Tri thức, bản lĩnh và đẳng cấp doanh nhân

10:08 SA @ Thứ Tư - 13 Tháng Mười, 2010

Với hơn 20 năm, đất nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, từ thị trường sơ khai, tập sự đến thì trường ngày càng trưởng thành hơn, sẽ ngày càng ổn định và phát triển sang giai đoạn mới, ca hơn. Đồng thời, chúng ta cũng từng bước hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, một thế giới đã phát triển cao từ rất lâu.

Hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nhiều nước tất chuyên nghiệp và thành đạt có những thương hiệu/đẳng cấp cao. Còn doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn đang ở thời kỳ đầu và đang trưởng thành, một số ít có thương hiệu/ đẳng cấp quốc gia, nhưng thương hiệu/ đẳng cấp quốc tế thì hầu như rất hiếm hay chưa có là bao. Vấn đề đẳng cấp doanh nhân vì vậy cũng cần tự nhận thức và bàn thảo, qua đó để phấn đấu. Cái gì tạo nên đẳng cấp doanh nhân, doanh nghiệp?

Sức mạnh tri thức tạo nên đẳng cấp doanh nhân. Rất đúng. Nhưng cũng có thể nói sát sườn hơn là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đã thực sự tạo nên đẳng cấp doanh nhân. Nhưng chính tri thức, trí tuệ là cái quan trọng nhất bậc nhất tạo nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng bản lĩnh, nhân cách doanh nhân thì sao? Nói dầy đủ thì tổng hợp Nhân – Trí - Dũng mới đủ sức tạo nên đẳng cấp doanh nhân. Tuy vậy ở bài viết này bàn nhiều hơn về sức mạnh tri thức tạo đẳng cấp của doanh nhân. Điều này rất quan trọng khi hội nhập quốc tế và với nền kinh tế tri thức, kinh tế minh triết mà nước ta đang từng bước tiến tới.

Nhưng trước hết cần hiểu rõ hơn doanh nhân là ai!

Doanh nhân là ai?

Hiện nay có 2 quan niệm về doanh nhân. Một là, doanh nhân là tất cả những người làm kinh doanh hay liên quan trực tiếp đến kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Hai là, doanh nhân phải là người có chức vụ, quyền lực nhất định trong lĩnh vực doanh nghiệp làm ra lợi nhuận và hiệu quả kinh tế xã hội. Quan niệm nào cũng có lý, nhưng chưa thật chuẩn chăng?

Nhưng tôi thấy không phải ai làm nghề kinh doanh cũng thành doanh nhân, ví như không phải ai mà thơ cũng thành nhà thơ và thi sĩ, cứ viết văn thì thành nhà văn. Tôi muốn đưa ra quan niệm thứ ba: doanh nhân là những người lấy kinh doanh làm nghề và bổn phận, là người thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh. Tất nhiên, thành đạt rộng hơn quyền lực hay giàu có. Thành đạt thì có uy tín, có kinh nghiệm sâu sắc, có tiền bạc và có quyền lực nhất định. Doanh nhân là người có nhân có trí có dũng. Nghĩa là, họ là tăi năng trong lĩnh vực doanh nghiệp, kinh doanh, dù làm trực tiếp hay gián tiếp. Doanh nhân là nhân tài kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả thật sự. Và hai cái đó quyết định đẳng cấp doanh nhân. Doanh nhân là một thương hiệu, và đã có thương hiệu, và là một đẳng cấp xã hội tùy theo sự thành đạt của họ. Nói rộng hơn họ thuộc đẳng cấp giàu có hay thượng lưu, trung lưu của xã hội.

Đẳng cấp doanh nhân là gì và để làm gì?

Đẳng cấp doanh nhân phải thể hiện đủ ở các yếu tố nhân - trí - dũng – tín - giàu có. Giàu có và nhân – trí - dũng - tín là hai loại yếu tố cơ bản trong quan hệ nhân quả của nó làm nên đẳng cấp doanh nhân. Hoặc nhìn ở góc độ khác hoàn thành tốt nhất trách nhiệm doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội là làm nên đẳng cấp doanh nhân. Donh nhân vừa là một nghề vừa là một trách nhiện xã hội, tuy mỗi thời có thể có mức độ khác nhau. Nghề nào cũng có đẳng cấp.

Doanh nhân có nhiều đẳng cấp cao thấp khác nhau. Ta nói doanh nhân có đẳng cấp là để phân biệt thứ bậc theo các cách phân loại với tiêu chí khác nhau. Có doanh nhân đẳng cấp quốc gia, đẳng cấp quốc tế (trên cơ sở khi họ được công nhận, thừa nhận).

Nhưng có đẳng cấp để làm gì? Doanh nhân cần đẳng cấp không? Đẳng cấp là hệ quả, kết qua của những quá trình hoạt động và bản thân nó lại trở thành nguồn vốn, tài nguyên, tài sản, thương hiệu và động lực thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên và hoàn thành cao hơn trách nhiệm xã hội. Đẳng cấp như vậy là một vinh dự và một trách nhiệm lớn lao.

Thời đại ngày nay là thời đại gì?

Có lẽ cũng cần nhắc lại theo quan niệm của Đảng ta là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga, Đó là nhìn theo góc độ hình thái kinh tế xã hội hay chính trị xã hội.

Nhưng theo góc độ toàn cầu và trình độ quốc tế hóa, chúng ta có khái niệm thời đại/ kỷ nguyên toàn cầu hóa, thời mà chúng ta đang sống. Hoặc từ góc nhìn tri thức, thôn tinh, kinh tế tri thức - thông tin, chúng ta có khái niệm thời dịai kin h tế tri thức. Tri thức rộng hơn khoa học, vì gồm cả tri thức ngoài khoa học.

Thời đại ngày nay, thế kỷ 21 này người ta lại còn nói chúng ta đang tiến về nền kinh tế minh triết, xã hội minh triết. Thời đậi này, thế kỷ này có thể bao hàm cả tri thức, thông tin và minh triết, như những mặt khác nhau của cuộc sống, nhưng mặt nào là chủ đạo hơn thì nó là thời đại đó. Có thể còn tranh luận và thời đại đang tự mình bộc lộ tính đa dạng và đặc trưng bản chất của nó. Nhưng thực ra thì thời đại minh triết là đang xen và kế tiếp thời đại tri thức.

Chỉ có điều là trong thời đại ngay nay, đẳng cấp doanh nhân là gì? Phải chăng tri thức làm nền đẳng cấp doanh nhân hay minh triết (tất nhiên tất cả đều phải là thông quả hiệu quả thực tế) làm thành đẳng cấp doanh nhân?

Đẳng cấp doanh nhân ngày nay đo bằng cái gì?

Xã hội ta trong thời kỳ đổi mới đã hình thành trở lại lực lượng doanh nhân với những đặc điểm vừa chung và vừa đặc thù vừa cũ vừa mới.

Doanh nhân thành đạt trong chế độ này phải chăng là tổng hòa nhiều yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội và đạo đức, tài năng và bản lĩnh cá nhân. Doanh nhân bây giờ hoạt động trong Hiến pháp và luật pháp nước CHXHCNVN. Nghĩa là một người yêu nước thật sự, có trách nhiệm không chỉ với danh nghiệp mà cả với xã hội, tổ quốc VN, gắn bó trực tiếp với chế độ này dù là hay công hay tư. Họ có cả tài năng kinh doanh và đạo đức kinh doanh ở mức cao. Họ có uy tín về hàng hóa và uy tín về cá nhân với nhân dân với đất nước và với cộng đồng quốc tế.

Đúng là ngày nay: Đẳng cấp doanh nghiệp, đẳng cấp doanh nhân “không chỉ biểu hiện rõ nhất ở năng lực và tầm trí tuệ trong quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh mà còn ở năng lực nghiên cứu, khai thác, vận dụng những kết quả, thành tựu tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm của nhân loại vào quy trình sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, có giá trị nâng cao chất lượng sống con người; vào việc biết trân trọng và sử dụng nguồn lực lao động có chuyên môn, tay nghề giỏi, huy động được vai trò phản biện, tư vấn của các tri thức chuyên gia trong điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp”.

Trong nền kinh tế tri thức rất cần tri thức mới.

Doanh nhân cần chú ý rằng bên cạnh đạo dức, bản lĩnh thì tri thức là một yếu cơ bản cùng với hai yếu tố trên trong tổng thể biện chứng của chúng. Nhưng tri thức ở đầy phải hiểu đủ cả 4 cấp độ năng lực từ thấp đến cao:

- Một là, năng lực thâu thái tiêu hóa tri thức;
- Hai là, năng lực vận dụng tri thức vào thực tế;
- Ba là, năng lực trực giác, linh cảm tiên đoán; - Bốn là, năng lực sáng tạo tri thức mới.

Có như thế mới hiểu đúng tri thức. Và tri thức như thế cũng gắn liền với minh triết.

Trong thời kinh tế công nghiệp và nhất là sau công nghiệp, tức kinh tế tri thức thì rất cần cả các năng lực ấy nhưng quan trọng nhất là năng lực sáng tạo tri thức mới và nhất là vận dụng tri thức mới. Sức mạnh cạnh tranh và phát triển ngày nay, dù cấp độ doanh nghiệp hay cấp độ tỉnh thành, quốc gia là sức mạnh tri thức, sức mạnh trí tuệ, sức mạnh của các tài năng.

Doanh nhân tài năng là doanh nhân có năng lực sáng tạo trong thực tiễn ở cấp độ cao và năng lực thu hútt nhân tài và phát huy năng lực của họ vào những nhiệm vụ trọng yếu, đang gặp khó khăn nhưng cũng đầy triển vọng của công ty nhăm vượt lên chính mình, vượt lên hàng đầu.

Yếu tố chung cần có cho một Doanh nhân. Doanh nhân VN hiện nay đang thiếu gì, cần những gì để có đẳng cấp?

Tri thức là sức mạnh, là của cải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người, phát triển xã hội. Lợi ích và giá trị của vận dụng tri thức, sáng tạo tri thức mới trong các ngành kinh tế: làm tăng giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu và lao động, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản xuất…Tất cả đều đúng và rất cần thiết.

Nhưng nhân, dũng và trách nhiệm xã hội, đạo lý kinh doanh, lẽ nào không là sức mạnh, là của cải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người, phát triển xã hội. Lợi ích và giá trị của vận dụng tri thức mới vào các ngành kinh tế: làm tăng giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu và lao động, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản xuất…?

Thông minh chỉ là 1/3 hành trang, năng lực cảm xúc, thấu hiểu đàn kết cảm hóa mọi người là 2/3 trong tiêu chuẩn đẳng cấp doanh nhân..Nhân là 1/4, trí là 1/4, dũng 1/4, tín là 1/4. Tri thức và tính cách của doanh nhân có đăng cấp là 50-50.

Nền kinh tế tri thức và minh triết, xã hội tri thức và minh triết cần cả hai thứ đó và hòa vào nhau làm một tạo nên khôn sáng. Doanh nhân làn người hành động bằng lý trí, tầm nhìn, tâm đạo, nên cần minh triết và minh triết mới là cuối cùng mà tri thức, dũng khí và đạo lý là cái bắt đầu. Có máu làm quan có gan làm giàu mà. Không có gan không thể bước vào nghiệp doanh nnhân được. Thời nào cũng vậy. Tâm, dũng - gan thì thường gắn với bàn tính nhưng trí, tri thì phải học thật sự nhất là trong đời sống.

Doanh nhân ngày nay càng cần và có khả năng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân. Nhưng doanh nhân không chỉ có năng lực xây dựng văn hóa cho chính mình, văn hóa doanh nhân mà còn quan trọng hơn là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo nền tẳng và phát huy tiềm năng của toàn doanh nghiệp trong tương tác với xã hội cũng như thị trường.

Đẳng cấp doanh nhân, do đó, không phải chủ yếu thể hiện giàu sang mà còm là ở nhân cách. Đẳng cấp doanh nhân không phải thể hiện ở nhà cấp của rộng, xe cộ hạng xịn, đắt tiền.

Doanh nhân VN hiện nay đang thiếu gì, cần những gì để có đẳng cấp?

Doanh nhân Việt Nam phần nhiều mới ra đời và nhập cuộc trong thời ký đổi mới, và trong một xã hội chưa có truyền thống doanh nhân nên còn nhiều hạn chế, sở đoản.

Doanh nhân Việt Nam cần nhiều thứ, nhưng quan trọng là cần lấp đầy những yếu tiố mà mình còn thiếu, yếu, bất cập. Đó là tinh tri thức về kinh doanh, về quàn trị trong nền kinh tế thị trường hiện đại; khả năng hội nhập đa văn hóa và tính thần/ năng lực hợp tác tập thể, năng lực đàm phán, tính thực tế…

Song cũng cần nâng cao tinh thần dân tộc và lòng quả cảm, giám nghĩ, giám làm, có bản lĩnh đột phá, bứt phá dể tiến lên, không tự ti hay tự hào thái hóa,

Làm gì để có đẳng cấp doanh nhân?

Học ở trường dù là cấp đại học và cả tự học cũng chỉ là 1/3 cho hành tranh trahành đẳng cấp doanh nhân. 1/3 là rèn luyện và từng trải và có từng trải, trải nghiệm mới có minh triết (trí không sáng/ trí nhân). 1/3 là hành động. Còn phần 1/10 là năng khiếu - năng lực vi lượng nhưng có sức bùng nổ. Nhưng không hành động chẳng có gì cả.

Hành động dũng cảm, kiên trì, khôn ngoan và quyết liệt, thắng không kiêu bại không nản. Kinh doanh là hành động chứ không phải hoạt dộng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp khi làm mă ngày càng lớn và cao thì phải có bộ phận nghiên cứu

Nghiên cứu, trước hết là nghiên cứu thị trường, nghiên cứu bạn hàng, khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu công nghệ, nghiên cứu mỹ thuât công nghiệp, nghiên cứu văn hóa đối tác, và cả nghiên cứu chiến lược chứ không chỉ nghiên cứu chiến thuật, ngắn hạn.

Doanh nhân không chỉ là hành động mà còn có khả năng tổng kết sự nghiệp của mình. Học - làm, làm - học và tổng kết kinh nghiệm là cần lắm cho doanh nhân. Tất nhiên, không chỉ doamh nhân. Trong thế giới liên văn hóa và toàn cầu hóa ngày nay phải hội nhập vào thế giới này mới có thể có đẳng cấp. Doanh nhân Việt càng rất cần như thế.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Luận đàm về doanh nhân

    13/10/2016Mặc SanThế nào là doanh nhân? Doanh nhân khác nhà quản lý ra sao? Câu hỏi không mới, nhưng dường như mỗi đáp án đưa ra có thể mang một sắc thái mới...
  • Phác thảo chân dung doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtTôi xin nhắc lại là các nhà kinh doanh cần phải biết rõ xã hội cần gì, thị trường cần gì và phải hình dung rất rõ thời cuộc. Tôi là người như vậy. Tôi không đi theo hướng chuyên nghiệp ngay, tôi cũng không chọn hướng móc ngoặc quyền lực, vì móc ngoặc quyền lực sẽ đốt cháy năng lực chuyên môn. Nhưng đi theo năng lực chuyên môn một cách quá lý thuyết sẽ không phù hợp với đòi hỏi thực tế của xã hội. Vậy đi như thế nào để kết hợp được các đặc điểm, để phản ánh được đặc điểm của xã hội và thị trường Việt Nam?
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Một đóa hoa tặng doanh nhân

    13/10/2010Nguyễn Ngọc BíchDoanh nhân đã được nhìn nhận như thế nào? Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard đã nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đại ý: “Doanh nhân tạo ra tài sản, chính quyền không tạo ra đâu”.
  • Doanh nhân, trí thức cần làm gì?

    20/04/2010Lê Hiếu DânDoanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn...
  • Doanh nhân Việt Nam

    23/10/2009Lớp lớp doanh nhân Việt tiếp nối khát vọng thịnh vượng, mở mang đất nước để sánh vai các dân tộc trên thế giới. Doanh nhân Việt là đội quân chủ lực của công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên bền vững và hội nhập bình đẳng đưa đất nước tiến vào văn minh. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 chúng tôi chọn chủ điểm Doanh Nhân để tôn vinh các doanh nhân cùng những phẩm chất cao quý của những người làm nghề kinh doanh, lãnh đạo & quản lý...
  • Doanh Nhân Việt Nam - niềm tự hào đất nước

    13/10/2009TS. Hồ Bá ThâmDoanh nhân Việt Nam
    Niềm tự hào đất nước
    Ơi các chị các anh!
    Những chiến sĩ xung kích
    Những dũng sĩ, anh hùng hôm nay...
  • Doanh nhân - người lãnh đạo doanh nghiệp

    10/10/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong nền kinh tế tri thức, Doanh nhân được xem là tầng lớp tri thức cao của xã hội. Nhờ họ, những tài nguyên, các nguồn lực, trí tuệ của những con người riêng lẻ được tổ chức lại và tạo nên những giá trị gia tăng nằm trong sản phẩm dịch vụ bởi doanh nghiệp mà họ kiến tạo và quản lý. Chất lượng phát triển của các quốc gia về mọi phương diện phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng phát triển của các doanh nghiệp...
  • Đi tìm bản sắc cho doanh nhân Việt

    23/09/2007Nhóm PVNói đến doanh nghiệp Mỹ, người ta nghĩ ngay đến phương thức gắn bó người lao động với doanh nghiệp bằng cách cho họ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu. Đối với Tây Âu, đó là cổ phiếu cộng với đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhật Bản là chế độ đảm bảo việc làm suốt đời cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đó sẽ là gì?
  • Văn hóa doanh nhân đến văn hóa doanh nghiệp

    23/07/2007PVCó một số nhận xét cho rằng, phần lớn các doanh nhân Việt Nam ít đọc sách, ít sử dụng email và ít truy cập thông tin trên Internet. Kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý còn quá mỏng. Kiến thức về thị trường quốc tế, về kinh tế của các nước đang phát triển cũng còn sơ sài...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Phong cách doanh nhân

    06/06/2007P.VMỗi doanh nhân khi xuất hiện trong những "phi vụ" làm ăn của mình, dĩ nhiên họ cư xử không ai giống ai. Nhưng theo tôi, doanh nhân Việt Nam rất nên học phong thái ứng xử của những người như SteveBallmer. Họ càng giàu có thì lại càng giản dị, và trong mỗi cuộc tiếp xúc, cái họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả thực tế.
  • Doanh nhân học

    12/03/2007Đỗ Thanh NămĐể tận dụng cơ hội, biến đe dọa thành cơ hội, tinh thần, thái độ và phương thức học hỏi của doanh nhân Việt phải được xem là tầm nhìn, phẩm chất kỹ năng. Học tập không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp. Điều quan trọng nhất là “thuyền trưởng” phải đẩy mạnh mô hình học tập, chia sẻ lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp.
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Doanh nhân mới kết quả và thách thức

    01/01/1900Lê Đăng DoanhCùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ l990 - l999 là 45.005 và 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể.
  • Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

    20/07/2006PGS, TS. Lê Quý ĐứcCùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • xem toàn bộ