Trang Hạ: “Văn học mạng vẫn là cuộc chơi xa xỉ”

01:26 SA @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười, 2008

Nghe Trang Hạ - một đại biểu của các nhà văn mạng – một người không chỉ miệt mài với văn học mạng Việt Nam mà còn mê mải với những trang dịch nước ngoài – tự bắt bệnh mình.

“Bệnh” lớn nhất của văn học mạng hiện tại là gì, theo chị?

Một điều mà bản thân mình cũng gặp phải là chưa xác định được mình cũng là một người viết trên mạng – nhà văn mạng, chưa tự xác định được vị trí của mình, thành ra nhiều lúc vẫn lẫn lộn giữa hình thức và nội dung của những gì mình đưa ra (ví dụ nội dung là văn học, nhưng hình thức lại là blog – nơi đưa ra những tâm sự cá nhân).

Vì tâm thế của bạn chưa chắc chắn nên những sản phẩm bạn làm ra đôi khi chơi vơi. Khi mà bạn chưa xác định được bạn là ai và bạn đang đứng ở vị trí nào trong xã hội thì rất khó để bắt người khác phải công nhận bạn. Thành ra thậm chí bạn có thể cho lên blog những tâm sự cá nhân vào văn học – thậm chí những thứ bạn coi là văn học; bạn cũng chưa nghiêm túc đến độ làm cho bạn đọc công nhận đó là văn học. Điều đó là một lí do rất tiềm tàng và nội tạng, là một cái trở ngại vô hình mà rất ít người, thậm chí người viết nhận ra điều đó. Nguyên nhân của nó nằm ở chỗ văn học mạng ở Việt Nam dựa vao các forum, blog, diễn đàn, thậm chí có một vài website đưa lên những truyện online, chưa có những trang văn học mạng riêng. Không gian chưa có, điều kiện kỹ thuật chưa có nên làm cho người viết không xác định được mình là một người viết trên mạng.

Vì thế nên nó chưa chinh phục bạn đọc dưới giá trị văn chương mà chỉ đơn thuần là giải trí?

Vì văn học mạng chỉ mới xuất hiện khoảng 8, 9 năm nay và những người viết mới chỉ ở trong độ tuổi 8X, 9X, rất là trẻ và có một số người viết ở lứa ban đầu là 7X cũng không coi việc sáng tác trên mạng là một nghề nghiêm túc. Cho nên bản thân việc định nghĩa nó (cả về công việc lẫn tác phẩm) chính những người trong cuộc cũng đang loay hoay tìm kiếm. Trước mắt có một điểm chung duy nhất mà tất cả người đọc và người viết đều công nhận, giá trị của văn học mạng tức là có nhiều người đọc, có sức lan tỏa và được nhiều người tiếp thu, được nhiều người đọc, bạn đọc thấy hay, thậm chí bạn không hiểu được hay vì sao. Còn nếu bây giờ nói về giá trị của nó thì phải dựng lên những thước đo mới cho nó – khi thời thế đã thay đổi, người viết và người đọc đã thay đổi.

Vậy ranh giới giữa văn học mạng và văn học truyền thống là thế nào khi văn học mạng bước ra và xuất bản trên giấy, liệu có thể cho rằng không nên dùng những thước đo truyền thống?

Vấn đề đó chỉ tồn tại ở ta mà thôi. Còn ở Đài Loan – nơi khai sinh ra văn học mạng thì không còn tồn tại câu hỏi đó nữa. Đích đến của văn học mạng không phải là bản in, mà nó hoàn toàn được bán trên mạng, tiền nhuận bút thu về trên mạng, độc giả trên mạng, người viết trên mạng, tức là hoàn toàn số hóa một cách triệt để.

Ở VN chưa có một wesite văn học mạng nào cả, vì thế người viết đều tản mạn và họ chưa có cơ chế nào để trả thù lao hoặc tác phẩm của họ được xuất bản một cách chính thức trên website văn học mạng, nên phải in ra giấy. Nhiều người cứ coi là in ra là đánh dấu giá trị của văn học mạng, nhưng thực ra nó chỉ là đánh dấu sự chấp nhận của nhà xuất bản, chứ không có ý nghĩa là được bạn đọc chấp nhận. Trong những trang văn học mạng của bạn, bạn đưa tác phẩm lên và có bản quyền tác phẩm đó. Những người đọc phải trả tiền theo tháng, hoặc theo tác phẩm. Ví dụ như 10.000 đồng để đọc truyện của Trang Hạ trong 1 tháng chẳng hạn. Trang web đó sẽ giữ lại vài nghìn và trả cho tác giả khoảng 500 đồng trên mỗi độc giả. Như vậy nhà văn mạng đủ sức để hoàn toàn hài lòng và sáng tác ở trên mạng.

Có thể thấy, rất nhiều nhà văn mạng nước ngoài không xuất hiện ở VN mà toàn bán tác phẩm trên mạng.

Chị nghĩ sao khi rất nhiều nhà văn vẫn cho rằng xuất bản mộ quyển sách giá trị gấp nhiều so với việc tác phẩm tồn tại và lan tỏa trên mạng?

Có thể thấy hiện nay văn học mạng ở VN vẫm còn là cuộc chơi xa xỉ. Nó tốn tâm sức và thời gian của bạn. Nhưng cái thu về là gì? Nếu không phải được in ra sách và có nhuận bút thì bạn chẳng được gì cả.

Năm ngoái, mình đã bàn với 2 công ty để tiến hành một trang văn học mạng đầu tiên ở VN, có trả nhuận bút đàng hoàng, thu phí đàng hoàng, thậm chí bạn muốn khen hoặc chê cũng phải trả phí để khen hoặc chê các tác phẩm trên đó. Chỉ 500-1000 đồng/độc giả cũng đủ trả cho các tác giả văn học mạng rồi. Nhưng khi xét đi xét lại thì thấy ở VN số lượng người viết vẫn không được nhiều như mình mong muốn. Ví dụ ở TQ có khoảng 5000-6000 người viết chuyên nghiệp thì ở VN số đó vẫn đang đếm trên đầu ngón tay. Nó chưa đủ sức để hình thành nên một trang mà lúc nào bạn lên cũng có cái mới để đọc, đủ giá trị để người ta thích. Văn học mạng không chỉ là truyện tình cảm, tình yêu mà còn là truyện trinh thám, truyện giả tưởng, ma… Bạn nên nhớ cái hình thành nên văn học mạng chính là điều kiện kỹ thuật, cho nên cái thúc đẩy văn học mạng phát triển phần lớn từ kỹ thuật chứ không phải từ người viết. Nếu có đầy đủ kỹ thuật, văn học VN sẽ phát triển cực nhanh.

Xin cảm ơn chị!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Văn học trẻ - khát vọng lối đi riêng

    27/04/2008Tiểu QuyênDù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt, không ít nhà văn trẻ đang muốn nói tiếng nói riêng của mình với bạn đọc..
  • “Mỗi cuốn tiểu thuyết hay là một cách lý giải thế giới”

    04/03/2007Ngô ĐứcTôi luôn tìm cách coi bản sắc cá nhân, thậm chí bản sắc dân tộc, chỉ là điều người ta nghĩ ra. Con người luôn tự tạo mới tính cách của mình. Chúng ta không phải là những con người bất biến, có thể có những sự lặp lại và điều lý thú ở chúng ta là sự thay đổi.Điều đó phù hợp với quan niệm của tôi là tất cả chúng ta đều gắn kết với nhau bởimột điều gì đó. Giữa các dân tộc, theo tôi, cũng vậy thôi...
  • Mạng là một cách tồn tại mới của văn chương

    25/08/2006Thụ NhânVăn chương mạng, cũng như văn chương dưới mọi hình thái tồn tại khác của nó, sẽ phải đi qua các giai đoạn sơ khởi, trưởng thành, và phát triển. Những dễ dãi, non nớt ban đầu là có, tất nhiên, và rồi nó cũng sẽ qua, tất nhiên, khi văn chương mạng đã là một hình thái tồn tại với các quy luật đào thải và tiến hóa của văn chương...
  • Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

    18/08/2006Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết...
  • Đến bao giờ - những đỉnh cao văn học?

    20/07/2006Phong LêTác dụng thanh lọc của văn học - nghệ thuật đến từ sự phát hiện và tôn vinh cái Đẹp của cuộc đời, gắn với một giá trị nhân văn, vì hạnh phúc của con người; vì sự giải phóng và phát triển con người. Trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn như một kẻ tử vì đạo, dũng cảm trong chống trả, đối phó với mọi uy hiếp, đe dọa đến từ các hệ quyền lực và cả với sự không an toàn của xã hội...
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Cái cần cho văn học trẻ

    08/05/2006Như HàPhải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình...
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

    27/11/2005Minh HạnhĐọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc...
  • Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

    08/11/2005Nhà văn Nguyên NgọcVăn học ta không yên đâu. Nó đang quẫy cựa, hình như ngày càng mạnh mẽ, cả quyết liệt hơn nữa, để nói về cái thế giới mà nó biết là không hề đơn nghĩa, tuyến tính, tất định này, và nói cũng bằng một ngôn ngữ đa nghĩa, đối thoại, dân chủ, ngày càng dân chủ hơn. Và như thế là đáng mừng...
  • Ngổn ngang… sách trên mạng

    09/07/2005Khi mà văn hóa đọc tưởng chừng mai một, khi giá sách văn học bị đẩy lên quá cao thì có một bộ phận bạn đọc đã trở thành độc giả trung thành của các trang web trên mạng.
  • xem toàn bộ