Triết học học đường

10:14 CH @ Thứ Ba - 07 Tháng Hai, 2006
Đề cập tới hai chữ “triết học”, các em học sinh sinh viên đều có một cách nhìn giống nhau, cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng , khó hiểu. Do đó phần lớn thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường các em đều học một cách đối phó, bị động, học thuộc lòng, không hề có chút nào động não. Do đó nên đến lúc ra trường công tác, làm những lao động ngành nghề khác nhau trong xã hội, các em hầu như đều biến thành những công cụ, những cỗ máy bị điều khiển, làm theo lệnh chỉ huy từ trên xuống, không bao gìơ biết phản tư, phê phán, lật ngược vấn đề mà tìm ra những ý tưởng mới, sáng tạo mới. Đây là hậu quả của việc học tập rập khuôn theo sách vở thánh hiền kéo dài hàng nghìn năm nay ở đất nước ta, mà đến nay chúng ta vẫn đang theo. Lối mòn đó là xem lời của Khổng, Mạnh (nay thì lời của thầy, sách của Bộ do những nhóm “chuyên gia” già cả, không được cập nhật hóa soạn thảo) là chân lý tuyệt đối, buộc phải noi theo.

Bước sang thế kỷ 21, một trong những cải cách đầu tiên của ngành giáo dục là vấn đề rèn luyện cho các em có được cái tư duy “biết phủ định”. Ta không nên gọi đó là “nếp” suy nghĩ như lâu nay vẫn quen dùng mà phải gọi là “phương pháp”. Bởi vì đã là “nếp” nhăn trong bộ não là ngày càng hằn sâu, nó khác với phương pháp là phải luôn luôn thay đổi. Và chỉ có trên cơ sở biết phủ định, biết phản tư (criticism), biết tìm tòi những sai lầm trong nhận thức của bản thân mình và của người khác, thì ta mới có khả năng có giả tưởng, có sáng tạo và tìm ra được những ý tưởng mới.

Truy nguyên từ chữ Hy Lạp cổ, “philosophia” gồm có hai thành tố: “philo” có nghĩa là ham thích, “sophia” là tranh biện. Còn chữ triết học (哲學) thì tuy là chữ Hán nhưng được các học giả Nhật Bản sử dụng đầu tiên để dịch chữ “philosophia”. Sau đó Hoàng Đạo Quang, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi... mới dùng nó để dịch hàng loạt sách triết học phương Tây, trở nên phổ biến rộng rãi như ngày nay. Đem chiết tự chữ “triết” ta cũng có hai thành tố là “chiết” và “khẩu”, nghĩa là dùng lời lẽ để bắt bẻ.

Bản thân danh từ philosophia có hàm nghĩa rất rộng. Đó là sự ham hiểu biết, yêu trí tuệ (love of wisdom). Bởi vậy, đề cập đến triết học còn có nghĩa là ta say mê tìm hiểu, nhận thức về ta, về thế giới xung quanh. Nó đồng nghĩa với khái niệm tìm hiểu “tính” (giống loài, trong đó có ta, có con người) và “thiên đạo” (vũ trụ) của triết học phương Đông.

Tìm hiểu cái gì? Như nhà triết học vĩ đại người Đức là Kant đã nói, đó là bốn vấn đề: ta biết và chưa biết cái gì, ta cần phải làm gì, ta có kỳ vọng gì, và con người ta là gì. Sự truy tìm đó là khôn cùng, bằng lý niệm và kinh nghiệm, bằng duy tâm và duy vật, bằng thực chứng và giả chứng (giả thiết), bằng phương pháp quy nạp và diễn dịch, v.v... Từ đó mà trên thế giới, trong lịch sử đã có hàng mấy chục học phái khác nhau, chống đối nhau, kế thừa nhau, hưng khởi rồi lụi tàn. Mỗi học phái đều có cái đúng cái sai khác nhau, và không có cái nào là chân lý, đúng tuyệt đối. Có thể nói “chân lý” là cái mà con người, từ thế hệ này sang thế hệ khác, truy cầu nhưng không bao giờ nắm bắt được. Đứng trên quan điểm đó nên Einstein, Whitehead... mới có thể tìm ra thuyết tương đối, cơ học lượng tử, chứng minh được những cái sai, cái bất cập của cơ học cổ điển của Newton, từng ngự trị gần ba trăm năm cho đến khi con người bước ra khỏi sức hút của quả đất thì mới lộ rõ cái sai. Với lý thuyết mới, ta giải thích được tại sao không gian lại cong đi mà thời gian thì co lại, mới có thể chứng minh được tiên đề song song là sai hoặc định luật tổng góc trong của hình tam giác có thể lớn hơn hoặc bé hơn 180 độ tuỳ theo mặt không gian lồi hay lõm, v.v...

Tất cả những điều đó đều nhờ có những bộ não luôn luôn biết lật đi lật lại vấn đề. Thế kỷ trước đã như vậy, bước sang thế kỷ 21, khi các ngành khoa học ngày càng giao thoa, giao diện (interdisciplinary, interface), tuỳ thuộc lẫn nhau mãnh liệt hơn bao giờ hết, thì con người lại cần phải có cách suy nghĩa như vậy. Hầu như mọi phát minh khoa học đều nẩy sinh trong miền giao thoa này. Triết học là môn khoa học lý luận về tư duy, càng có sự giao thoa, giao diện mạnh hơn rất nhiều lần. Ngày nay, người ta không còn bàn đến vấn đề là phải kết luận dứt khoát vật chất có trước hay tinh thần có trước, không còn phải phân định rạch ròi giữa duy vật và duy tâm... Người ta đã đi sâu hơn về mặt bản thể luận, về mặt ngoại vật lý (metaphysic) mà trước nay ta quen dùng theo thuật ngữ của giáo sư Hoàng Xuân Hãn là “siêu hình”. Trong khi đó ở Trung Quốc, họ lại mượn thuật ngữ của Kinh dịch là “hình nhi thượng” để diễn đạt khái niệm metaphysic, tức là những cái có trước vật chất, tồn tại trước sự sống, ví dụ như gien có trước khi em bé chào đời. Bởi thế, hiện nay không chỉ phương Tây mà ở Nhật, Trung Quốc cũng đang chú trọng nâng cao tu dưỡng triết học, nhất là phần meta, là cái gốc của nhận thức (Trung Quốc dùng chữ nguyên 元 cũng lại là một thuật ngữ của Kinh dịch, chỉ quẻ Càn) cho học sinh sinh viên. Triết học đây không còn bó hẹp trong triết học chính trị mà đã mở rộng ra tới triết học khoa học, triết học toán, triết học sinh vật, triết học môi trường (không chỉ là môi trường sống của con người mà còn cả quyền sống của muôn loài khác), triết học đạo đức, thậm chí cả triết học nữ quyền (feminism)... Thật vậy, với đà phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, không có cái gì mà con người không làm được, kể cả nhân bản vô tính, phục chế con người (human cloning, human reproductive cloning), nhưng đồng thời, nếu như không có triết học luân lý, đạo đức, nghĩa là không có tư duy đúng, nguyên lý luận đúng, thì con người cũng có thể đánh mất tất cả và sẽ đi đến chỗ diệt vong. Tư duy đúng ở đây không phải là lặp lại cái khuôn mẫu có sẵn, sáo rỗng, giáo điều, bảo thủ mà bản thân thuật ngữ của nó (dogmatism) đã nói lên tất cả. Tư duy đúng là tư duy mở, có tính tranh luận, ham hiểu biết, dám phủ định... như đã nói ở trên .

Cái hồ nước cho dù rộng mấy nhưng không có dòng chảy, không có sông suối, không thông ra biển cả... thì trước sau cũng trở thành cái hồ chết mà thôi. Đến đây, sẽ có rất nhiều học giả bảo thủ nêu lên các lý do nào là “hoà nhập” mà không “hoà tan”, v.v... để cho rằng những dòng triết học khoa học phương Tây, triết học hiện đại mang tính hiện sinh, thực dụng là tư bản suy đồi... Đó là những lời ngụy biện. Thật ra, lâu nay những nhà nghiên cứu triết học, kể cả các bậc có học vị cao, do thiếu cái nền học vấn khoa học cơ bản sâu (toán, lý, hoá trên đại học), thiếu hiểu biết kỹ thuật, nên luận đề của họ đưa ra đầy rẫy mâu thuẫn. Chỉ nói riêng mệnh đề nêu trên, lấy thí nghiệm Bernoulli, là thí nghiệm bơm một giọt mực vào một bình nước, để dẫn chứng. Quan sát hiện tượng, ta sẽ thấy nếu để yên, dòng mực thành một tia rồi tan dần, nhưng nếu đem bình lắc mạnh thì nó hòa lẫn ngay với nước. Điều đó chứng tỏ, dòng mực nếu không đủ nhiều, đủ mạnh, đủ đậm đặc... thì sự hoà tan không để lại chút dấu vết gì là điều tất yếu. Do vậy, trong một xã hội mở, muốn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể lập hàng rào.

Giống như trong bình nước, ta chỉ có thể tìm những lối tư duy mới, cơ chế miễn dịch mới. Đó là phương pháp giảng dạy, đào tạo mới, trước hết là phương pháp tư duy (triết học) mới. Ta có thể lấy câu nói của George Polya (1888-1985), nhà toán học Mỹ gốc Hungary, bàn về phương pháp dạy toán, là phải “dạy cho học sinh suy nghĩ” (teach to think). Ban đầu là “làm thế nào để giải đề” (How to solve it) sau tiến lên một mức cao hơn là “khám phá con đường logic phát hiện toán học” (the logic of mathematical discovery) để cải tiến cách dạy và học các môn khoa học nói chung, triết học nói riêng. Ở nước ta, đây có lẽ là nội dung triết học học đường mà trước hết các bậc giáo sư phải được học và cập nhật để lột xác - cho dù có phần đã muộn.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quả táo sứt

    08/08/2017Mỗi sinh mệnh đều là một quả táo bị thượng đế cắn mất một miếng, nhưng ngày nào cũng được một quả táo như vậy để bạn luôn biết được mình còn khiếm khuyết và mong muốn theo đuổi sự hoàn mỹ...
  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Những triết gia tí hon

    11/10/2014Văn Thanh (theo Elle)Các em thường có những câu hỏi như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Triết học và tư tưởng Việt

    29/12/2005Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện chứng, tư tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Triết học và Thế giới quan (World outlook) là gì?

    27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...
  • Cùng triết học vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

    27/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Để tiến vào tương lai, chắc chắn chúng ta không chỉ dựa vào khoa học hiện đại, vào kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mà còn nhất thiết cần phải dựa vào tư duy khoa học và tư duy lý luận ở trình độ cao và hiện đại...
  • xem toàn bộ