiến của bạn thế nào? Nếu được hỏi : “Nếu là Bộ trưởng GD&ĐT trong giai đoạn này, bạn sẽ làm gì?” Bạn sẽ trả lời thế nào hay bạn sẽ đồng ý với câu trả lời của GS Văn Như Cương “Tôi sẽ từ chức” khi ông được hỏi như vậy? Còn tôi, nếu tôi được hỏi câu hỏi đó, tôi sẽ trả lời: “Trung thực nền giáo dục”.

"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy.

Những ý kiến, biện pháp đó đúng, hay chỉ trong trường hợp nền giáo dục có môt nền móng vững chắc. Một nền giáo dục trung thực sẽ là cú “hích” để giáo dục và đất nước Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Một vị GS người Pháp kể rằng ông đã từng sang Việt Nam trong những năm chúng ta đang tiến hành kháng chiến chống Pháp. Và ông đã được chứng kiến một điều kỳ diệu: chúng ta đã thực hiện thành công chiến dịch diệt giặc dốt. Từ một đất nước với gần 100% dân số mù chữ, chúng ta đã biến thành đất nước với trên 90% dân số biết chữ trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tại sao chúng ta làm được điều đó? Tại vì chúng ta trung thực - ông lý giải.

Sau hoà bình, ông có dịp quay trở lại Việt Nam khi đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Vấn đề ông quan tâm nhất vẫn là giáo dục. Ông có dự giờ một buổi thi của SV Khoa Luật, ĐHKH Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Ông thật kinh ngạc khi thấy rằng sinh viên tự do mở vở, giám thị coi thi không có phản ứng gì. Ông có thắc mắc thì được trả lời "Đó là chuyện thường ngày ở huyện". Với ông, đó là một sự lừa dối, “một tai hoạ”. Tuy nhên ông cũng được an ủi phần nào khi ông nghe được câu trả lời của một vị GS người Việt Nam tại Hà Nội với con của ông GS này “Bố mẹ có thể chấp nhận con điểm thấp, con không lên lớp nhưng bố mẹ không chấp nhận con quay cóp, lừa dối, không trung thực”. Những gì vị GS người Pháp viết và câu trả lời của vị GS người Việt hẳn làm bạn và tôi suy nghĩ rất nhiều.

Sợ nhất là sự lừa dối, là sự không trung thực. Ai ai cũng sợ điều này, phải chăng chỉ có ông Bộ trưởng GD & ĐT là không sợ. Kỳ họp Quốc hội trước, theo ông, vấn đề quan trọng nhất của CCGD là SGK, còn kỳ họp này là giáo viên, không phải là một nền giáo dục trung thực.

Tôi đã từng là giáo viên, tôi phải thú nhận một thực tế rằng những gì vị GS người Pháp viết là hoàn toàn đúng sự thật – một sự thật cay đắng (điều này chắc chắn bạn cũng biết và rất nhiều người đã lên tiếng). Với tư cách là một người trực tiếp giảng dạy, tôi nhắc lại một chút để quý vị thấy rõ hơn.

Lớp mà tôi được phân công làm chủ nhiệm có hơn 40 học sinh. Đa số là học sinh có học lực trung bình, nhiều đứa yếu, vài ba đứa khá, một hai đứa giỏi (đa số học sinh kiến thức rất hổng). Thế là tốt lắm rồi. Đằng này “ở trên” là Sở, Phòng… lại ra chỉ tiêu, “quy định” thì đúng hơn: 60% học sinh tiên tiến, 10% học sinh giỏi, còn lại là trung bình…Thử hỏi làm thế nào để đạt được điều đó chứ? Bởi vậy, để đạt chỉ tiêu, chúng tôi phải nâng điểm cho học sinh thành ra mới có chuyện học sinh không học cũng tiên tiến, giỏi là vậy.

Còn đi coi thi tốt nghiệp thì giám thị phải làm ngơ, thậm chí phải làm bài cho học sinh. Nếu không làm như vậy thì trường họ không đạt chỉ tiêu, trường mình cũng sẽ không đạt chỉ tiêu. Bởi thế nên mới có chuyện nhiều học sinh không học cũng đỗ tốt nghiệp như chúng ta thấy. Thật cay đắng và nhục nhã khi là thày cô giáo mà phải làm như vậy. Hậu quả của nó tai hại vô cùng, bài học nhãn tiền là kết quả thi tốt nghiệp thì cao khủng khiếp mà kết quả thi ĐH thi cách xa một trời một vực như những năm qua.

Xa hơn nữa, chúng ta đã tạo ra một cách vô tình những công dân tương lai có những đức tính xấu xa: lừa dối, hình thức, không trung thực – “một tai hoạ”.

Mấy năm qua, nạn bằng giả tràn nan. Tệ sính bằng cấp đã trở thành bệnh; Thừa thày thiếu thợ; Hàng ngàn SV tốt nghiệp ĐH mà không xin được việc; Tệ tham nhũng; Nhiều công trình xây dựng tốn kém mà không có hiệu quả... Nguyên nhân sâu xa đó chính là tính không trung thực, tính hình thức của mỗi công dân được hình thành ngay trên ghế nhà trường mà tôi đã nói ở trên.

Cổ nhân đã nói “Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”. Với cách đào tạo hiện nay thì làm cho chúng ta không biết mình là ai, thế thì làm sao ta thắng được? Vì sao Hàn Quốc, Nhật Bản có xuất phát điểm như mình mà họ lại phát triển như vậy? Bởi vì họ trung thực, không hình thức màu mè, họ biết đất nước họ nghèo, biết nhìn thẳng vào sự thật cùng nhau phấn đấu cho bản thân, cho đất nước họ.

Không thể phủ nhận rằng do bệnh hình thức của xã hội nên đã tạo ra một nền GD hình thức. Nền GD hình thức đã tạo ra những công dân có tính hình thức ngay từ trên ghế nhà trường dẫn đến xã hội bị “hình thức hoá”, dẫn đến chúng ta “không biết mình, biết người". Vậy phải làm thế nào, biện pháp nào cho hợp lý?

Điều cơ bản nhất là ta phải nhận ra đâu là vấn đề quan trọng nhất của CCGD. Tôi xin nhắc lại một lần nữa, đó là trung thực nền giáo dục nước nhà.

Biện pháp? Sẽ không khó, bởi cả nước sẽ chắc chắn ủng hộ biện pháp này nên có nhiều biện pháp hay, hợp lý. Chẳng hạn biện pháp như ta vẫn áp dụng trước kia: Học thật, thi thật; Học thế nào, kết quả thế ấy (tựa như kết quả thi ĐH). Đối với người học, do phổ cập GD nên điểm thấp cũng đỗ, cũng tốt nghiệp. Tuy nhiên, phải ghi rõ kết quả trong bằng tốt nghiệp, trong học bạ.

Ví dụ bằng tốt tốt nghiệp của một thí sinh: Trần văn A, điểm 15, xếp hạng: Kém... Nhìn vào bằng tốt nghiệp này, anh ta sẽ biết anh ta là ai, khả năng thế nào chứ không rơi vào tình trạng không biết mình là ai, “lửng lơ con cá vàng”. Nhờ đó anh ta sẽ biết phải làm gì. Vả lại nếu anh ta là người tự trọng anh ta sẽ đau xót đến mức nào. Lúc đó sức mạnh nội sinh sẽ tăng lên gấp bội, buộc phải vươn lên khẳng định mình, chiến thắng mình, chiến thắng đối thủ.

Đất nước chỉ vươn lên được chỉ khi mỗi công dân có lòng tự trọng, lòng tự trọng lớn thì sức mạnh lớn, thành công lớn. Bên cạnh đó, tạm thời bỏ những chỉ tiêu hình thức. Bao giờ nền GD thực sự phát triển ta mới thực hiện những chỉ tiêu này.

Nếu như những biện pháp này được thực thi thì chắc chắn sẽ được ủng hộ của toàn dân vì toàn xã hội đều bức xúc. Hơn nữa, biện pháp thực hiện lại đơn giản, không tốn kém, thậm chí chỉ cần một cuộc họp của lãnh đạo Bộ GD&ĐT ra nghị quyết là xong. Tôi tin rằng chỉ một thòi gian ngắn ta sẽ thực hiện được những biện pháp này bởi vì cả xã hội đều mong ước điều đó. Lúc đó, đương nhiên ta đã tạo ra những công dân ưu tú, trung thực, dám nhìn thẳng vào hiện trạng đất nước còn nghèo, cùng phấn đấu vươn lên vì bản thân, vì đất nước. Lúc đó, đất nước ta sẽ phát triển nhanh và bền vững sánh vai cùng thế giới.

Cuối cùng tôi hỏi bạn lần nữa “Nếu bạn là …” Còn tôi, tôi vẫn trả lời và thực thi, thực thi một cách quyết liệt: trung thực nền giáo dục nước nhà.

Nguồn:VietnamNet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy thêm, học thêm nhìn từ góc độ đạo đức

    04/11/2005Lê Quang DũngDạy học thêm ở ta cho thấy sự yếu kém về chất lượng và sự bất cập, lạc hậu trong quản lý giáo dục, là giết chết sáng tạo.
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Thiết bị giáo dục chậm và kém chất lượng

    18/04/2005Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí mua sắm thiết bị giáo dục (TBGD) từ ngân sách nhà nước dành cho các địa phương năm học 2005-2006 lên tới 745 tỉ đồng. Tuy nhiên, có tiền rồi, nhưng thiết bị có được cung cấp đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, mới là điều quan trọng. Một thực tế đang tồn tại và gây không ít bức xúc, không những cho chính những người đang đứng trên bục giảng và ngồi trên ghế nhà trường, mà còn làm đau đầu các nhà quản lý, ...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    20/11/2003“- Em không làm được bài à? Đi “vệ sinh đi”!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?”. Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân.
  • Chỉ số chất lượng giáo dục nước ta chỉ đạt 3,79/10 điểm

    20/10/2003Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79 trên tổng thang điểm 10, thua kém nhiều so với các nước trong khu vực và Châu Á.
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Báo động tình trạng học văn của học sinh

    26/08/2003"Thân thể người lái đò rất tráng lệ; Nguyễn Tuân rất hung bạo..." là những câu trong bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua. Nhiều giáo viên chấm văn nhận xét, mỗi năm bài làm của học sinh lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những bài thi giám khảo không sao đọc được, có những câu văn của học sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được...
  • Giáo dục - Lực bất tòng tâm?

    23/08/2003Võ Sư PhạmNhiều điều xã hội kêu ca về chuyện học thường được nghe thanh minh tại lực bất tòng tâm. Rồi ai cũng hiểu ta thừa tâm, chỉ thiếu lực. Lực là tiền, là cơ sở vật chất để thực hiện cái tâm. Còn cái tâm là gì?
  • Tuyên chiến với bệnh thành tích: Ai cần động viên?

    18/08/2003Một câu chuyện ngoài hành lang lớp học: có một giáo viên lớp 5 đã dặn học sinh của mình: "Nếu vào phòng thi mà không làm bài được thì cứ xin đi tiểu để ra ngoài gặp thầy, thầy sẽ giúp cho...” Bé Dương, con của chị Minh, đã nhớ kỹ lời thầy dặn. Trong một buổi thi tốt nghiệp tiểu học, bé đã xin "đi tiểu” đến ba lần để gặp thầy - đang làm giám thị hành lang tại nơi bé thi. Thầy đã giúp bé ba "chiêu” và bé đã... đường hoàng tốt nghiệp tiểu học!
  • Nghịch lý chất lượng của môn giáo dục công dân.

    29/06/2003Đã có rất nhiều giấy mực bị tiêu tốn vào việc dự thảo giáo dục pháp luật trong trường phổ thông. Theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ “Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ GD và ĐT chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, giảng dạy....” Như vậy, hiện có một khối lượng kiến thức cơ bản, khái quát về pháp luật được dạy và học tại các trường phổ thông trên cả nước. Nhưng qua các năm đã triển khai thực hiện, chúng ta nghĩ sao trước thực trạng học sinh, sinh viên (kể cả trẻ vị thành niên) phạm tội ngày càng tăng chứ không giảm?
  • Hy vọng năm 2002 sẽ bước đầu xoá bỏ quốc nạn “Dạy thêm, học thêm”

    11/02/2003GS Trần Văn HàGọi là quốc nạn vì nó làm tổn thương hạnh phúc của nhiều gia đình, gây di hại lâu dài cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam vốn có gene thông minh, sáng tạo, hiếu học, làm hoen ố phẩm chất nghề thầy giáo vốn được xã hội tôn vinh.
  • Một cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục THPT

    10/02/2003Tiến sĩ Hồ Thiệu HùngĐối với nhà quản lý xã hội, đây là một dịp để kiểm định những báo cáo lâu nay chỉ nêu dưới dạng định tính của các nhà quản lý giáo dục về chất lượng giáo dục (văn hóa) của học sinh địa phương mình, được diễn đạt là "được nâng lên rõ rệt" (hoặc một bước) kèm theo mấy con số về tỷ lệ tốt nghiệp ở các bậc học - nào là tiểu học 99,9%, trung học cơ sở là hơn 99%, THPT là hơn 90%...
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác