Trăm tội cũng do học trò?

06:56 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Tám, 2006

Cứ sau mỗi kỳ thi đại học, chúng ta lại nhận được những thông tin buồn, về trình độ quá kém của thí sinh. Những bài làm be bét, cẩu thả, bộc lộ những sai lạc về kiến thức, những lổ hổng trong tâm hồn, tỏ ra rằng học sinh không có được ngay những hiểu biết cơ bản nhất, không chuẩn bị đủ nội lực để sẵn sàng bước vào môi trường đại học.

Nếu những bài làm kém chỉ ở con số vài trăm, thậm chí vài ngàn, vẫn có thể xem là cá biệt trong tổng số hàng triệu thí sinh. Đằng này, loại bài ấy chiếm tỷ lệ nhiều chục phần trăm, tùy từng môn học, thì rõ ràng không chỉ do học sinh mà đang có những thiếu sót quan trọng trong khâu truyền thụ, dạy dỗ.

Khoan nói đến những môn học đòi hỏi năng khiếu, chỉ trong những môn mà ai cũng có thể tiếp thu, chỉ cần nghe giảng, hãy đặt câu hỏi: Vì sao một thanh niên Việt Nam đã có bằng tú tài lại không hiểu biết gì về lịch sử - địa lý Việt Nam, không sử dụng thành thạo tiếng Việt, hoàn toàn không ý thức được rằng mình đã là một người thành niên, phải có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước - dân tộc trong tương lai gần? Vì sao họ chỉ gặt hái được có thế sau bao nhiêu công sức - tiền bạc của cha mẹ, bao nhiêu mồ hôi lao động của thầy cô, và nhất là đã phung phí những tháng năm đèn sách tươi đẹp nhất của họ?

Để có được trò giỏi, đòi hỏi phải có thầy giỏi, sách hay, trong một chương trình kết cấu hợp lý cho lứa tuổi, theo đúng trình độ của xã hội đương thời. Sách giáo khoa hiện nay đã hay chưa, giáo viên hiện nay đã đạt chuẩn chưa, chương trình hiện nay đã đủ hấp dẫn và hợp thời chưa? Người lớn chúng ta phải tự hỏi câu đó một cách nghiêm túc, trước khi rầy la, trách mắng học sinh.

Sách giáo khoa rõ ràng có quá nhiều vấn đề. Từ lớp một cho đến lớp mười hai, lấy bất cứ tập sách nào ra, chúng ta cũng có thể tìm được quá nhiều thiếu sót chẳng hiểu vì sao đã được đưa vào và cũng chẳng hiểu vì sao cứ tiếp tục ở lại, cho dù năm nào người ta cũng điều chỉnh - thêm bớt, khiến năm nào cha mẹ các em cũng phải bỏ tiền mua sách mới. Giáo viên cũng có những vấn đề khác. Đa phần trong số họ cũng được đào tạo từ một môi trường đại học đang có nhiều thiếu sót cần thay đổi, đòi hỏi những nhà giáo đang đứng trước bảng phải tự tiêu chuẩn hóa, hoàn thiện hóa năng lực sư phạm của mình để làm tròn trách nhiệm người thầy, không chỉ trong hiện tại. Nếu ngay cả giáo viên cũng không đủ cảm hứng lẫn kiến thức để cuốn hút học sinh trong khi giảng bài, thì có nên trách học sinh đã không chú ý lắng nghe và vì thế không thu nhận được những gì thầy giảng? Về chương trình, trong khi đời sống hiện nay đã có những thay đổi vượt bậc, chỉ cần click chuột là các em xem được tất cả những gì hấp dẫn nhất trên mạng toàn cầu, chỉ cần ngồi trước ti vi là các em thấy được toàn thể gương mặt phong phú của trái đất, vậy mà những bài học trong chương trình dành cho các em lại quá cũ kỹ, khô khan, thô thiển, vẫn hệt như cách đây nhiều chục năm, hoàn toàn không còn hợp thời hợp thế, làm sao buộc các em nuốt trôi...?!

Sản phẩm như thế nào không phải tự nó mà do những yếu tố từ đầu vào. Chúng ta có thể thất vọng vì những bài thi đại học quá kém, nhưng đừng đổ lỗi cho học sinh. Hãy xem lại dây chuyền giáo dục của mình trước đã!

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Những chuyện ngược đời trong nền giáo dục Mỹ

    29/06/2015Ngô Tự LậpMột người Việt Nam lần đầu tiên tìm hiểu nền giáo dục Mỹ chắc chắn ngỡ ngàng và cảm thấy có nhiều chuyện ngược đời. Dưới đây tôi xin kể năm trong số đó...
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Người trong góc khuất

    27/07/2006Đỗ Lê TảoChẳng phải nói thêm thì ai cũng biết thực trạng tiêu cực trong thi cử ở hệ thống các trường, các cấp học đang gia tăng ở mức báo động. Tân Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân - ngồi trên chiếc ghế "nóng" - đã phải đưa lời cảnh báo: "Ngành giáo dục và toàn xã hội nếu không có những biện pháp đặc biệt thì tiêu cực này sẽ trở thành một đại hoạ của dân tộc"...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!

    30/10/2005Nhà văn Ngô Tự LậpKhủng hoảng giáo dục ở nước ta là không thể phủ nhận, và đó là điều đáng lo của toàn xã hội, nhưng theo tôi sự khủng hoảng này là một dấu hiệu tích cực...
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • xem toàn bộ