Trí tuệ của con người

Nhà nghiên cứu
03:27 CH @ Thứ Sáu - 13 Tháng Chín, 2019

Khi tôi đi thanh niên xung phong, mẹ cho tôi hai bộ quần áo, một cái túi du lịch Trung Quốc và 20 đồng. Tôi ra Tràng Tiền mua hết 20 đồng tiền sách.

Tôi vẫn còn nhớ như in, thứ nhất là Tuyển tập kịch Shakespeare được dịch bởi giáo sư Bùi Ý và cháu ông là Bùi Phụng. Tôi thuộc lòng những dòng tâm sự của Hamlet, những đau khổ của Othenlo, những giận dỗi và đểu giả của Macbeth, những toan tính của Coriolanus... tất cả đã trở thành đời sống tinh thần của tôi. Thứ hai là bộ sách Chiến tranh và Hoà bình do giáo sư Cao Xuân Hạo dịch. Thứ ba là Bài ca sư phạmcủa Makarenko và một vài bộ sách nữa.

Những năm tôi đi lính, trong ba lô của tôi, quần áo ít hơn sách. Có người thắc mắc, tại sao những năm ấy mà tôi lại biết Shakespeare, Makarenko, Lev Tolstoi. Khi nào sống trong nghèo khổ và cô đơn thì chúng ta sẽ hiểu, chỉ cần một giọt chữ thôi cũng có thể làm dịu được nỗi đau khổ của cuộc đời.

Tôi có cả bộ ba tiểu thuyết của Marxim Gorky: Thời thơ ấu, Kiếm sống và Những trường đại học của tôi. Khi đọc Marxim Gorky tôi cảm thấy sự nghèo khổ hay sự đau khổ của mình gần giống với nỗi đau khổ của cậu bé Peskov - Marxim Gorky lúc còn bé. Có một sự đồng cảm, đồng điệu nào đó giữa tôi và cậu bé Peskov. Tất cả những chuyện đó làm dịu bớt nỗi đau của tôi. Tôi không ham mê văn học như là một người đã biết rõ giá trị của các tác phẩm ấy, tôi ham mê văn học như câu chuyện Robinson Crusoe phải dạy cho con vẹt biết nói để mình nghe thấy tiếng người không chỉ phát ra từ miệng mình. Tôi đọc sách để tìm thấy một tiếng nói nào đó để an ủi nỗi cô đơn của một kẻ bị trôi dạt một cách cưỡng bức ra khỏi khát vọng của mình.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt

.

Con người đã trở thành một thực thể thông tin trong thế giới ngày nay. Qua quan sát và nghiên cứu, tôi đã rút ra một kết luận: thông tin có được đối với mỗi người không phải chỉ bằng việc đọc mà nó được "hút" vào miền ký ức, vào tiềm thức của mình bằng tình yêu đối với nó. Và khi ấy, thông tin mới trở thành sức sống của mình.

Không có thông tin thì không mô phỏng được đời sống thật. Nhiều người cứ tưởng rằng mình có kinh nghiệm, mình từng trải, mình ra đường là thấy ngay các vấn đề của cuộc sống. Nhưng không phải thế. Người ta tạo ra hình tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay là để mô tả một cách thức con người nhận thức thế giới, tức là nhìn bằng một nghìn mắt và sờ bằng một nghìn tay. Sách và báo chí là công cụ nhìn và sờ của xã hội. Thiếu những thứ đó, bạn giống như đang ở tầng 10 mà cuộc sống thì ở tầng 1.

Với Internet, nhiều người trong xã hội, nhất là những người trẻ, có xu hướng ngại đọc sách, vì ngại mất thời gian, trong khi đó chỉ cần vài động tác là có thể kiếm được rất nhiều thông tin trên mạng. Trong một buổi nói chuyện với sinh viên, có bạn hỏi tôi, "có những người đi làm như bố mẹ cháu do bận rộn nên một năm có khi chỉ đọc một quyển sách". Và người ta còn rất nhiều lý do để biện minh. Có người nói trên mạng rất nhiều thông tin mới, nếu chỉ đọc sách cũ thì không cập nhật được. "Chú có thấy điều đó đúng không?". Tôi trả lời rằng cách giải thích như vậy nghe thì thông minh nhưng không đúng.

Ta biết rằng người ta đang sản xuất ra rất nhiều loại phân bón để kích thích lá mọc nhưng không kích thích rễ. Khi lá trên cây nhiều quá mà rễ không đủ thì đấy là cơ thể sống nhân tạo chứ không phải là cơ thể tự nhiên. Cho nên, bận gì thì bận, chúng ta cũng không được quên nuôi bộ rễ.

Đọc sách là để nuôi bộ rễ, còn đọc những thông tin mới trên truyền thông là để nuôi bộ lá, và phải cân bằng giữa lá và rễ, đấy chính là sự cân bằng tự nhiên. Thông tin hàng ngày cũng giống như cái áo mặc xong là vứt. Và như thế nó không tạo ra cái cây, không tạo ra cơ thể, tức là không tạo ra một chỉnh thể về mặt trí tuệ.

Bây giờ, tôi nhớ đến những quyển sách cũ như nhớ đến những người bạn, như nhớ đến một thứ gì đó cố tri. Lúc nhỏ đọc truyện Không gia đình của Hector Malot, tôi thấy những quyển sách đi cùng với tôi và tuổi thanh niên của tôi giống hệt như là sự gắn bó của mấy đứa trẻ mồ côi, của cậu bé Remi và cậu bé Matchia nghèo khổ. Nếu đọc Tolstoi, người ta thấy Tolstoi quan sát cuộc sống một cách toàn diện, tinh tế và mô tả nó một cách tài hoa thì đọc Shakespeare, sẽ thấy đó là một festival tất cả trí khôn của con người. Những trí khôn, những mưu mẹo mà Shakespeare mô tả, ví dụ như mô tả ông chú của Hamlet, làm người ta bỗng nhiên thấy Shakespeare vĩ đại vì Shakespeare khôn ngoan trước loài người rất nhiều.

Những quyển sách ấy là những người bạn an ủi tôi và phải nói rằng các tác giả của chúng là thần thánh với tôi. Tôi không có điều kiện để theo bất kỳ tôn giáo nào cả, nhưng tôi có một tôn giáo rất quan trọng và đi theo suốt cuộc đời là vẻ đẹp được thể hiện bởi các tác giả vĩ đại.

Có thể thấy rằng việc đọc sách giúp con người hình thành năng lực nhận biết sự đẹp đẽ của những đối tượng xuất hiện xung quanh đời sống của mình, làm cho miền tinh thần của con người trở nên phong phú. Miền tinh thần không chỉ là các cảm xúc mà miền tinh thần là miền nhận thức. Khi nào con người có một miền tinh thần có chất lượng thì họ đã thay đổi về bản chất, từ một người bị động thưởng thức những thứ mình có trở thành một đối tượng có thể phát hiện và mách bảo. Bất cứ ai muốn trở thành con người hoàn chỉnh thì phải có hiểu biết, phải đọc.

Tuy nhiên, thái độ của chúng ta đối với việc đọc sách cũng là một vấn đề rất đáng lưu ý. Chúng ta đọc một quyển sách không phải để thuộc lòng câu này ai nói, nói năm nào, cũng không phải để biết tác giả ấy đang làm cái gì mà để tìm hiểu cái sáng tạo của anh ta hay ở chỗ nào và mình có thể bắt chước đến mức nào. Bởi vì nhiệm vụ của chúng ta là làm ra cái gì chứ không phải là biết người ta làm cái gì. Cái "ranh giới giác ngộ" khi đọc sách là một bức vách bằng kính, nhìn thì trong suốt nhưng nhiều khi không đi qua được. Có nhiều người đọc rất nhiều mà cuối cùng không hiểu, không ngộ ra được, đi qua cái tủ kính mà không vào trong đó được. Lý do rất đơn giản là họ học đủ mọi thứ và trở thành tín đồ của những thứ mà mình học được và họ nhầm lẫn rằng trong sách có tất cả mọi thứ.

Trong cuộc đời có sách chứ không phải trong sách có cuộc đời. Sách là một bộ phận của cuộc đời chứ không phải sách thâu tóm toàn bộ cuộc đời. Nhiều người tưởng rằng sách vở, chữ nghĩa có thể thâu tóm cuộc đời nhưng không phải. Sách vở, chữ nghĩa là một bộ phận, là một lực lượng của cuộc sống, mà con người muốn thành đạt thì phải biết đến nhiều bộ phận như vậy chứ không phải chỉ có một.

Kết luận của tôi là đọc, nghe và nhìn càng nhiều càng tốt. Nhưng đừng vụ lợi khi đọc, đừng vụ lợi khi nghe và đừng vụ lợi khi nhìn. Trước hết hãy làm cho việc đọc, nghe, nhìn trở thành bản năng của con người. Khi nào con người gặp những thất thiệt do không đọc, không nghe, không nhìn thì con người sẽ thức tỉnh.

Tất cả những hoạt động tuyên truyền, cổ vũ cho văn hoá đọc cần phải được xác định với vai trò xây dựng những bản năng đọc của xã hội chứ không phải ý thức đọc. Trong khi đối với xã hội việc đọc, nghe, nhìn là bản năng thì đối với các cơ quan chuyên nghiệp là phải tổ chức một cách có ý thức, nhưng là ý thức của cơ quan ấy để tác động vào bản năng đọc, nghe và nhìn của xã hội.

Đừng gây ra áp lực bắt người ta phải đọc, bắt người ta phải nghe, bắt người ta phải nhìn. Và nhất là bắt người ta phải đọc, nghe, nhìn cái này hay cái kia thì càng nguy hiểm hơn.

Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”

    17/05/2019Sử dụng Internet càng nhiều, chúng ta sẽ càng tư duy theo cách và mục đích Internet được thiết kế ra và vận hành : nhanh hơn, nhiều hơn, ngắn hơn, ít kiên nhẫn hơn. Cuối cùng chúng ta dần trở thành một cỗ máy xử lý thông tin bằng xương bằng thịt.
  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • “QualityLand”- nền độc tài của Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật số và một số nhận định về Tương lai

    23/06/2019Lưu Ngọc BíchNhững gì được viết trong truyện dựa trên sự tưởng tượng của tác giả, tất nhiên cũng dựa trên hiện thực với sự bùng nổ của Trí tuệ Nhân tạo và Xu hướng Tiêu dùng của con người nữa...
  • Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

    25/01/2018Michael Skoler - Thúy Hiền (dịch từ Nieman Reports)Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
  • Trí tuệ mù lòa*

    14/11/2017Edgar MorinChúng ta đã thu nhận được những tri thức vô song về thế giới vật lý, sinh hoá tâm lý học, xã hội học. Khoa học ngày càng khuếch trương sự ngự trị của các phương pháp kiểm chứng kinh nghiệm và logic. Ánh sáng của Lý Tình dường như đã nhấn chìm tâm trí huyền thoại và u minh xuống tận đáy sâu. Vậy mà đâu đâu, sự lầm lạc, sự ngu dốt, sự mù lòa vẫn luôn song hành với những tri thức của chúng ta.
  • Trí tuệ: Sáng tạo hay ăn cắp?

    15/07/2017Giản Tư TrungMột quốc gia sẽ không thể có được nền sáng tạo, nền học thuật, nền nghệ thuật đúng nghĩa nếu như ở đó, quyền sở hữu trí tuệ của những sản phẩm sáng tạo bị “ăn cắp” một cách tràn lan và trắng trợn. Và một khi đã thiếu sáng tạo nhưng lại thừa “ăn cắp”, thì quốc gia đó cũng sẽ khó lòng thoát khỏi đói nghèo và làm “nô lệ” trí tuệ cho quốc gia khác.
  • Từ bi phải có trí tuệ

    05/05/2017Thượng TùngNhân dịp về Việt Nam giới thiệu cuốn sách Lòng tri ân: Sức mạnh và mầu nhiệm vừa xuất bản, thầy Huyền Diệu đã dành cho Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần một cuộc trò chuyện...
  • Gieo hạt giống cho một trí tuệ sâu sắc hơn!

    14/12/2016Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp càng cần phải có bản lĩnh kiên cường và trí tuệ sâu sắc để chèo lái doanh nghiệp của mình. Cuốn sách Năng đoạn kim cương – là những chia sẻ của tác giả Geshe Michael Roach khi áp dụng thành công trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống.
  • Trí tuệ làm nên tính thượng lưu

    12/06/2016Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội? Đó chính là hệ giá trị mà họ theo đuổi.
    Vậy, tầng lớp thượng lưu thực sự trong xã hội là ai? Thang giá trị gốc của họ là gì?
  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Lý tưởng và trí tuệ

    20/01/2016Đào Ngọc ĐệSống có lý tưởng là có hoài bão chân chính, có ước mơ cao đẹp, có hành động phấn đấu vươn lên không ngừng, làm cho đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường

    17/09/2015Vương Trí NhànĐến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạ, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • xem toàn bộ