Trần Huy Liệu: Con người tìm kiếm

08:14 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Mười Một, 2005

Về phương diện nhà thơ, ông là người sung mãn về tình cảm, "chỉ hộc ra thơ”hay chỉ là anh nói chí? Về phương diện chính trị, ông là người bồng bột, nông cạn hay là người nhìn thấy các vấn đề quá sớm. Về phương diện sử học, ông có đóng góp gì về mặt phương pháp không, hay chỉ là người tập hợp các tư liệu đơn thuần? Về phương diện tình cảm, ông có là một kẻ phiêu lưu, "đi không đến nơi về không đến chốn", chẳng thể đem lại hạnh phúc cho người mình yêu không? Tất cả những cái đó khó bề giải quyết cặn kẽ, nếu không thấy cái ý nghĩa chủ yếu, cái nét trội bật nhất trong con người Trần Huy Liệu, rằng đó là một con người - tìm kiếm.

Quả là ông luôn phải đi tìm cái gì đó trong cuộc sống 68 năm căng thẳng của mình. Những cuộc tìm kiếm đó, khi thì do bản năng ưa thích, nhạy bén với cái mới, khó thỏa mãn để chấp nhận thực tại của mình, khi lại bất đắc dĩ, bị hoàn cảnh bó buộc, đã đem lại sự thăng trầm, khổ đau và hạnh phúc cho ông. Từ cậu bé toét mắt quê ở Vụ Bản khổ luyện chữ Nho, ông lớn vút lên, trở thành nhà báo có cỡ ở đất Nam Kỳ thuộc Pháp.

Từ ông Bộ trưởng nổi tiếng của Chính phủ lâm thời để đến với cuộc kháng chiến chín năm rồi trở thành người gây dựng nền sử học mới. Kể thì cuộc sống ông vất vả thật, bởi vì đã cao niên rồi mà ông còn như trắng tay, phải làm lại từ đầu ở rất nhiều phương diện chính yếu của cuộc đời như nghề nghiệp gia đình, cuộc sống tình cảm, sự nhìn nhận của đồng chí, dân tộc.Nhưng chắc chắn là nếu phải sống lại lần thứ hai quãng thời gian đã sống vừa qua, cái con người lỡ dở, đốn ngộ muộn màng ấy khó bề chọn được cho mình một số phận yên ấm, đỡ căng thẳng hơn.

Trần Huy Liệu sinh năm 1901, ông thường nói vui mình là "con người thế kỷ”. Chắc hẳn không phải hoàn toàn là đùa. Cuộc đời từ lúc trưởng thành của ông gắn bó với những sự kiện, nhân vật, các phong trào chính yếu nhất của 50 năm dân Việt Nam nhận đường. Nếu Nho học không thất thế, hẳn ông đã đỗ đạt, làm một ông quan thanh liêm để rồi bất đắc chí. Nhưng ở buổi Tây - Ta – Tàu sơ giao, ông nhiễm thói ưa thích kẻ chợ, tìm ra tỉnh thành để thi thố tài năng, vừa lập được thân vừa giúp được đời ông đắm đuối với học thuyết Khang - Lương nhưng chẳng giúp được gì cho ai. Rốt cuộc thì với một mớ chữ không hữu dụng lắm, ngoài hai mươi tuổi ông lặn vào Nam Kỳ thuộc Pháp, nơi có nền tự do báo chí cởi mở và không khí thuộc địa ít bị tù túng hơn ngoài Bắc. Ở đây ông lại học khá nhiều, từ đầu. và tự hành lấy và sự giúp đờ của bạn bè Tây học. Hán học, Tây học, chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa Mác và sau này là phương pháp luận sử học, ông đều tự học ấy là chính. Vốn kiến thức của Trần Huy Liệu căn bản do ông tích luỹ, chọn lựa lấy và nó không khỏi lốm đốm, kém hệ thống về một vài phương diện, chỗ nông chỗ sâu khác nhau, bài bản rất phụ thuộc tâm trí chủ quan. Bù lại ông thực là uyên bác và tập hợp được nhiều sở thích khác nhau quanh mình. Nhặt nhạnh cần cù và say mê, nên kiến thức tích góp được cứ lớn dần và không thể rơi rụng, những gì đẻ ra đều là giá trị thực. Ngay cả thơ cũng vậy. Là người thuộc thế hệ "thi dĩ ngôn trí", lại là một nhà tuyên truyền, Trần Huy Liệu không thể không làm thơ "cổ võ", “phục vụ”. Nhưng cái mục đích thực tế, sáng suốt của một bài thơ vẫn được đôi cánh tình cảm làm cho bay lên được. May mắn là nhà tuyên truyền ấy không hung hăng trong thơ, rồi để lại những bài khóc đồng chí hay như “Qua thăm gốcổi”.

Tại Sài Gòn, những năm hai mươi, Trần Huy Liệu vừa học vừa hành, nhanh chóng trở thành một nhà báo có cỡ, nhân vật quan trọng trong phong trào thanh niên trí thức tiểu tư sản tìm đường đi cho giống loài. Nay vinh mai nhục, bạn bè lắm mà nguy hiểm cũng nhiều, lên bổng xuống trầm đấy, nhưng có lẽ là phỉ chí tang bồng với một thanh niên nhà quê đang muốn lập ngôn hành đạo. Yêu nước, ghét Tây, ông làm chính trị. Chưa định hướng, chưa mệt mỏi, có lẽ đây là thời gian Trần Huy Liệu đọc nhiều, giao du rộng nhất, với đủ mọi chủ nghĩa, nhân vật nghịch nhau trên đời. Rốt cuộc, ông ngã vào chủ nghĩa Tam Dân, trở thành đảng viên Quốc Dân. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông ở xa không cùng dự, uất ức muốn chết cùng Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Thái Học. Rồi chẳng bao lâu cái phải đến đã đến, Trần Huy Liệu vào tù, bị đẩy ra Côn Đảo. Tại đây, cũng lại xảy ra một tất yếu nữa: gặp các các bạn tù Cộng sản, ông ngả dần về phái họ và chính thức trở thành cộng sản từ năm 1936. Đây cũng là thời gian ông tự học tiếng Pháp theo Larousse, trở thành tự vị sống cho nhiều người. Đây cũng là thời gian Trần Huy Liệu cùng Ngô Gia Tự (trước cuộc vượt bể bất hạnh) ấp ủ những hoài bão dựng lại lịch sử cho nước nhà.

Nhưng sự gia nhập nhóm Cộng sản ở Côn Đảo có những dị biệt. Những thành viên đầu tiên của Đảng Cộng sản phần lớn ở trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.Trần Huy Liệu lớn tuổi hơn họ chỉ một ít, nhưng là "tờ giấy" đã có dấu ấn rồi đã có danh, có "quá trình". ông có kiến thức rộng, tự phụ hơn họ, nênđa sự hơn, đòi hỏi một trường hoạt động thoáng, ít ghép mình vào khuôn khổ tổ chức hơn. Tính tình ông bộc trực. quá thẳng thắn, lại "có điều lãng mạn Tin rằng Trần Huy Liệu trung thực không thể phản bội, nhưng đoàn thể chỉ dùng cái tài nói. tài viết của ông. xung vào việc tuyên truyền. Từ năm 1941, khi mặt trận Bình Dân ở Pháp đổ, thực dân Pháp đàn áp trở lại, ông đi tù Nghĩa Lộ tới năm 1945 thì vượt ra.

Thời gian đắc chí nhất của Trần Huy Liệu là năm 1945 với chức Bí thư Việt Minh, thảo Quân lệnh số Một, vào Huế tước án kiếm Bảo Đại, Bộ trưởng tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời. Sang năm 1946: thái độ xốc nổi của Trần Huy Liệu với các Hiệp định 6/3, 1419 và Fontainebleau tạo ra những bất đồng không thể hàn gắn được. Sự thất sủng vốn có nguồn gốc sâu xa của Trần Huy Liệu bắt đầu từ đấy "Nói chung, lập trường dân tộc chốngđế quốc chủ nghĩa rất vững, rái đắc lực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhưng tớicuộc cách mạng XHCN thì thấy mệt mỏi, phảicố gắng nhiều. Đối với lý tưởng XHCN, nói chung rất say mê ham thích. Đối với quy luật lịch sử thì nắm vững và tin tưởng, nhưng lập trường giai cấp biểu hiện ra ýthức và hành động thì thấy khókhăn(*). Đó là những lời kiểm điểm trong cuộc chỉnh huấn năm 1959 của THL. Rất may là ông dự cảm được những cái “nghịch" của mình trong chính trị và đã có một sự say mê khác: công cuộc nghiên cứu lịch sử, dù rằng khi bắt đầu thì đã qua cái thời trẻ trung, có sức bật nhất. Càng già thay đổi càng khó, những gì nhà nghiên cứu sử học Trần Huy Liệu đã làm được sau 1950 thật là đáng nể. Như mầm cây mọc trên đá, ông cứ dẻo dai, đèo đẽo tồn tại, khẳng định mình bằng trước thuật, để lại vài cuốn đáng nhớ trong rừng sách. Trước sau, ông vẫn ý thức rằng mình chỉ có thể sống được bằng chữ nghĩa. Văn tự là đắc địa của ông.

Trần Huy Liệu trước hết là một con ngườidân tộc. Tinh thần yêu giống nòi, căm thù thực dân của ông dồi dào đến mức cực đoan. Hình như ông bị coi là một trong hai nhân vật cộng sản "diều hâu” nhất trong chính phủ lâm thời năm 1945. Sau này, trong bản tổng kiểm thảo năm 1952, Trần Huy Liệu thừa nhận phản ứng của mình trước các hiệp định cụ Hồ ký năm 1946 là "vô tổ chức". Một điều nữa cản trở sự tiến bộ trong nấc thang chính trị của Trần Huy Liệu là “luyến ái quan ảnh hướng lãng mạn tiểu tư sản” của ông. Cái khát vọng yêu và được yêu một cách xứng đáng thật dai dẳng, sâu sắc đã bắt ông phải trả giá rất nhiều.

Trần Huy Liệu làm sử từ bao giờ, khó mà nói thật chính xác.

Trong những bài viết hồi còn trẻ, ở Sài Gòn, ông đã bắt đầu kể chuyện, miêu tả hoặc phân tích lịch sử. Ước muốn xây dựng lịch sử, ít nhất là của nước nhà, theo ông ra ngoài đảo, nơi tù đày, lúc thâm nhập vào dân chúng nơi thâm sơn cùng cốc. Có thể hồi tiền khởi nghĩa, nhà sứ học Trần Huy Liệu bị ông Bộ trưởng tuyên truyền lấn át. Nhưng sau này thì sử học trở thành cứu cánh. Chạy giặc ở Bắc Giang, ông ghi chép về khởi nghĩa Yên Thế. Làm công tác mặt trận và quốc hội, ông viết “Sơ thảo lịchsử cách mạng cận đại Việt Nam”.Càng ngày Trần Huy Liệu càng muốn trốn nhiệm vụ cụ thể, "để dành thì giờ vào công việc trước thuật”(*) Nhật ký của ông đầy rẫy những tư liệu về sinh hoạt xã hội, sự kiện chính trị, nhận định thời cuộc, cũng còn là cuốn sổ ghi chép việc công.

Vậy là, vào lúc ngoài 50 tuổi, Trần Huy Liệu bắt đầu hành chí lập ngôn trên một địa hạt mới. Vừa nghiên cứu, trước thuật, ông vừa phải xây dựng "quốc sử quán" của thời đại mình, gọi là ban Sử - Địa - Văn. Quyển “Sơ thảo” lịch sử cận đại cách mạng Việt Nanin trên giấy xấu năm 1950 (?) chắc đã đem lại cho ông nhiều kinh nghiệm và hứng thú, cả lòng tự tin. Có lẽ về mặt hệ thống, phương pháp luận Mác xít, ông có những mặt còn kém một sinh viên sử mới tốt nghiệp ngày nay, do ở chỗ tự học là chính, không được đào tạo bài bản, ở chỗ bắt đầu quá muộn, lại từ địa hạt chính trị sang. Nhưng ông có những tài sản thật là ưu việt vào thuở ấy: tầm nhìn, sự trung thực. kiến thức. Đặc biệt, khi tâm đắc với sự kiện, giai đoạn hay nhân vật nào thì Trần Huy Liệu thật sắc sảo. Loạt khảo về Nguyễn Trãi, nhất là cuốn Nguyễn Trãi đángxem là một hình mẫu trong kiểu trước thư lấy xưa nói nay, dùng quá khứ lay hiện tại.

Cuộc đời Trần Huy Liệu gắn với những sự kiện, nhân vật, trào lưu khá tiêu biểu cho nước Việt trong khoảng nửa thế kỷ.

Mảnh đời riêng cũng chộn rộn, đầy khúc khuỷu do ở cá tính, thẩm mỹ, tầm vóc của ông. Viết về Trần Huy Liệu là rất rộng, cũng chẳng nên gói các vấnđề lại làm gì.

Chỉ biết rằng ông đã luôn luôn sống, xử thế như một con người con người luôn luôn trăn trở, tìm kiếm. Đã can trường chịu đựng sự vất vả của kiếp này, có sống lại, chắc ông cũng không chọn nổi một số phận thư nhàn hơn.


(*) trích từ nhật ký và tự kiểm thảo của Trần Huy Liệu

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: