Thế động của văn hóa

08:11 SA @ Thứ Bảy - 12 Tháng Giêng, 2008

Khi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như "Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến". Đó là cách nói ở "thế tĩnh". Coi văn hóa là một gia tài quá khứ mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thếp vàng của lòng tự hào dân tộc.

Thực tế, văn hóa chính là cuộc sống đầy sinh động, là một tổng thể của những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một xã hội, một quần thể hay một dân tộc, kéo dài từ quá khứ cho đến hiện tại và đang theo đà tiến hóa của nhân loại để bước vào tương lai. Nghiên cứu văn hóa, vì thế, cần ở vào thế động của sự tương quan về nhiều mặt trong bối cảnh thời bấy giờ.

Thế động của văn hóa

Khi nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến đất nước, con người và lịch sử Việt Nam. Vì xuất phát từ khái niệm văn hóa mang một nội dung mỹ học theo mô thức "văn là vẻ đẹp vẻ sáng..." nên khi nói đến đất nước chỉ có "giàu đẹp, rừng vàng bể bạc, đất phì nhiêu”. Nói đến con người thì là "con Lạc, cháu Hồng”. Và nói đến lịch sử thì "chiến thắng Nguyên Mông với truyền thống hào hùng của Quang Trung, Lê Lợi". Là người Việt Nam, ai mà chẳng tự hào với truyền thống vẻ vang đó. Nhưng văn hóa đâu phải là một bức tranh cổ động, một khẩu hiệu tuyên truyền hay một bích chương quảng cáo nhất thời!

Nói về văn hóa Việt Nam mà bỏ quên sự khốn khó truyền đời với đất lở, đất bồi, đất phèn, đất đá ong pha nhiều ngấn lệ" của cảnh đồng chua nước mặn, quên đi thiên tai, hạn hán với những "cơn nắng cháy da cháy thịt, những cơn mưa héo úa tâm hồn" thì mới chỉ thấy được bề mặt hoa gấm của đất nước Việt Nam. Cũng tương tự như thế, khi nhìn con người và lịch sử Việt Nam mà chỉ thấy nét thanh lịch, vẻ .hào hùng, quên đi lớp người chân lấm tay bùn, không ngó ngàng tới hơn 60 bộ tộc thiểu số trên rừng, hay lờ đi ách đô hộ của Tàu, xiềng xích đô hộ của Tây, chiến tranh triền miên - công lý lẫn phi lý - thì cũng chỉ mới nói đến Việt Nam bằng một mặc cảm tâm lý nhằm thỏa mãn tự ái dân tộc hơn là tinh thần khách quan nghiên cứu văn hóa.

Thậm chí văn hóa đã bị nhìn qua dáng vẻ đơn thuần của học vấn, thẩm mỹ hay tư cách. Ví dụ như "đo trình độ văn hóa" bằng trình độ học vấn (Tiểu, Trung, Đại học) hoặc khen chê "xử sự thiếu/có văn hóa"!

Muốn nhận chân, tìm hiểu hay nghiên cứu văn hóa của một dân tộc cần phải đưa văn hóa trở về "thế động”. Văn hóa phải được đặt trên bánh xe tiến hóa đang chuyển mình từ quá khứ, qua hiện tại, đến tương lai. Văn hóa là dòng đời sống trôi chảy luân lưu. Sự lụi tàn của một nền văn hóa này, vô hình chung, trực tiếp hay gián tiếp, sẽ là thửa đất nẩy mầm cho một nền văn hóa khác. Nền văn hóa thái cổ Việt Nam như Bắc Sơn, Hòa Bình, Đông Sơn và sự phát triển của nền văn hóa lưu vục sông Hồng về sau tưởng chừng như riêng rẽ và đút đoạn nhưng vẫn có một sự tồn tục lưu truyền của hành trình văn hóa Việt Nam về phương Đông và phương Nam.

Văn hóa thường xuất hiện dưới ba dạng: Thuần nhất, kết hợp, phân vùng và đa chủng.
Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường được coi là nơi tiêu biểu cho những nền văn hóa dân tộc thuần nhất vì nền văn hóa quốc gia ít bị pha trộn, tác động hay phân hóa bởi những nguồn văn hóa khác. Nền văn hóa kết hợp là một nền văn hóa mất dần bản sắc nguyên thủy để pha trộn với những nguồn văn hóa mới như trường hợp Philippine, Hawai sau khi tiếp cận với văn hóa Tây phương. Trong nền văn hóa chúng của một nước hay một địa phương rộng lớn, có những vùng văn hóa, dòng văn hóa, nhóm văn hóa hay cụm văn hóa (subculture)... thường là một hình thái sinh hoạt có phong cách riêng, có cách suy nghĩ và hệ thống giá trị riêng. Như ở Mỹ có những cụm văn hóa của giới đồng tính luyến ái, giới bụi đời vô gia cư, giới siêu sao nổi tiếng, giới cựu chiến binh...

Hay như ở Canada có vùng văn hóa nói tiếng Pháp, vùng văn hóa nói tiếng Anh. Trong trường hợp người di dân như các nhóm sắc tộc ở Mỹ, úc, Canada... thì họ còn có chung tiếng nói, nguồn gốc, lịch sử và lối sống còn mang nặng bản sắc của đất nước gốc. Họ hợp thành những nhóm văn hóa chủng tộc nhỏ trong lòng một nền văn hóa lớn. Như văn hóa Mỹ hiện nay là một nền văn hóa đa chủng, có hơn 160 nền văn hóa chủng tộc nhỏ trong lòng văn hóa đại thể của Hoa Kỳ.

Khái niệm "văn hóa xé nhỏ" thành những dòng văn hóa hay cụm văn hóa... còn hoàn toàn xa lạ đối với một đất nước được coi là thuần chủng như Việt Nam. Vì vậy, một số các nhà nghiên cứu văn hóa ở quê nhà thường bị "dị ứng” với những khái niệm văn hóa có vẻ hơi "chướng" của một số các nhà xã hội học phương Tây. Hy vọng rằng, với thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội mở rộng, mảnh đất chung của khái niệm văn hóa sẽ trở nên gần gũi và thoáng đạt hơn trong một tương lai không xa.

Sự hội nhập văn hóa

Bước vào thế kỷ XXI, dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước đang đúng trước một viễn ảnh đầy thử thách của một khúc quanh văn hóa. Thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật của nhân loại bên cạnh sự phát triển sốt dẻo của nền kinh tế thị trường đã làm cho thế giới nhỏ lại và các dân tộc với nền văn hóa khác biệt có dịp tiếp cận với nhau dễ dàng và thường xuyên hơn. Những yếu tính và yếu tố cấu tạo nền văn hóa dân tộc sẽ không tránh khỏi luật đào thải bay hỗ tương ảnh hưởng.

Nếu thử cứ mỗi 5 năm về thăm quê hương một lần, người ta sẽ rất dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong nếp suy nghĩ, trong cung cách sống, trong kỹ thuật diễn đạt và cảm quan nghệ thuật của người trong nước, nhất là lớp người trẻ tuổi sinh sau 1975. Và người trong nước lại nhìn thấy anh em, bà con, bạn bè của mình dường như đã bị "Tây hóa, Mỹ hóa" sau một thời gian sống xa quê có dịp trở về cố hương thăm lại quê nhà. Sự thay đổi về cung cách văn hóa là một tiến trình khách quan và tất yếu, vượt lên trên và tràn ra ngoài những quy ước về chính trị và xã hội.

Đối với người Việt ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ thì sự thay đổi về văn hóa là một quá trình hội nhập (integration), đồng hóa (assimilation) và biến thái văn hóa (ac-culturation). Có thể nói đây là một sự chuyển mình tận gốc rễ của cuộc sống để tồn tại trong một xã hội mới. Sự chuyển mình có khi tự nhiên và êm xuôi, nhưng cũng lắm lúc đầy gian nan và đau xót. Không thiếu những trường hợp một gia đình êm ấm dần dần bị phân ly vì mức độ hội nhập và biến thái văn hóa khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Sự xung đột giữa hai thế hệ già và trẻ (Intergenerational conflicts) giữa vợ và chồng (Marital conflicts) thường dẫn đến sự đổ vỡ của gia đình. Tốc độ hội nhập vào khung cảnh văn hóa mới rất khác nhau và phần lớn tùy thuộc vào tuổi tác, bản chất, học vấn, kinh nghiệm của từng cá nhân. Theo thống kê của Viện nghiên cứu văn hóa The East-west Review: tuổi thiếu niên chỉ cần một khoảng thời gian dưới 2 năm để hội nhập, trong khi tuổi già phải cần đến 15 năm. Ngoài ra, vai trò giới tính cũng thay đổi. Người đàn ông không còn ở vị trí "thống lĩnh - nhất nam viết hữu thập nữ viết vộ” so với phụ nữ trong tốc độ hội nhập. Người đàn bà Việt Nam với bản chất chịu thương chịu khó mềm dẻo và nhạy bén thống hội nhập nhanh hơn và có cơ hội thành công cao hơn nam giới trong xã hội Tây phương. Sự thay đổi về tác dụng của vai trò giới tính này sẽ có một ảnh hưởng rất lớn về lâu, về dài trong sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam tương lai.

Sự hội nhập, đồng hóa hay ảnh hưởng văn hóa diễn ra như thế nào?

Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, cũng nên xác định về "thái độ văn hóa". Đây là một thái độ phân biệt tự nhiên giữa hai thế giới văn hóa: "Của ta" và "của người".
Hai thái độ truyền thống - Bảo thủ và cấp tiến - gần như tương phản: (1) "Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" và (2) "ở nhà nhất mẹ nhì con. Ra đường có kẻ săn giòn hơn ta" sẽ có tác dụng như thế nào giữa một thế giới đang có khuynh hướng Toàn cầu hóa xã hội con người.

Với tư thế một nhóm người, một cộng đồng hay một dân tộc tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời, chúng ta tự hỏi rằng, trước sự chuyển biến và tác động hỗ tương của xu hướng biến chuyển văn hóa toàn cầu, chúng ta sẽ chọn lựa một thái độ như thế nào khi phải tiếp cận với một nền văn hóa mới, có thế lực rộng khắp và thuộc về khối đa số?
Phản ứng trục tiếp có khả năng đưa đến 4 thái độ: Hội nhập, đồng hóa, cô lập và buông xuôi.

Thực tế hoàn cảnh của người Việt định cư tại nước ngoài và phản ứng của giới trẻ trong nước trước những luồng sóng văn hóa mới trong vòng gần 30 năm qua đã chứng minh rằng, sự hội nhập văn hóa "biết mình biết người là một phản ứng có ý thức thường mang đến những kết quả tích cực nhất. Nếu chỉ biết mình mà không biết người sẽ đưa đến tình trạng cô lập văn hóa, hay ngược lại, chạy theo người mà chẳng giữ được mình thì sẽ bị đồng hóa. Trước một thực tiễn đời sống mà văn hóa đang ở trong thế động, luân lưu và biến chuyển không ngừng thì sự đồng hóa, cô lập và buông xuôi về văn hóa đồng nghĩa với thái độ tự phủ nhận hay loại bỏ chính mình. Đã có những nền văn minh, văn hóa cổ đại một thời vàng son của nhân loại đã bị mất đi không còn dấu vết vì thiếu sự tồn tại và kế thừa.

Hết nhìn “ta” lại qua nhìn “người"

Người ở đây chính là đối tượng văn hóa rộng lớn hơn mà những dòng văn hóa nhỏ có khả năng hội nhập. Như khi các nhóm di dân vào đất Mỹ thì văn hóa Mỹ đương nhiên trở thành nguồn chính (Mainstream). Vì vậy, trong ngôn từ chính thức, người Mỹ luôn luôn xác định "gốc” và "ngọn". Như trường hợp người Việt qua định cư ở Mỹ sau 5 năm, đủ điều kiện lưu trú để trở thành công dân Mỹ thì sẽ là người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American). Thái độ văn hóa của các nước dang tay ra đón người nhập cư dù là ở Mỹ, Úc, Canada, Tây, Tàu, Nhật, Anh... bao giờ cũng trịch thượng và đầy vẻ tri ân.

Thử trưng dẫn trương hơn tiêu biểu bằng cách nhìn lại lịch sử "Thái độ văn hóa“ của Mỹ chẳng hạn, sẽ thấy ngay điều đó.

Đối với làn sóng người da đen từ Phi Châu nhập cư đầu tiên vào châu Mỹ trong thế kỷ XVI với thân phận người nô lệ thì thái độ văn hóa của người Mỹ da trắng đối với họ là "Tuân giáo" (Conformity). Dân nhập cư phải "cải văn hóa" như cải đạo. Liên tiếp những thế kỷ sau, luồng sóng nhập cư càng ngày càng đông, màu sắc văn hóa càng muôn hồng ngàn tía. Để phù hợp với thực trạng xã hội, thái độ văn hóa của người Mỹ bản xứ đổi qua một khái niệm "lãng mạn hơn" bằng lý thuyết "Melting Pot". Nghĩa là họ cho rằng mọi đặc tính và hình thái văn hóa ngoại lai mang vào Mỹ sẽ bị trộn lại với nhau cùng với văn hóa Mỹ trong một "Nồi súp de văn hóa nóng chảy". Phải cần cả trăm năm sau người ta mới nhận ra rằng, cái nồi Melting Pot đó đặt hoài trên lò bát quái của văn hóa mà không bao giờ chịu sôi lên để nóng chảy. Thực tế chỉ có một nền "đa văn hóa" (Cultural pluralism) vẫn tồn tại và trơ gan cùng tuế nguyệt. Do đó, người ta phải "xuống cấp" cho giả thuyết sáp nhập văn hóa bằng cách dùng hình ảnh của bức khảm (Mosaic) hay là dĩa xà lách (Salad bowl) để hình tượng hóa một nền văn hóa đa chủng của xã hội Hoa Kỳ hiện nay.

Dùng văn hóa Mỹ như là một trường hợp nghiên cứu để minh họa một bức tranh văn hóa rất có khả năng diễn ra sau này khắp toàn cầu mà Việt Nam có thể là một thành tố trong đó.
Trong lĩnh vực tâm lý, xã hội và văn hóa, có phải chăng vì xuất phát từ mô thức tổ chức đời sống trên căn bản đơn vị làng xã và dại gia đình nên người Việt có khuynh hướng coi việc bảo tồn rất gần với bảo thủ. Vì vậy khi có hiện tượng hội nhập quá nhanh hay trì trệ trước một trào lưu văn hóa mới, thường bị chê trách một cách đầy cảm tính và chủ quan bằng những lời phê phán, đại khái như "lai căng, mất gốc" hay "chậm tiến, lạc hậu. Hiện trạng này tự nó đã nói lên được rằng người Việt tự hào với văn hóa truyền thống của mình và ít sẵn sàng để thay đổi hay hội nhập văn hóa theo trào lưu mới. Thái độ khép kín văn hóa trong quá khứ có tác dụng vừa tiêu cực vừa tích cực. Tiêu cực vì rất dễ dẫn đến thái độ tự cô lập văn hóa. Tích cực là có thể đương đầu để tồn tại trước sự chinh phục vũ bão của các thế lực "Phát xít văn hóa" hay "Sô Vanh mẫu quốc văn hóa" như sự đô hộ và âm mưu nô lệ văn hóa của Tàu lẫn Tây trong lịch sử Việt Nam thời xa xưa và cận đại.

Tuy nhiên, thực tiễn và kinh nghiệm của khối người Việt ở nước ngoài trong gần 30 năm qua đã chứng minh rằng, thái độ "Ta không mê của người, ta không chê của ta" là con đường trung đạo thích hợp nhất trong một hoàn cảnh văn hóa mới. Một thái độ tỉnh táo để tiếp thu và học hỏi những cái hay, cái đẹp của văn hóa người và phát huy những cái tốt, cái khéo của văn hóa ta đã mang lại những kết quả tích cực nhất cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Văn hóa cũng như những dòng sông cứ luân lưu chảy mãi từ nguồn đến biển. Trong đại dương văn hóa của nhân loại, có sự đóng góp của những dòng sông văn hóa Hồng Hà, Cửu Long, Hằng Hà, Dương Tử, Nile, Seine, Mississippi... và bao nhiêu suối nguồn thầm lặng khác. Con người tự hào vì có văn hóa và văn hóa cũng phải tự hào vì nó là sản phẩm của con người. Không ai có thể chối bỏ sự hiện hữu của văn hóa vì ngay cả sự chối bỏ cũng là một cách biểu hiện thái độ trong đời sống và chính đời sống đó cũng vô hình chung là một thành phần văn hóa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa học

    14/12/2017Đỗ Minh HợpPhải chăng chủ nghĩa hiện sinh thật sự như là nó được hiểu trong các tài liệu viết về nó? Phải chăng nó đã thật sự thuộc về dĩ vãng? Và, cuối cùng, việc nghiên cứu hiện thời về chủ nghĩa hiện sinh liệu còn có ý nghĩa gì nữa không? Đối với tôi, chủ nghĩa hiện sinh chưa chết, hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây.
    ...phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Khái niệm và bản chất của văn hóa

    13/03/2017Nguyễn Trần BạtVăn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Văn hóa và giao lưu

    08/01/2015Đặng Nhật MinhGiao lưu văn hóa là một hành xử hai chiều: Đem tinh hoa văn hóa của mình giới thiệu với người nước ngoài và ngược lại đem những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài để giới thiệu với người trong nước, qua đó học hỏi làm giàu thêm cho văn hóa của nước mình. Vế thứ nhất chúng ta đã làm và làm tốt...
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Thế động của văn hóa

    03/11/2014Trần Kiêm ĐoànKhi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Mọi nền văn hóa đều đẹp

    12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Văn hóa chưa tác động tốt tới sự phát triển

    29/12/2007Lê Vọng (thực hiện)Năm 2007 sắp khép lại. Trong cuộc trò chuyện cuối năm với TT&VH Cuối tuần, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn - người thường từ phương diện văn học nhìn rộng ra các lĩnh vực văn hóa - thử trình bày một cách nhìn lại đời sống văn hóa – văn nghệ (VHVN) nước nhà trong một năm qua, với tiêu chí “phê bình để xây dựng”. Và từ đó gợi mở đôi điều suy ngẫm về tương lai.
  • Văn hóa và mô hình phát triển phổ biến

    15/12/2007Ths. Khuất Duy DũngTác giả đã lý giải những khuynh hướng văn hoá đòi hỏi sự thay đổi mang tính sáng tạo đối với mô hình phát triển hiện tồn và tin rằng, chừng nào mà văn hoá đích thực còn tồn tại thì nó vẫn là nơi chứa đựng những giá trị người và đó là cơ sở cho một sức sống mới...
  • Tự do văn hóa và phát triển

    28/09/2007TS. Phan Công KhanhBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa 3 phạm trù: tự do, văn hoá và phát triển. Sự gặp gỡ giữa ba phạm trù này là ở chỗ, chúng phát triển những năng lực của con người. Chúng như là sự hiện thực hoá khát vọng hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ của con người...
  • Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

    22/08/2007GS. Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ GLVH đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Tính Sáng tạo liên quan với đa văn hóa và khoan dung?

    22/07/2007Đinh Thế PhongHơn kém nhau bây giờ là: dùng thông tin đó để sáng tạo ra cái gì có giá trị nhất và thiết kế ra sản phẩm mới có giá trị vượt trội so với hàng hóa thông thường. Bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, Mỹ và các nước phát triển truy tìm và phát huy tối đa thế mạnh cốt lõi của họđó là tính sáng tạo...
  • Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam

    08/07/2007Hồ Sĩ QuýViệc sửdụng lý thuyếtmôi trường văn hoá làmột cách kiến giải mới,một phương án tưduy mới về những vấn đề quen thuộc. Tác giảđã sửdụng lượng thông tin rất phong phúđể lý giải môi trường văn hoá Việt Nam từ các phương diện: tư tưởng- lý luận,kinh tế xãhội, đời sống tinh thần xã hội. Trêncơ sởđó, tác giả đưa ra kết luận rằng, nét chủđạo của môi trường văn hoá Việt Nam hiện naylà tốt đẹp và lành mạnh...
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phương Tây hiện đại

    21/05/2007Nguyễn Tiến DũngConngười được đề cập trong văn hoá phương Tây là conngườihiện đại.Quả thực, thế giới mà chúng ta đang sốngkhông còn là thế giới thuộc nửa đấu thế kỷ nữa. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, cùng với nhưng biến đổi to lớn đangdiễn ra trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo nên sự thay đổi khác thường trong đời sống văn hóa.
  • Văn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con người, xã hội

    11/05/2007Vũ Minh TâmNhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơgiữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức tích cực các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với các quy luật của tự nhiên, đó là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề sinh thái, môi trường sinh thái nhân văn (xã hội) toàn cầu đang trong thực trạng báo động, kêu cứu.
  • Phát triển kinh tế và văn hóa

    10/05/2007Nguyễn Thế ĐăngTất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO...
  • Mô hình cổ điển về văn hóa trong quan niệm của các nhà triết học trước Mác

    11/04/2007Nguyễn Huy HoàngKhôngphải ngẫu nhiên mà vào vài thập kỷ gần đây, những vấn đề triết học của văn hóa càng nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu. Điều đó được lý giải do những đòi hỏi cấp bách của cả lý luận lẫn thực tiễn cuộc sống hôm nay. Song, thực ra, ngay từ thời cận đại, một truyền thống nghiên cứu và lý giải hiện tượng văn hoá trên nền tảng của triết học đã được hình thành. Truyền thống đó đã tạo nên mô hình cổ điển của văn hoá và sự lý giải nó trong triết học trước Mác.
  • Vấn đề văn hóa và con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH ở nước ta

    21/03/2007Hoàng Đình CúcVăn hoá là của con người, chỉ có ở con người. Văn hoá, đối với một con người, đó là tài và đức, đối với một quốc gia, đó là nền tảng dân trí, là trí tuệ, cất cách và bản lĩnh của dân tộc. Vai trò động lực của văn hoá được thực hiện thông qua con người...
  • Giữ gìn và khai thác di sản văn hóa dân tộc

    13/03/2007GS, TS Phạm Đức Dương“Văn hóa là cái còn lại sau khi đã quên hết - ta cố giữ lấy những cái gì còn lại đó”.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Trung Quốc hôm nay: Khi cuộc sống trở thành văn hóa

    28/12/2006Vương Trí NhànVì bất cứ ai, một lần du lịch trên đất TrungQuốc đều không thể nghĩ khác: Nền văn hóa TrungHoa hấp dẫn vì tính muôn màu muôn vẻ của nó...
  • Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc

    01/01/1900Nguyễn Bình YênSo với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như TrungQuốc, Ấn Độ và một số nước TâyÂu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trò chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

    01/01/1900Tô Huy RứaLà ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...
  • Một cách nghĩ về văn hóa

    06/11/2006Vũ Duy ThôngĐã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động.
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người

    29/10/2006Hồ Sĩ VịnhVào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người

    09/11/2006Nguyễn Văn HuyênVăn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, nhẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình...
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • Các lý thuyết mới về văn hóa

    01/09/2006Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa. Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên...
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Văn hóa

    22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Xây dựng chính sách văn hóa cần cụ thể và thiết thực

    24/02/2006Nguyễn HòaTừ luận điểm “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” của Đại hội IX đến luận điểm: “phát triển văn hóa để thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội” của Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội X, có thể thấy một vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam trong những năm tháng trước mắt là yêu cầu về tính cụ thể và thiết thực...
  • Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

    28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • xem toàn bộ