Top 11 thần đồng thế giới

11:18 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Mười Một, 2019

Có thể nói chương trình học phổ thông càng ngày càng khó hơn. Nhưng một số trẻ em lại là ngoại lệ, nhiều lúc có cảm tưởng như kỹ năng, kiến thức có thể được truyền từ kiếp trước, chứ không lẽ nào một cô cậu trẻ thế mà…. Chương trình cơ bản không làm chúng hứng thú, bởi họ thông minh hơn bạn bè và thậm chí hơn người lớn rất nhiều! Chúng là những thần đồng, chúng là nhân vật của các sách và bài báo, các cuộc phỏng vấn. Chúng có thể sẽ thay đổi cả thề giới! Trong bài này liệt kê 11 thần đồng nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay, chúng không chỉ khiến cả thế giới ngạc nhiên, mà còn đạt những THÀNH CÔNG nhất định trong nhiều lĩnh vực. Hãy tiếp tục theo dõi bước đường đời của các thần đồng nhé!

1. Mikaela Fudolig

Mikaela Irene Fudolig lúc 11 tuổi đã trở thành sinh viên của Đại học Philippines. Năm 16 tuổi cô gái đã tốt nghiệp bằng xuất sắc và trở thành cử nhận khoa học vật lý. Vì những thành công trong học tập đặc biệt, lãnh đạo trường đại học đã chọn Mikaela để phát biểu lời chia tay của sinh viên tốt nghiệp. Hiện tại cô gái là giáo sư tại trường đại học đó. Lĩnh vực của cô là vật lý kinh tế, tức là mô hình toán học của hành vi trong các hệ thống và hệ thống sinh học.

2. Akrit Jaswal

Akrit Jaswal là cậu bé từ Ấn Độ, được coi là thần đồng thông minh nhất Ấn Độ. Lần đầu cậu gây sự chú ý vào năm 2000 (lúc đó cậu mới 7 tuổi). Hàng xóm 8 tuổi của cậu bị bỏng tay đến mức không thể xòe bàn tay ra. Akrit chưa qua trường lớp y tế nào nhưng đã làm «phẫu thuật» và sau đó tay của cô hàng xóm đã trở lại bình thường. Sự việc này không phải ngẫu nhiên, vì cậu bé từ lúc nhỏ đã đặc biệt quan tâm đến y tế. 12 tuổi Akrit đã đỗ trường đại học y, và 17 tuổi đã trở thành thạc sĩ Hóa học ứng dụng.
Trong các cuộc phỏng vấn, cậu bé kể về niềm đam mê với ý học của mình. Từ 4 tuổi Akrit đã bắt đầu đọc sách về giải phẫu và hóa học. Niềm đam mê lúc nhỏ đã trở thành nghề nghiệp chính thức và giờ Akrit đang nghiên cứu về thuốc chống ung thư.

.

3. Taylor Wilson

Taylor Ramon Wilson (Mỹ, 1994) đã nổi tiếng sau khi lúc 14 tuổi phát minh ra thiết bị phản ứng nhiệt hạch - fusor. 4 năm trước đó thì cậu ta thiết kế được quả bom nguyên tử. Năm 2011 nhà khoa học trẻ nhận được giải vì phát minh máy dò bức xạ chuyển tiếp từ công ty Intel tại Hội chợ khoa học và công nghệ quốc tế. Năm 2013 Taylor tham gia diễn đàn TED-2013 và trong bài phát biểu cậu nói về ý tưởng về lò phản ứng phân hạch hạt nhân tự trị. Từ khi còn nhỏ Taylor đã phát minh lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn có khả năng tạo ra 50 MW điện. Và chỉ cần tiếp nhiên liệu cho lò phản ứng kỳ diệu này 30 năm một lần.


.

4. Cameron Thompson

Cameron Thompson đến từ Bắc Wales đã cho thấy khả năng toán học từ khi còn nhỏ. Cậu là một trong những thiên tài toán học giỏi nhất trên thế giới. Lúc 4 tuổi cậu đã sửa lại thầy giáo khi thầy giáo nói số 0 là số nhỏ nhất. Cậu bé nhắc thầy giáo là còn có số âm! Lúc 11 tuổi Cameron đã tốt nghiệp Đại học Mở của Anh. Cùng năm đó, khi hoàn thành kì thi tốt nghiệp về toán học, kênh truyền hình nổi tiếng ВВС đã làm phóng sự về cậu ta. Đặc biệt, Cameron mắc bệnh Asperger (một dạng tự kỷ, kỹ năng giao tiếp rất yếu) nhưng điều đó không ảnh hưởng đến khả năng toán học của cậu ta.


.

5. Jacob Barnett

Một nhà toán học thiên tài khác là Jacob Barnett – cậu bé đến từ Mỹ. Đặc biệt lúc 2 tuổi cậu bị chẩn đoán là bị tự kỉ nặng. Theo các bác sĩ, với bệnh như thế thì chắc cậu bé sẽ không thể nào nói, đọc hay làm những hành động như người bình thường. Nhưng chỉ sau 1 năm, Jacob không chỉ biết nói mà còn có thể đọc thuộc bảng chữ cái cả xuôi cả ngược. Lúc 3 tuổi Jacob đi tham quan cung thiên văn – và đã trả lời được câu hỏi của người dẫn tại sao các vệ tinh của Sao Hỏa có hình dáng kì lạ như vậy. Ai muốn thử tài với cậu bé, xin mời:

.

Lúc 10 tuổi Jacon đã đỗ Đại học Indiana. Trong quá trình làm luận án tiến sĩ, cậu bé nói rằng mình sẽ sớm có thể bác bỏ thuyết tương đối của Einstein. Cậu thậm chí còn tạo ra một phiên bản mở rộng của lý thuyết này, điều này đã gây ra sự quan tâm lớn của các nhà khoa học tại Đại học Princeton. Jacob hiện đang chuẩn bị một luận văn về vật lý lượng tử. Trong bài phát biểu tại TED, Jacob đã đề xuất công thức của riêng mình để thành công: «Hãy ngừng học, hãy bắt đầu NGHĨ! Để trở nên thành công, bạn cần nhìn nhận thế giới bằng một cách không giống ai, có suy nghĩ độc lập, phê phán các kiến thức mà người khác đang cố nhồi vào đầu bạn».

.

(Vì sao các trẻ tự kỷ sau này lớn lên có một số sẽ có khả năng đặc biệt, nhất là trong khoa học tự nhiên sẽ xin trình bày ở status khác – nhưng phụ huynh của các bé tự kỷ nên biết và hy vọng ở điều thân kỳ đó. Nhiều nhà khoa học từng bị tự kỷ coi họ là “ở một mức độ tiến hóa cao hơn” so với người bình thường chúng ta…)

6. March Tian Boedihardjo

Cậu bé Trung Quốc sinh ra ở Hồng Kông năm 1998 là sinh viên trẻ tuổi nhất đỗ Đại học Hồng Kông – lúc đó cậu ta mới 9 tuổi. March học theo chương trình đặc biệt, chú trọng vào toán học và thống kê.

Hiện tại, Mark có bằng tốt nghiệp cử nhân khoa học toán học và bằng tốt nghiệp thạc sĩ triết học toán học (đặc biệt là cậu ta tốt nghiệp sớm hơn 1 năm so với chương trình). Hiện cậu ta cũng đang chuẩn bị nhận bằng tiến sĩ toán học tại Mỹ.

https://vtc.vn/than-dong-toan-hoc-18-tuoi-tro-thanh-giao-su-dai-hoc-danh-tieng-the-gioi-d302326.html
Người ta hay so sánh cậu với Terence Tao – nhà toán học xuất sắc nhất đương thời và là người có IQ cao nhất.

.

7. Priyanshi Somani

Cô bé Priyanshi Somani đến từ Ấn Độ có khả năng tính nhẩm nhanh các bài toán khó. Lúc 11 tuổi, cô bé đã vô địch giải tính nhẩm quốc tế «Mental Calculation World Cup», khi tính được cặn bậc hai từ 10 số có 6 chữ số trong 6 phút 51 giây. Kết quả đó đã vượt qua 36 đối thủ từ 16 quốc gia. Trong khi đó, Priyanshi là người duy nhất trong lịch sử giải đấu tính không bị sai lần nào.

.

Ngoài ra, năm 2012 cô bé đã đạt kỉ lục thế giới về tính nhẩm căn bậc hai, sau khi trong 2 phút 43 giây đã tính được căn bậc hai từ 10 số có 6 chữ số! Nay cô là assistant professor ở Stanford.

.

8. Ethan Bortnik

Nhạc sĩ trẻ Itan Bortnik được đưa vào Kỷ lục Guinness thế giới, với tư cách là là nghệ sĩ độc tấu trẻ nhất thế giới. Cậu ta không chỉ hát mà còn sáng tác và đóng phim. Năm 3 tuổi Itan đã chơi đàn harpsichord, và 5 tuổi bất đầu sáng tác nhạc.
Sự ra mắt của Ethan Bortnik diễn ra vào năm 2007. Hiện tại cậu bé thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc của riêng mình. Tại Las Vegas, Itan nổi tiếng là người đầu tiên là ca sĩ chính tại buổi ca nhạc (lúc đó cậu 10 tuổi) từng hát tại Las Vegas.
https://www.youtube.com/watch?v=dc_BEuZRcDk

9. Tanishq Mathew Abraham

Tanishq Mathew Abraham (Mỹ gốc Ấn Độ) lúc 4 tuổi tham gia Mensa và là một trong những thành viên trẻ tuổi nhất (Mensa là tổ chức nổi tiếng và lớn nhất dành cho những người có IQ cao). Cậu bé đã đạt được điểm cao (99,9%) khi làm bài thi đầu vào. Lúc 4 tháng tuổi cậu bé đã có thể xem sách và trả lời các câu hỏi về nội dung.
Lúc 6 tuổi Tanishq hoàn thành năm khóa học của một chương trình đặc biệt dành cho thanh niên có năng khiếu tại Đại học Stanford chỉ trong 6 tháng (chương trình dành cho 5 năm học). Thiên tài trẻ này thường xuyên viết bài trên trang web của NASA.


(https://www.thebetterindia.com/…/10-things-you-should-know…/ )

.

10. Akim Camara

Akim Camara – cậu bé da đen ở Berlin (cha Nigeria còn mẹ Đức) làm cả thế giới ngạc nhiên vì khả năng âm nhạc của mình. Cậu bé bắt đầu chơi violin từ năm 2 tuổi rưỡi. Akim có một khả năng đặc biệt là chơi nhạc mà cậu ấy đã từng nghe từ rất lâu (khi còn là trẻ sơ sinh). Giáo viên ngay lập tức để ý đến cậu bé vì khả năng nghe nhạc đáng kinh ngạc và bắt đầu dạy cậu ấy 2 lần một tuần. Nhờ vào khả năng đặc biệt của mình, Akim đã học chơi violin chỉ trong sáu tháng, và khi lên 3, cậu đã biểu diễn violin trong buổi hòa nhạc Giáng sinh. Bạn có thể xem buổi biểu diễn trong video sau:

.

Nhạc trưởng Andre Rieu đỡ đầu, thậm chí sau đó đã đưa Akim về khu vực riêng của mình, trả tiền cho các bài học âm nhạc của mình trên cả violin và piano và hướng dẫn cho cậu bé (cả âm nhạc lẫn điều khác) để Akim sẽ trở thành “một nhân tài tốt” và không biến em thành “thần đồng không thể chịu đựng nổi” sức ép của báo chí là một khả năng mà không có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của Akim. Cậu chơi khi đã 11 tuổi (năm 2012):

.

Giới âm nhạc vẫn còn tranh cãi, Andre Rieu sẽ biến cậu thành cây violin số một thế giới hay làm uổng phí mất tài năng thiên bẩm này… Thời gian sẽ trả lời!

.

11. Rajan Hariharan Lyndian Nadhaswaram


Cậu bé Ấn Độ “thần kỳ” (gốc Tamil) này bắt đầu chơi trống từ 2 tuổi, sau đó học chơi rất nhiều nhạc cụ. Với piano cậu thích nhất Chopin, bởi vì nhạc của ông rất có tâm hồn, cậu kể như vậy! Phóng tác:
https://www.facebook.com/fernanda.oliveira840/videos/2198062386956256/

7 tuổi thì quá “chuyên nghiệp” rồi:

.

13 tuổi cậu đoạt giải cuộc thi “World best” của đài Mỹ CBS dành cho piano với giá trị 1 triệu USD.

.

Có lẽ quan trọng hơn 1 triệu đô là việc cậu vẫn giữ được y nguyên nụ cười sáng loáng từ ngày thơ bé, điều rất khó đối với mọi thiên tài!

.

Nguồn:Facebook
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 'Thần đồng tính nhẩm' khai căn 63 số trong 11 giây tò mò về giới hạn não bộ

    16/11/2019Lê HiếuCậu bé 12 tuổi đã khiến các giám khảo, MC Trấn Thành và khán giả bất ngờ trước khả năng tính toán rất nhanh của mình với các phép toán đa dạng trong thời gian rất ngắn...
  • Chàng trai 14 tuổi gây “bão” mạng với khả năng ghi nhớ lịch sử siêu phàm

    06/11/2019Kim Bảo NgânTrong khoảng thời gian 20 phút, Phước Vinh đã ghi nhớ 1.000 mốc lịch sử một cách thần kỳ nhờ việc tư duy và xâu chuỗi các dữ kiện...
  • Tài năng và tầm văn hóa của Nhà văn

    02/12/2018Đinh Quang TốnVăn hóa là những giá trị tinh thần cao quý do con người sáng tạo ra. Cho nên đã nói đến văn hóa là nói đến cái đẹp. Đốtxtôiépxki có nói: "Cái đẹp cứu rỗi thế giới". Vì vậy, cái đẹp và văn hóa luôn đi liền với nhau...
  • 11 câu nói của Stephen Hawking tiết lộ cách suy nghĩ của một thiên tài

    15/03/2018Lam Hoàng-Business InsiderNăm 21 tuổi, Stephen Hawking bị mắc bệnh xơ cứng teo cơ và liệt gần như hoàn toàn. Với nghị lực phi thường, ông đã vượt qua bệnh tật và trở thành nhà vật lý thiên văn học lừng danh thế giới.
  • Vĩnh biệt một nhà văn – một dịch giả đầy tài năng một kịch gia tâm huyết

    18/01/2018Hoàng Quốc HảiNhà văn hóa, nhà văn, nhà dịch thuật tài năng Hoàng Hữu Đản quả là một người có bản lĩnh học thuật, bản lĩnh cả trong sáng tác và trong dịch thuật. Những cống hiến đầy ấn tượng của ông trong sự nghiệp văn chương sẽ còn sức sống trường tồn với thời gian...
  • Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi

    22/12/2017Ngự YênCậu bé thiên tài người Nga, người đã khiến giới khoa học kinh ngạc trong hơn 20 năm qua tuyên bố rằng sự sống trên Trái Đất sẽ thay đổi khi bức Tượng Nhân Sư Ai Cập được “mở khóa”...
  • Trước khi có thiên tài

    07/04/2016Lỗ TấnTôi thấy hiện nay, trong tiếng hò hét của những người đòi hỏi giới văn nghệ, có thể nói mãnh liệt nhất là đòi hỏi thiên tài xuất hiện. Rõ ràng cái đó có thể chứng tỏ hai điều: một là Trung Quốc hiện nay không có thiên tài nào, hai là mọi người đã chán ngấy cái nền văn nghệ hiện nay rồi. Thế thì, có thiên tài hay không?
  • Khám phá những “ván bài” của các thiên tài

    22/10/2009Hoàng ThưĐọc cuốn Mật mã - từ cổ điển đến lượng tử là bạn đang chứng kiến một cuộc đấu trí giữa những bộ óc thông minh nhất trong lịch sử, căng thẳng và quyết liệt hơn “chiến tranh giữa các vì sao” nhiều.
  • Tài năng hay cơ hội?

    09/08/2009Nguyễn Cảnh BìnhTiếp nối thành công của hai cuốn sách thuộc dạng tư duy đột phá là Điểm bùng phát (Tipping Point) và Trong chớp mắt (Blink) được xếp trong số các cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ trong vài năm qua, Malcolm Gladwell vừa cho ra mắt cuốn sách mới nhất mang tên Outliers (mà chúng tôi đặt tên tiếng Việt là: Những kẻ xuất chúng). Cuốn sách là một cách nhìn, khám phá mới mẻ về thành công của những con người phi thường trên thế giới. Và theo lối tư duy của tác giả trong cuốn sách, tôi cũng muốn luận bàn về “những kẻ xuất chúng”, hay là những bước ngoặt, những sự kiện có thể tiên đoán được... ở Việt Nam.
  • Tài năng và đạo đức

    14/03/2008Trương Phiên: "Con người tài giỏi phải đi đôi với đạo đức”. Mới nghe các bạn trẻ đừng vội cho là thời đại khoa học con người đã lên đến mặt trăng mà còn ngồi nói chuyện xưa cũ. Cơm ăn nước uống, cũ thật đấy, nhưng loài người còn tồn tại còn phải nói...
  • Để tiềm năng thành tài năng

    15/04/2007Hải NguyệtĐã có lúc bạn được nhìn nhận như là một nhân viên trẻ có tiềm năng. Nhưng cùng với thời gian, bạn vẫn chưa phát triển thành một nhân viên có tài năng thực sự. Làm thế nào để mọi người thực sự thừa nhận khả năng của mình?
  • Mấy vấn đề về tài năng

    02/11/2006Trường Giang...tài năng con người là nói đến một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đến sự phát triển của cộng đồng, đến tính chất của chính thể xã hội, đến tương lai của đất nước. Nói đến tài năng con người là nói đến một vấn đề có nội hàm rộng lớn, có lý lẽ và thực tiễn nhiều mặt, khá phức tạp mà sự nhìn nhận nó chưa hẳn dễ dàng thống nhất...
  • Đạo đức và tài năng

    12/09/2006Nguyễn Văn LinhBằng niềm tin vững mạnh, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, chúng ta đã lựa chọn và kiên định mục tiêu, con đường phát triển và lối sống sáng sủa của dân tộc, đã xác định những tinh thần vô giá và cao đẹp Việt Nam...
  • Tưởng tượng và tài năng sáng tạo

    23/03/2006Nguyễn Chu Phác"Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần"... (Ti-mi-ria-zép)
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • xem toàn bộ